Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)

Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống, thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, trình độ thâm canh của từng địa phương khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông của cây lúa, tránh lúa trỗ vào những thời điểm điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống.

Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân và vụ mùa năm 2016 tại Tiên Du, Bắc Ninh được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2.

Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy:

Thời gian từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh: Thời gian bén rễ hồi xanh thể hiện khả năng phục hồi của giống sau cấy biểu hiện qua sự xuất hiện lá mới, qua kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy không có sự sai khác nhiều giữa các giống thí nghiệm.

Tại Vụ xuân: đa số các giống có thời gian hồi xanh ngắn hơn và tương đương so với đối chứng và dao động trong khoảng từ 4 - 6 ngày. Giống đối chứng KD18 có thời gian hồi xanh dài là 6 ngày trong cùng điều kiện làm mạ và cấy như nhau.

Tại Vụ mùa: trong cùng điều kiện làm mạ và cấy như nhau, các dòng đều có thời gian hồi xanh ngắn hơn và tương đương so với đối chứng (thời gian hồi xanh là 5 ngày) và dao động trong khoảng từ 3 - 5 ngày.

Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân và vụ mùa năm 2016 tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị: ngày Giống Thời gian từ cấy - bén rễ hồi xanh Thời gian từ cấy - bắt đầu đẻ nhánh Thời gian từ cấy - đẻ nhánh tối đa Thời gian từ cấy - trỗ 10% Thời gian từ cấy - trỗ 80% Thời gian trỗ TGST VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM LTH 35 5 3 14 12 33 30 60 57 64 61 5 4 132 113 KB1 6 5 18 15 49 46 63 60 70 66 7 5 139 117 KB5 6 4 16 14 39 32 61 58 65 62 5 4 132 109 KB6 6 5 17 14 43 40 59 59 63 62 4 3 135 107 KB13 6 5 16 14 45 36 58 56 62 59 4 3 132 102 KB16 4 3 15 12 32 30 60 57 64 61 5 4 133 108 KB18 6 5 17 13 35 35 58 57 63 60 5 3 133 109 KB19 4 3 17 13 34 30 58 55 62 58 4 3 136 110 KB20 5 3 14 12 33 33 59 59 63 63 5 4 128 106 KB27 4 3 15 14 45 40 61 58 65 62 5 4 135 112 KB32 6 4 16 12 47 42 62 60 68 65 6 5 137 116 KD18 (Đ/C) 6 5 17 14 46 41 61 59 65 63 5 4 136 115 LSD0,05 7,2 6,7 CV% 5,8 5,2

Ghi chú: VX: Vụ xuân; VM: Vụ mùa

Thời gian từ cấy - bắt đầu đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, kỹ thuật cấy, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Các giống có khả năng đẻ nhánh sớm và đạt số nhánh tối đa nhanh thể hiện khả năng thích ứng tốt và khả năng sinh trưởng mạnh.

Tại Vụ xuân: các giống lúa trong thí nghiệm có thời gian từ cấy đến đẻ nhánh dao động từ 14 đến 18 ngày sau cấy, trong đó các giống lúa có khả năng đẻ nhánh sớm như giống LTH 35, KB20 (14 ngày sau cấy), thời gian này ở giống KB1 là dài nhất (18 ngày)

Tại Vụ mùa: trong vụ mùa 2016 các giống có thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 12-15 ngày, thời gian này ở hai giống LTH 35 và KB20 là ngắn nhất (12 ngày) và ngắn hơn so với KB1 (18 ngày), thời gian này của các giống còn lại bằng và dài hơn so với giống đối chứng.

Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa:

Tại Vụ xuân: thời gian này của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 32 - 49 ngày, ngắn nhất là giống LTH 35, KB16 và KB19 (32 ngày); dài nhất là giống KB1 (49 ngày), tiếp đến là giống KB32 (47 ngày), các giống còn lại đều có thời gian từ gieo đến đẻ nhánh tối đa ngắn hơn so với hai giống đối chứng KD18 (46 ngày).

Tại Vụ mùa: thời gian này của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 30 - 46 ngày, ngắn nhất là giống KB5 và KB16 (30 ngày); dài nhất là giống KB1 (46 ngày), các giống còn lại đều có thời gian từ gieo đến đẻ nhánh tối đa ngắn hơn so với giống đối chứng KB18 (41 ngày).

Thời gian từ gieo đến trỗ 80%:

Thời kỳ này cây lúa bao gồm cả 2 quá sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực đó là ra lá, đẻ nhánh, phát triển chiều cao đồng thời tiến hành các bước phân hóa đòng. Giai đoạn này có sự chuyển biến căn bản từ giai đoạn sinh trưởng sinh thân lá sang giai đoạn sinh trưởng bông hạt và nó phụ thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng của thức ăn trong đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ... Vì vậy cần phải có những tác động kịp thời đáp ứng đủ điều kiện để cây lúa sinh trưởng và phát triển.

Tại Vụ xuân: thời gian từ gieo đến trỗ 80% của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 62 - 70 ngày. Trong đó ngắn nhất là giống KB19 (62 ngày), dài nhất là giống KB1 (70 ngày); thời gian này của các giống còn lại đều ngắn hơn so với giống đối chứng

Tại Vụ mùa: thời gian từ gieo đến trỗ 80% của các giống thí nghiệm trong vụ mùa 2016 dao động trong khoảng 59-66 ngày. Trong đó ngắn nhất là giống KB13 (59 ngày), dài nhất là giống KB1 (66 ngày).

Thời gian trỗ: Thời kỳ này cây lúa chịu tác động mạnh nhất của các điều kiện ngoại cảnh, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Do vậy thời gian trỗ bông càng ngắn thì cây lúa càng có khả năng tránh được điều kiện bất thuận, tăng tỷ lệ chắc, năng suất cao. Dựa vào điều này, ta sẽ có biện pháp bố trí thời vụ hợp lý cho từng giống lúa sao cho thời gian trỗ gặp điều kiện thuận lợi nhất, hạn chế hiện tượng lép lửng, phoi đầu bông và phòng tránh các đối tượng dịch hại trên bông, hạt lúa... Tại Vụ xuân, thời gian trỗ của các giống tham gia thí nghiệm dao động

trong khoảng 4-7 ngày, vụ mùa tập trung hơn tập trung hơn so với vụ xuân (dao động trong khoảng 3-5 ngày.

Thời gian sinh trưởng: TGST của cây lúa được tính từ khi gieo đến khi chín và trải qua các thời kỳ như thời kỳ mạ (đối với phương thức cấy), thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và chín. TGST phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như thời vụ gieo cấy, phân bón và cách bón phân …. Quá trình chín của lúa trải qua 3 thời kỳ: Chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Các giai đoạn này được phân biệt dựa vào sự biến đổi về hình thái, màu sắc, chất dự trữ và khối lượng hạt. Đây là thời gian quyết định đến năng suất, chất lượng của gạo. Quá trình chín chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố nhiệt độ, nước, dinh dưỡng … giúp quá trình vận chuyển, tích luỹ chất dinh dưỡng, chất khô vào hạt

Tại Vụ xuân: Trong điều kiện xuân 2016 các giống lúa khác nhau có TGST dao động trong khoảng 128 - 139 ngày; dài nhất là giống KB1 (139 ngày) và thấp nhất là giống KB20 (128 ngày); tiếp đến là giống KB32 (137 ngày), các giống còn lại đều có TGST ngắn hơn so với giống đối chứng KD18 (136 ngày).

Tại Vụ mùa: thời gian này của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 102 - 117 ngày, ngắn nhất là giống lúa KB13 (102 ngày) và dài nhất là giống lúa KB1 (117 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)