2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố giống lúa
Những giống lúa ngắn ngày có hàm lượng Protein cao hơn những giống lúa dài ngày. Những giống lúa trồng ở vùng Đồng bằng có hàm lượng Protein cao hơn những giống lúa trồng ở vùng đồi núi. Trong cùng một giống, những hạt nhỏ có hàm lượng protein cao hơn những hạt to (Nagato, 1963).
Sự di truyền của tính trạng bạc bụng chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nhưng không lớn lắm. Theo Lê Doãn Diên và Lãnh Danh Gia (1990), độ bạc bụng do nhiều gen điều khiển, vì thế ngoài tác động cộng tính nó còn có tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các gen.
Theo Lê Doãn Diên (1995), tỷ lệ gạo nguyên thay đổi ít nhiều tuỳ thuộc đặc điểm di truyền của giống. Khi thu hoạch lúa phải xác định đúng thời điểm chín sinh lý thì mới đạt được tỷ lệ gạo nguyên cao. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ chất khô ở hạt trong giai đoạn hạt vào chắc, vào mẩy cũng làm ảnh hưởng đến độ chặt, độ nén của hạt tinh bột và sẽ gây ra bạc bụng.
Hình dạng hạt gạo là đặc tính của giống tương đối ổn định, ít bị thay đổi do điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa, nhiệt độ hạ xuống có thể làm giảm chiều dài nhưng không nhiều. Nếu những cá thể có hình dạng hạt đẹp ở
F2 thì ít biến đổi ở các thế hệ sau.Vì vậy trong các quần thể từ F3 hay các dòng thuần không có hy vọng chọn lọc được dạng hạt đẹp hơn F2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 1998).
Các giống lúa khác nhau có chất lượng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các giống lúa Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Tiểu lục địa Ấn Độ đều có hàm lượng amylose cao. Tất cả các giống lúa Japonica ở các vùng ôn đới đều có hàm lượng amylose thấp. Đa số các giống lúa trồng ở Philippin, Malaysia, Indonesia đều thuộc các giống lúa có hàm lượng amylose trung bình. Gạo có hàm lượng amylose trung bình khi nấu đều cho cơm hơi nhão, mềm và không bị cứng khi để nguội (Lê Doãn Diên, 1995).
Các giống lúa đặc sản cổ truyền của Việt Nam (Tám, Dự, Di, Gié, Mùa...) đều có hàm lượng amylose cao hoặc trung bình. Đặc biệt các giống lúa Tám có hàm lượng amylose trung bình và do đó chúng có cơm mềm, dẻo, bóng và khi để nguội cơm không bị cứng. Đây là ưu thế của gạo Tám trong tập đoàn lúa cổ truyền ở nước ta (Lê Doãn Diên, 1995).
Trong các giống lúa trồng, lúa Indica có hàm lượng protein cao hơn lúa Japonica. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Đài Loan cho thấy lúa Indica có hàm lượng protein trung bình 12,91%, lúa Japonica là 8,81% (Lê Doãn Diên, 1995).
Các giống lúa nếp có hàm lượng amylose thấp và hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ. Vì vậy trong chương trình chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein cao, ở một số nước người ta đã lai tạo với các giống nếp (Lê Doãn Diên, 1995).
2.5.2. Ảnh hưởng hưởng của phân bón và mùa vụ 2.5.2.1. Ảnh hưởng của phân bón 2.5.2.1. Ảnh hưởng của phân bón
Phân bón cho lúa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt. Nếu không bón hoặc bón ít đạm thì lúa cao sản chỉ chứa một lượng protein thấp hoặc tương đương với lúa địa phương.
Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo thường có mối tương quan nghịch với hàm lượng đạm. Nếu hàm lượng đạm được giữ nguyên thì hàm lượng tinh bột có thể được giữ nguyên hoặc giảm đi (Lê Doãn Diên và cs., 1995).
Lân ảnh hưởng đến sự chuyển đường và tinh bột tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch.
bụng và hàm lượng amylose trong hạt gạo trên đết phèn các tác giả rút ra kết luận: Phân lân và kaki ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của hạt gạo trong khi đó phân đạm có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng của hạt gạo nhưng hàm lượng amylose khác biệt không có ý nghĩa giữa các công thức bón phân.
Theo Phạm Văn Cường và cs. (2007), khi tăng lượng N bón, giá trị ưu thế lai về năng suất hạt và năng suất tích lũy tăng trong vụ xuân chủ yếu là do tăng tốc độ tích lũy chất khô ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ, trong khi vụ mùa chủ yếu là do tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn sau trỗ.
2.5.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ gieo cấy đối với chất lượng gạo
Mùi thơm của gạo Khao Dawk Mali 105 phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng, loại đất, địa điểm và độ phì của đất. Nếu cấy sớm hơn thì mùi thơm sẽ giảm còn cấy muộn hơn thì hàm lượng amylose sẽ tăng (Lê Doãn Diên, 1995).
Các giống lúa Tám, Dự, Di... chỉ được trồng ở vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam và thường chỉ ở chân đất úng trũng, phèn, mặn thì cho chất lượng cơm gạo ngon. Giống Nàng Thơm chợ Đào chỉ trồng trên xã Mỹ Lệ là giữ được mùi thơm (Lê Doãn Diên, 1995).
Tất cả các tổ hợp lúa lai đều cho ưu thế lai dương về năng suất tích lũy do sinh trưởng mạnh ở giai đoạn đầu và thời gian sinh trưởng ngắn hơn, giá trị ưu thế lai về chỉ tiêu này ở vụ mùa cao hơn so với vụ xuân. (Phạm Văn Cường và cs., 2010).
Theo Phạm Văn Cường và cs. (2007), ở cả hai vụ trồng tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu con lai F1 cho ưu thế lai về LAI giá trị cao nhất. Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 luôn cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan đến nhiệt độ ở hai vụ trồng.
Giai đoạn từ cấy - đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoạn từ đẻ nhánh hữu hiệu - trỗ, tốc độ sinh trưởng cây trồng của tất cả con lai F1 và dòng bố mẹ trong vụ mùa đều cao hơn vụ xuân. Ngược lại, ở giai đoạn từ trỗ - chín sáp, giá trị này trong vụ xuân đều cao hơn vụ mùa. Điều này do ảnh hưởng của nhiệt độ trong vụ mùa làm sức sinh trưởng của con lai và dòng bố mẹ luôn cao hơn chính nó trong vụ xuân.
Khi tăng lượng N bón, giá trị ưu thế lai về năng suất hạt và năng suất tích lũy tăng trong vụ xuân chủ yếu là do tăng tốc độ tích lũy chất khô ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ, trong khi vụ mùa chủ yếu là do tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn sau trỗ (Phạm Văn Cường và cs., 2007).
Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), để đảm bảo năng suất và chất lượng các giống lúa thơm ở miền nam cũng như các giống lúa tám thơm ở miền bắc, việc thu hoạch cần tiến hành sớm hơn so với thời gian lúa chín hoàn toàn. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là lúc lúa chín 80-90%.
Ở cả hai vụ trồng tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu con lai F1 cho ưu thế lai về LAI giá trị cao nhất. Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 luôn cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan đến nhiệt độ ở hai vụ trồng.
Giai đoạn từ cấy - đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoạn từ đẻ nhánh hữu hiệu - trỗ, tốc độ sinh trưởng cây trồng của tất cả con lai F1 và dòng bố mẹ trong vụ mùa đều cao hơn vụ xuân. Ngược lại, ở giai đoạn từ trỗ - chín sáp, giá trị này trong vụ xuân đều cao hơn vụ mùa. Điều này do ảnh hưởng của nhiệt độ trong vụ mùa làm sức sinh trưởng của con lai và dòng bố mẹ luôn cao hơn chính nó trong vụ xuân (Phạm Văn Cường và cs, 2007).
Như vậy, để duy trì chất lượng của gạo thì không chỉ các yếu tố di truyền mà các yếu tố ngoại cảnh và quá trình canh tác cũng ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Cần có những biện pháp tổng hợp để khai thác và phát triển nhưng giống lúa thơm, lúa chất lượng đáp ứng như cầu của thị trường.
2.6. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CỦA HUYỆN TIÊN DU HUYỆN TIÊN DU
2.6.1. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa chất lượng cao của huyện từ 2008 - 2015 2015
Kết quả bảng 2.4 cho thấy tổng diện tích đất trồng lúa của tỉnh từ năm 2008 đến năm 2015 có giảm do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và làm đường giao thông (so với năm 2008 đến năm 2015 diên tích đất trồng lúa đã giảm 1.030,7 ha). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng. So với năm 2008, năm 2015 diện tích lúa chất lượng cao đã tăng 1.203,4 ha. Năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao ngày càng tăng điều đó chứng tỏ người dân địa phương đã chú ý sản xuất lúa chất lượng và có xu hướng sản xuất hàng hoá.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Tiên Du
Năm
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng diện tích lúa Lúa chất lượng cao Tỷ lệ (%) Tổng năng suất lúa TB Lúa chất lượng cao Tổng sản lượng lúa Lúa chất lượng cao 2008 9398,0 1.283,7 13,74 54,70 47,51 51.407,1 6.098,9 2009 9.229,2 1.854,5 20,09 55,35 42,71 51.082,3 7.778,8 2010 8.778,8 1.758,9 20,01 58,19 52,31 51.087,3 9.200,8 2011 8.410,1 1.552,0 18,45 60,60 51,87 50.961,8 8.049,9 2012 8.456,9 1.933,7 22,86 60,44 49,88 51.111,0 9.644,5 2013 8.489,0 2.376,4 28,0 60,32 50,10 51.2056,5 10.954,6 2014 8.453,0 2.021,9 23,9 60,17 50,15 51.5617,0 10.129,3 2015 8.367,3 2.487,1 30,0 60,05 50,95 51.800,59 11.699,48
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Du (2015)
2.6.2. Cơ cấu giống lúa của huyện Tiên Du năm 2015
Lúa là cây trồng chính ở huyện Tiên Du, chiếm tới 90% diện tích gieo trồng cả vụ Xuân và vụ Mùa. Bởi vậy việc đánh giá cơ cấu giống lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế các công thức luân canh cây trồng và là cơ sở để thay thế các giống lúa cũ bằng các giống lúa mới.
Kết quả gieo cấy các giống lúa vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 của huyện Tiên Du được thể hiện ở bảng 2.5
Quang bảng 2.5 chúng tôi thấy rằng cơ cấu giống lúa của huyện khá đa dạng, phong phú. Sau 5 năm thực hiện chủ trương cải tạo giống lúa mà UBND tỉnh đã đề ra, đến năm 2015 cơ cấu giống lúa của huyện đã có nhiều thay đổi:
Nhóm giống lúa tẻ thường: Những năm trước đây nhóm giống này là chủ lực trong cơ cấu gieo trồng với 2 giống cơ bản là Khang Dân và Q5 và một số giống dài ngày như C70, Xi23.
Bảng 2.5. Cơ cấu giống lúa vụ Xuân, vụ Mùa năm 2015 của huyện Tiên Du
Cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
A. LÚA VỤ XUÂN 2015 4.109,30 100,00 68,00 27.939,39
I. Lúa chất lượng 950,00 23,12 52,70 5.007,48
Bắc thơm số 7 548,20 13,34 47,00 2.576,54 Nếp hoa vàng 234,30 5,70 58,00 1.358,94 Nếp 87, 97 167,50 4,08 64,00 1.072,00
II. Lúa lai 2.613,60 63,60 74,00 19.313,54
GS9 937,70 22,82 73,50 6.892,10 Syn 6 920,60 22,40 74,00 6.812,44 Q ưu số 1 377,80 9,19 75,00 2.833,50 Lai khác 205,10 4,99 74,00 1.517,74 Thịnh Dụ 11 172,40 4,20 74,00 1.257,76
III. Lúa tẻ thường 519,80 12,65 66,00 3.600,37
BC15 302,10 7,35 70,00 2.114,70 KD18 86,70 2,11 64,00 554,88 Xi23, C70 84,40 2,05 55,00 464,20 Q5 46,60 1,13 64,00 298,24 IV- Giống khác 25,90 0,63 65,00 168,35 B. LÚA VỤ MÙA 2015 4.258,00 100,00 53,00 22.561,20 I. Lúa chất lượng 1,405.70 33,01 47,60 6.692,00 Bắc thơm số 7 517,80 12,16 42,00 2.174,80 Nếp hoa vàng 330,50 7,76 58,00 1.916,90 Nếp 9603 192,30 4,52 44,80 861,50 Bắc thơm số 1 183,00 4,30 47,00 860,10 HT1 93,10 2,19 50,00 465,50 Nếp PD2 63,50 1,49 45,00 285,80 Nàng Xuân 23,00 0,54 50,00 115,00 QR1 2,50 0,06 50,00 12,50
II. Lúa lai 616,60 14,48 60,50 3.729,40
Q ưu số 1 295,70 6,94 61,10 1.806,70 Bắc ưu 903 190,10 4,46 58,00 1.102,60 Nhị Ưu 89 109,80 2,58 63,00 691,70 BTE1 16,50 0,39 61,10 100,80 Lai khác 4,50 0,11 61,10 27,50
III. Lúa tẻ thường 2.200,10 51,67 195,50 11.968,90
BC 15 1,871,40 43,95 200,90 10.442,40 Khang dân 148,50 3,49 169,20 698,00
Q5 88,20 2,07 169,20 414,50
Xi23 92,00 2,16 162,00 414,00
IV. Giống khác 35,60 0,84 172,80 170,90
Đây là những giống dễ canh tác, chống chịu sâu bệnh khá và cho năng suất ổn định nên dần trở thành thói quen canh tác của nhiều nông hộ trong sản xuất lúa: chân đất vàn cao, vàn thì cấy Khang Dân, còn chân đất trũng thì cấy Q5. Bởi vậy, hiện nay nhiều giống mới năng suất cao (lúa lai), hay các giống lúa chất lượng năng suất trung bình nhưng giá trị hàng hóa cao được khuyến cáo đưa vào sản xuất từ năm 2009 với nhiều chính sách hỗ trợ nhưng đa số các hộ còn e ngại, chưa chấp nhận ngay.
Tuy nhiên đến nay, diện tích các giống lúa này đã giảm đi khá nhiều, chiếm 12,60% ở vụ Xuân và 51,67% ở vụ Mùa, năng suất bình quân 60 tạ/ha ở vụ Xuân và 54,3 tạ/ha ở vụ Mùa.Trong đó, Q5 chỉ còn chiếm 1.13% ở vụ xuân và 2.07 % ở vụ Mùa, Khang Dân chiếm 2,11% ở vụ Xuân và 3,49% ở vụ Mùa. Nguyên nhân là do bộ giống lúa lai phù hợp với điều kiện gieo trồng vụ Xuân khá phong phú được đưa vào sản xuất thay thế. Bên cạnh đó, giống lúa thuần mới BC15 được đưa vào với diện tích cao chiếm 43,95% do giống có năng suất cao (60-65 tạ/ha), chất lượng gạo ngon cũng được nhiều người dân ưa chuộng và đưa vào sản xuất thay thế giống cũ như Khang dân Q5.
Nhóm giống lúa lai: Đây là nhóm lúa có sự thay đổi rõ dệt tăng nên cả về diện tích, năng suất và chủng loại giống, về diện tích đạt 63,60% ở vụ Xuân và 14,48% ở vụ Mùa, năng suất đạt 74 tạ/ha vụ Xuân và 60,5 tạ/ha ở vụ Mùa. Vụ Mùa nhóm giống lúa lai chiếm tỷ lệ thấp hơn vụ Xuân. Nguyên nhân là do chủ yếu các giống lúa lai thích hợp trong điều kiện sản xuất trong vụ Xuân.
Nhóm giống lúa chất lượng: Nhóm giống lúa chất lượng đang có có xu hướng tăng nhưng mới chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu các giống lúa (vụ Xuân: 23,12%, vụ Mùa 33,01%). Trong nhóm này giống lúa Bắc thơm số 7 chiếm tỷ lệ cao (13,34% ở vụ Xuân và 12,16% ở vụ Mùa) với năng suất khá từ 45 - 58 tạ/ha. Sản xuất lúa chất lượng mới chỉ ở mức cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của chính hộ gia đình hoặc cung cấp cho thị trưởng nhỏ lẻ.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thời gian tiến hành nghiên cứu. 3.1.1. Thời gian tiến hành nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện ở vụ xuân và vụ mùa 2016 từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí trên diện tích đất khu khảo nghiệm của Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh, tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.1.3. Đối tượng
Thí nghiệm gồm 11 giống lúa có triển vọng được nghiên cứu thử nghiệm tại Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và giống đối chứng là Khang Dân 18 là giống lúa được sử dụng phổ biến tại địa phương.
TT Tên giống Nguồn gốc
1 LTH 35 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
2 KB1 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
3 KB5 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
4 KB6 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
5 KB13 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
6 KB16 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
7 KB18 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
8 KB19 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cung cấp
9 KB20 Lai tạo F4 do Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh