Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.5.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

2.4. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa

2.4.5.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố, đó là: số bơng/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Trong cả ba yếu tố trên thì số bơng trên đơn vị diện tích có tính quyết định và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc vào mật độ cấy, khả năng đẻ nhánh và khả năng chịu phân bón (đặc biệt là phân đạm) (Phạm Văn Cường và cs., 2007). Đồng thời số bông/m2 cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố cịn lại, số hạt/bơng và khối lượng 1000 hạt được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bơng càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, nếu vượt q giới hạn đó thì số hạt/bơng bắt đầu giảm đi vì lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bơng. Theo Gupta et al. (1976) khi tăng số bông đến một phạm vi mà số hạt chắc/bơng và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì đạt năng suất cao, nếu số bơng tăng q cao thì số hạt/bơng và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều làm cho năng suất giảm.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy số bơng có quan hệ nghịch với số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt. Số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt có mối quan hệ thuận với nhau (Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006).

Số hạt/bông phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, lượng phân bón và kỹ thuật bón phân. Xét theo khía cạnh cấu trúc, nó phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hoá cũng như thoái hố. Tồn bộ q trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm địng đến trỗ). Số hạt/bơng nói lên sức chứa của cây, sức chứa phải tương ứng với nguồn. Nguồn lớn và sức chứa nhỏ gây ra hiện tượng vẹo hạt, sức chứa lớn mà nguồn nhỏ thì tỷ lệ hạt lép cao. Vì vậy nâng cao số hạt/bơng thì các nhà chọn giống phải chú ý đến khả năng quang hợp của cây (Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006).

Tỷ lệ hạt chắc là một trong những yếu tố cấu thành năng suất, giống có tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định

trực tiếp bởi 3 thời kỳ là: thời kỳ giảm nhiễm, trỗ và chín. Để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, sao cho khi lúa làm địng, trỗ bơng và chín gặp được điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và cây lúa phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như chế độ nước hợp lý (Vũ Tuyên Hoàng, 2001).

Khối lượng 1000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố giống. Khối lượng 1000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.

Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có 2 mặt, khi số bông tăng lên trong giới hạn nào đó thì khối lượng bơng giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng. Nhưng nếu số bông tăng lên quá cao, làm cho khối lượng bơng giảm nhiều lúc đó năng suất sẽ giảm. Để có ruộng lúa năng suất cao thì giữa các yếu tố cấu thành năng suất phải có sự cân bằng thích hợp. Có thể điều chỉnh cân bằng đó thơng qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý để thu được năng suất cao nhất (Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)