.4Nhân tố Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 32)

Được thành lập năm 1948, Hàn Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á, là một thực thể quan trọng thúc đẩy tiến trình ASEAN + 3 phát triển. Việc Hàn Quốc quyết định tham gia vào tiến trình hợp tác ASEAN + 3 tác động không nhỏ tới đất nước Nhật Bản.

Đầu những năm 1990, sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế thế giới cùng với trường hợp thống nhất của nước Đức đã làm tăng hy vọng của Hàn Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường hòa bình. Trong con mắt của Hàn Quốc khi đó, họ không muốn tụt hậu quá xa so với một số nước trong khu vực. Hàn Quốc bắt đầu đạt được bước tiến dài trên con đường xây dựng tình bằng hữu với Trung Quốc, củng cố liên minh chiến lược với Nhật Bản và duy trì trạng thái cân bằng với cả hai nước trên các lĩnh vực hợp tác cơ bản: an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hàn Quốc chính thức trở thành đối tác đối thoại đầy đủ (Full dialogue partner) của ASEAN năm 1991. Về cơ bản Hàn Quốc manh nha ý tưởng về quá trình hợp tác và liên kết các quốc gia trong một khu vực hoặc một cộng

đồng chung.Sau Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc nhanh chóng bắt nhịp với xu thế hòa hoãn trong khu vực, coi đối thoại và hợp tác là “kim chỉ nam” trong chính sách đối ngoại. Hàn Quốc mở rộng quan hệ với các nước láng giềng.Hơn nữa, nước này còn thúc đẩy đối thoại hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á thông qua các cơ chế khác nhau như ARF và ASEM.Những quyết tâm của nước láng giềng Hàn Quốc phần nào đã tác động tới Nhật Bản trong các mối quan hệ: chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại.

Tuy nhiên, hai nước còn tồn tại những bất đồng về các vấn đề lịch sử thời kỳ chiến tranh, chủ quyền lãnh thổ. Ví dụ như vấn đề chiếm đóng trước đây của phát xít Nhật tại Hàn Quốc, vấn đề tranh chấp chủ quyền hòn đảo Dokdo/Takeshima15

. Đối với hai nước, tranh chấp lãnh thổ là một trong những vấn đề nhạy cảm, khó giải quyết. Nhật Bản và Hàn Quốc lại có điểm chung trong liên minh chính trị và quân sự với Mỹ. Nhật Bản cũng phần nào lo ngại sự vươn lên về chính trị của Hàn Quốc. Chính nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh khoảng trống quyền lực với Nhật Bản trong khu vực Đông Á.

Hàn Quốc là đối tác kinh tế tiềm năng đối với các quốc gia. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hàn Quốc trở thành một trong bốn con rồng kinh tế châu Á16. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai cường quốc trong khu vực Đông Bắc Á, lại gần nhau về địa lý và có những nét văn hóa tương đồng, nên việc trao đổi và hợp tác kinh tế sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Trung Quốc lại có mối quan hệ kinh tế và mậu dịch phát triển nhanh chóng từ sau 1992. Hai nước còn có những tiến bộ trong quan hệ song phương bao gồm các vấn đề chính trị, ngoại giao, văn hóa và trao đổi học thuật. Đây là cơ hội tốt cho Nhật Bản để khai thác thị trường đầy năng động này.

Văn hóa là một loại sức mạnh mềm, đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nhiều nước tăng cường và củng cố ảnh hưởng, cạnh tranh quốc

15Thân Thị Khắc (2007), Nhật Bản tìm kiếm vị thế chính trị mới trong thế kỷ 21, Khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 47 – 48.

16 Trần Thị Minh Trang (2004), Hợp tác kinh tế Đông Á trong ASEAN + 3, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học

tế thông qua cách thức phát triển văn hóa. Ở châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia chú ý đến yếu tố này từ rất sớm. Thành công của Hàn Quốc đến từ sự học hỏi, đầu tư một cách nghiêm túc. Những năm cuối của thế kỷ XX, Nhật Bản là một điển hình “sức mạnh cứng – mềm không cân bằng”. Khi đó, sức mạnh cứng của Nhật Bản (trừ quân sự) chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng Nhật Bản lại không có sự thu hút quá nhiều về mặt chính trị, văn hóa đại chúng. Một quốc gia vốn có sức mạnh cứng rất mạnh, nhưng nếu sức mạnh mềm lại không theo kịp, thì tầm ảnh hưởng quốc tế bị giảm đi rất nhiều. Với những chiến lược trong thế kỷ mới, Nhật Bản đã nhìn lại con đường phát triển của mình một cách sâu sắc, và tự rút ra được bài học đắt giá từ chính bản thân mình và các nước lân cận trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tóm lại cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc tham gia vào ASEAN + 3 cũng có những tính toán riêng của họ.Một mặt, họ muốn thúc đẩy hợp tác và liên kết trong khu vực để phát huy sức mạnh.Mặt khác, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình cải cách và mở cửa kinh tế của Bắc Triều Tiên, tạo điều kiện thống nhất đất nước.Hàn Quốc mong muốn thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Á, biến Đông Á thành một khối kinh tế - mậu dịch đủ sức cân bằng với EU và NAFTA.Tuy có một số vấn đề trong lịch sử, nhưng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do vậy, hai nước chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” làm mục tiêu cho sự hợp tác bền vững.Vì thế, Hàn Quốc vẫn là một nhân tố tiềm năng mà Nhật Bản đang muốn khai thác nếu tham gia vào ASEAN + 3.

1.2.1.5 Nhân tố Nhật Bản

a.Nhật Bản điều chỉnh chính sách sau Chiến tranh Lạnh

Về đối nội, Nhật Bản tiếp tục củng cố sức mạnh quốc gia

Nhật Bản được biết đến là một đất nước quốc đảo ở phía Đông lục địa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Diện tích quốc gia chủ yếu là diện tích các đảo lớn nhỏ cộng lại, bao gồm 4 đảo chính: Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Những quốc gia nằm lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan, đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Ở Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do liên tục cầm quyền suốt một thời gian dài từ năm 1955 đến năm 1993.Đa số các nhà lãnh đạo Nhật Bản đều có tinh thần chủ nghĩa dân tộc, tham vọng nâng cao khả năng chính trị của đất nước mình. Sau chiến tranh Lạnh, Nhật Bản bắt đầu tiến hành mạnh mẽ cải cách chính trị thông qua một vài học thuyết chính trị như: Học thuyết Fukuda (1977), Học thuyết Hashimoto (1997).... Nội dung chủ yếu của các học thuyết đều thể hiện tham vọng nâng cao quyền lực của Nhật Bản, nhưng trước hết, phải xây dựng lòng tin trên mọi lĩnh vực17. Dư luận quần chúng có xu hướng ủng hộ việc Nhật Bản phải có địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế. Việc thay đổi tư duy chính trị trong bộ máy chính quyền và đại đa số quần chúng là một điểm hết sức quan trọng trên con đường cải cách của Nhật Bản.

Mặc dù sau Chiến tranh Lạnh kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ suy thoái, sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng”, tình trạng thiếu ổn định của đồng yên…, Song, Nhật Bản vẫn được coi là một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới. Những năm cuối của thế kỉ XX, Nhật Bản dần trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất thế giới, giá trị tiếp tục tăng đều đặn trong thập niên 90. Số lượng ODA Nhật Bản và các dòng viện trợ chính thức khác qua các năm đã phản ảnh mục tiêu của đất nước về cả lợi ích kinh tế lẫn chính trị.Trước tiên, là một quốc gia thương mại thì Nhật có lợi khi giúp phát triển kinh tế cho các đối tác thương mại của mình, đặc biệt là khu vực láng giềng châu Á và trong các nước cấp ODA cho ASEAN thì Nhật Bản là nước viện trợ nhiều nhất18. Ngoài những thành tựu đạt được, nền kinh tế Nhật Bản gặp phải không ít khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên nhiên liệu, áp lực về sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Nhật Bản dùng viện trợ như một cách thức để đảm bảo các nguồn vật liệu thô cho nền công nghiệp và để mở cửa các thị trường cho xuất khẩu. Sự suy tính cho kinh tế vẫn giữ phần quan trọng trong việc hoạch định chính sách thoát Âu nhập Á của Nhật Bản.

17

Bùi Đông Hưng (2012), Quan điểm, chủ quyết của các nhà lãnh đạo và học giả Nhật Bản đối với việc hình

thành Cộng đồng Đông Á, cjs.inas.gov.vn, <http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=667>, truy cập ngày

18/1/2017.

18 Võ Thị Mai Thuận (2012), Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21, Luận văn Thạc sĩ, Đại học

Bên cạnh tình hình chính trị - kinh tế, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với mức độgia tăng dân số tự nhiên thấp, tuổi thọ dân số ngày càng cao, nạn thất nghiệp gia tăng19.Vấn đề này là bài toán khó đối với chính phủ Nhật Bản về nguồn nhân lực con người trong tương lai gần. Chính vì thế, Nhật Bản muốn tận dụng nguồn nhân công rẻ và dồi dào của các nước Đông Nam Á cũng như có thời gian để chuẩn bị cho những kế hoạch cải thiện dân số. Về văn hóa, tuy là nước tư bản phát triển cao, nhưng Nhật Bản luôncố gắng giữ được những giá trị truyền thống của mình. Từ những năm 70, Nhật Bản đã nhấn mạnh ngoại giao văn hóa hướng đến Mỹ và ASEAN. Hướng đến Mỹ do quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản là nền tảng của chính sách đối ngoại Nhật Bản. Hướng đến ASEAN do đây là thị trường lớn và vì mục đích năng lượng, phần lớn tàu chở dầu của Nhật Bản đi qua lãnh hải Đông Nam Á20.

Sự chú trọng của chính phủ Nhật sau Chiến tranh lạnh là một bước tiến phi quân sự đối với đất nước cũng như quan hệ quốc tế. Tầm nhìn của Nhật Bản không chỉ ở khu vực Đông Bắc Á mà còn vươn ra cả khu vực và thế giới. Những tham vọng về quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa của Nhật Bản xuyên suốt trong mọi chính sách đối nội của quốc gia này.

Về đối ngoại, sự chuyển hướng chiến lược ngoại giao của Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh thông qua các học thuyết

Hậu Chiến tranh Lạnh, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi. Với sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới, sự vượt trội của xu thế hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đã vươn lên xác lập vị thế trên bản đồ thế giới. Cùng với đó xu thế đa cực hóa trong nền chính trị thế giới càng được biểu hiện rõ, là tiền đề quan trọng để các nước, trong đó có Nhật Bản độc lập hơn trong hành động, nhất là trong hoạt động chính trị đối ngoại.

Nửa sau thế kỷ XX, giới cầm quyền Nhật Bản thi hành các chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối

19Thông tấn xã Việt Nam (2018), Mức giảm dân số tự nhiên của Nhật Bản xuống thấp kỷ lục, baotintuc.vn,

<https://baotintuc.vn/the-gioi/muc-giam-dan-so-tu-nhien-cua-nhat-ban-xuong-thap-ky-luc- 20180601205223638.htm>, truy cập ngày 1/6/2018.

20Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, Nhà xuất bản

ngoại như: trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.

Nền tảng chính sách ngoại giao của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mỹ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình San Francisco và Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (tháng 9/1951). Năm 1970, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được ký lại và gia hạn vĩnh viễn21. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, Mỹ tiếp tục xác lập mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa dựa vào thực lực kinh tế lại kiềm chế Nhật Bản. Về phía Nhật Bản, chính phủ Nhật cũng muốn dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để đạt được mục đích thay đổi từ một cường quốc kinh tế sang cường quốc chính trị. Hơn nữa, Nhật Bản muốn xóa đi hình ảnh một nước lớn về kinh tế nhưng lại nhỏ bé về chính trị. Dựa vào quan hệ hợp tác này, Nhật Bản dần dần cho phép mình vượt qua giới hạn tự vệ, cùng với quân đội Mỹ tham gia vào các công việc của khu vực và thế giới. Năm 1973 Nhật Bản tiếp tục thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đến cuối những năm 80 đầu năm 1990, Nhật đã có được sự hiện diện kinh tế áp đảo ở Đông Nam Á trong khi vai trò chính trị của Nhật Bản ở khu vực vẫn còn hạn chế.22

.

Một nhận vật tiêu biểu là ông Ichiro Ozawa, từng là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề trong nước dưới thời Thủ tướng Nakasone (1985), đồng thời là Tổng thư ký đảng Dân chủ tự do – LDP (1989)23

. Với tác phẩm “Đường hướng về một nước Nhật Bản mới”, ông đã kêu gọi Nhật Bản thức tỉnh trước những thay đổi của thế giới, tiến hành cải tổ chính trị, pháp lý quân sự. Nhật Bản phải ở thế chủ động, nghĩa là tham gia tích cực hơn vào các công việc quốc tế. Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc viện trợ kinh tế mà còn phải đóng góp đảm bảo an ninh của thế

21 Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Hà

Nội, tr 74 – 76.

22Đỗ Trọng Quang (2012), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại Châu Á, inas.gov.vn,

<http://www.inas.gov.vn/282-chinh-sach-doi-ngoai-cua-nhat-ban-tai-chau-a.html>, truy cập ngày 10/9/2017

23Thân Thị Khắc (2007), Nhật Bản tìm kiếm vị thế chính trị mới trong thế kỷ 21, Khóa luận tốt nghiệp, Đại

giới. Tháng 8/1977, với học thuyết Fukuda24 đánh dấu sự “trở về châu Á” của Nhật Bản. Học thuyết này được coi là chính sách Đông Nam Á lâu dài của Nhật Bản, là hạt nhân cơ bản trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương mà Nhật Bản theo đuổi. Với học thuyết này Nhật Bản tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Nhật Bản với đối tác ASEAN, đặt nền móng cho các chiến lược lâu dài của Nhật Bản ở khu vực Đông Á.

Sau này, Nhật Bản tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á. Điển hình là học thuyết Kaifu (1991), học thuyết Miyazawa (1/1993)và học thuyết Hashimoto (1/1997)25

. Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu. Quan hệ kinh tế Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ26

. Nội dung của các học thuyết như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản trong và sau Chiến tranh Lạnh. Ý tưởng “Thoát Âu, nhập Á” ngày càng rõ nét trong đường lối đối ngoại của đất nước này. Trong nỗ lực nhằm xác lập vị thế của mình, Nhật Bản tỏ ra là thành viên tích cực tham gia vào thể chế đa phương, thực hiện chính sách gắn bó với châu Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)