2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác
3.1.2.2 Sự chi phối của các cường quốc
Nhật Bản là nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ lại là đồng minh thân cận của Nhật Bản. Đất nước này luôn chịu sự chi phối và ảnh hưởng vô cùng lớn từ Mỹ. Sự cạnh tranh Trung – Mỹ đã làm phân hóa nội bộ của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ngay bản thân Nhật Bản cũng có sự cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Á. Vì thế, họ thường tìm cách gây sức ép tới ASEAN – tổ chức giữ vai trò trung tâm trong khu vực Đông Nam Á.
Mỹ nhanh chóng đưa ra chiến lược xoay trục sang Châu Á dưới thời cựu tổng thống Barack Obama. Nhưng cho tới nay thì tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã có những kế hoạch mới cho khu vực này. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia tích cực ở châu Á. Nền kinh tế châu Á rất quan trọng với sự thịnh vượng và phát triển của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục với các vấn đề như thương mại công bằng, thương mại tự do và các thách thức an ninh như Triều Tiên. Mỹ cũng sẽ tiếp tục
61Trình Trần Phương Anh, Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philippin, lyluanchinhtri.vn,
<http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/834-van-de-xung-dot-sac-toc-ton-giao-o- philippin.html>, truy cập ngày 6/10/2016.
thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á" trích lời từ trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton ngày 14/3/201763
Khu vực Đông Á còn chứa đựng sự tham gia chạy đua tìm kiếm lợi ích từ các nước vốn không thuộc về khu vực này, nổi bật là Ấn Độ và Nga. Có thể nói rằng, Ấn Độ với chính sách “Hành động hướng đông” ngày càng can dự sâu hơn vào Đông Á.Ấn Độ luôn nhấn mạnh nền tảng dân chủ, mà Ấn Độ là một đại diện tiêu biểu, trong chính sách đẩy mạnh quan hệ hướng Đông. Tuyên bố chung Ấn Độ - Australia tháng 11/2015 nhấn mạnh quan hệ “đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Australia dựa trên nền tảng là mong muốn chung tăng cường an ninh khu vực và toàn cầu và cùng cam kết duy trì dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp trị”. Trong cuộc gặp giữa Modi và Tổng thống Mỹ Obama, hai bên cũng ký Tuyên bố chung tầm nhìn chiến lược với tư cách là “hai nhà lãnh đạo của hai nền dân chủ lớn nhất nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.” Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nói về “khối kim cương an ninh dân chủ của châu Á” với bốn đỉnh là Nhật, Australia, Ấn Độ và bang Hawaii của Mỹ để bảo đảm các lợi ích biển trải dài từ Ấn Độ Dương sang Tây Thái Bình Dương. Phát huy các giá trị văn hóa, tôn giáo không phải là nhóm mục tiêu chính vì ảnh hưởng của Ấn Độ trong lĩnh vực này ở Đông Nam Á đã khá mạnh.
“Triển khai chính sách hành động hướng Đông, Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phần nào giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương, những khu vực Ấn Độ xem là phạm vi ảnh hưởng truyền thống của mình.Ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng ở Nam Á và Ấn Độ Dương buộc Ấn Độ một mặt nâng cao tiềm lực về kinh tế và quốc phòng, mặt khác trực tiếp cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở các khu vực có lợi ích chiến lược đối với quốc gia Đông Bắc Á này, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương”64
.
63 Hải Võ, Chính quyền Trump- Chiến lược “Xoay trục Châu Á” thời Obama đã kết thúc,
soha.vn,<http://soha.vn/chinh-quyen-trump-chien-luoc-xoay-truc-chau-a-thoi-obama-da-ket-thuc- 20170315125324612.htm>, truy cập ngày 28/7/2017
64 Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ, Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của chính sách này tới quan
hệ Việt Nam - ẤN Độ, cis.org.vn, http://cis.org.vn/article/706/chinh-sach-huong-dong-cua-an-do-va-tac-
Với việc Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy chính sách "Hành động hướng Đông" cũng như xây dựng quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước ASEAN, rõ ràng, New Delhi đang muốn cùng với ASEAN trở thành một lực lượng có thể đảm bảo cho hòa bình và tiến bộ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vươn ra cả ngoài khu vực này. Mục tiêu bao trùm là cải thiện vị trí chiến lược của Ấn Độ tại châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ không có nhu cầu cấp thiết phải khẳng định vị trí nước lớn qua các tiêu chí dân số, diện tích, bề dày văn hóa/văn minh, thậm chí cả về kinh tế. Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, Ấn Độ thể hiện rõ sự sẵn sàng muốn đóng một vai trò chiến lược lớn hơn trong khu vực, thông qua việc làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Australia, và ASEAN. Có thể thấy, Chính sách hướng Đông/ Hành động hướng Đông của Ấn Độ nhằm làm tăng giá trị chiến lược của Ấn Độ trong trật tự đang định hình ở châu Á, nâng cao vị trí của Ấn Độ trong các cơ chế an ninh khu vực cũng như trong chiến lược của các nước lớn và ASEAN, đồng thời phần nào kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương - khu vực Ấn Độ coi là phạm vi ảnh hưởng truyền thống của mình.
Năm 1996, Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN, ký kết “Hiệp định song phương Nga - ASEAN” (2002). Sau sự kiện 11/9, Nga có quan hệ mật thiết hơn với nhiều nước ASEAN thông qua việc bán vũ khí và trang thiết bị quân sự. Chính sách “hướng Đông” của Nga nhằm mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á. Chính sách này sẽ được thúc đẩy hơn nữa do giá dầu sụt giảm và những biện pháp trừng phạt của phương Tây mà đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng hoảng.Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền vào năm 2000, chính sách châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm. Nhưng nỗi lo sợ của Moskva về việc bị hạ thấp vị thế trở thành đối tác phụ thuộc cấp thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã buộc Điện Kremlin phải tìm kiếm những cơ hội mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Nga tăng cường trở lại những gói đầu tư kinh tếnhững vẫn còn khá yếu ớt. Năm 2012, đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở Đông Nam Á là Việt
Nam (2,92 tỷ USD), tiếp theo là Indonesia và Thái Lan (2,87 tỷ USD mỗi nước) và Singapore (1,98 tỷ USD)65
.
Sự tham gia của các nước lớn ở khu vực này là khó khăn của Nhật Bản trong việc đưa ra các chính sách hợp tác trong ASEAN + 3. Bởi vì, nội bộ các nước trong cơ chế này đều chịu sức ép của các nước lớn. Chính Nhật Bản cũng không tránh khỏi vòng xoáy quyền lực này.