2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
3.2. Triển vọng hợp tác
Quá trình Nhật Bản tham gia vào hợp tác ASEAN + 3 giai đoạn 1997 – 2016 bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định. Mặc dù cơ chế ASEAN + 3 vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhưng mô hình ấy là nền tảng cho hợp tác Đông Á. Một cơ chế đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Con đường phát triển Nhật Bản xây dựng trong những năm qua luôn đúng với những chính sách mà họ định hướng ngay từ ban đầu. Triển vọng hợp tác của Nhật Bản trong ASEAN + 3 sẽ còn tiến xa hơn nữa trong giai đoạn tới.
Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản đã đặt nền móng vững chắc cho vị trí của mình ở ASEAN + 3. Rõ ràng rằng, các hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo luôn có sự góp mặt của Nhật Bản. Bằng những sáng kiến của mình, Nhật Bản kết nối các nước thành viên lại với nhau thông qua các dự án hợp tác. Cũng chính bởi vậy mà vai trò của Nhật Bản trong tiến trình này vô cùng quan trọng. Trong tương lai không xa, Nhật Bản vẫn là nước giữ nhịp độ phát triển trong cơ chế hợp tác ASEAN + 3. Nhật Bản sẽ tạo ra cầu nối để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, chính sách an ninh chính trị có phần mềm dẻo hơn. Chắn chắn rằng, một quốc gia không thể giải quyết trọn vẹn được các vấn đề này. Vì thế, mà từ khi tham gia hợp tác, Nhật Bản vẫn luôn đưa ra các sáng kiến xuất phát từ lợi ích mình cũng như chính từ lợi ích của các nước ASEAN + 3.
Hơn hết, triển vọng lớn nhất mà các nước có được khi Nhật bản tham gia vào hợp tác ASEAN + 3 là hợp tác kinh tế. Sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản đã lan rộng và kích thích các nước trong khối ASEAN. Việc Trung Quốc cạnh tranh với Nhật Bản cũng là đòn bẩy tới các nền kinh tế khác. Kinh tế Nhật Bản được ví như “ngọn lửa sức mạnh” lan tỏa tới các nước đang phát triển trong khu vực khu vực. Năm 2015, ASEAN hình thành cộng đồng kinh tế của riêng mình và tham gia mạnh mẽ vào diễn đàn hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản càng có lý do để đầu tư vào khu vực Đông Á.
Trong những năm trở lại đây, các vấn đề về môi trường trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Các nước trong khu vực liên tục phải đối mặt với các vấn nạn từ thiên nhiên. Hơn hết, các nước trong ASEAN + 3 nhận được rất nhiều hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần đối với các quốc gia này. Có lẽ, mối liên kết giữa các nước trong khối ASEAN + 3 sẽ tiếp tục bền chặt và lâu dài hơn.
Hàng năm, các quan chức cấp cao của ASEAN+3 thường xuyên gặp gỡ, ký các thoả thuận hợp tác về nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế. Cơ chế hợp tác ASEAN+3 đã được hình thành, thể hiện trong các văn kiện, như Tuyên bố chung Hợp tác Đông Á, các báo cáo của Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG), các báo cáo của Nhóm nghiên cứu Đông Á, các đề nghị tổ chức cấp cao Đông Á, khu vực mậu
dịch tự do Đông Á, cộng đồng Đông Á, các sáng kiến của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Các nước Đông Á đã ngồi lại với nhau thông qua diễn đàn hợp tác đa phương ARF để bàn giải quyết các bất đồng, xung đột ở khu vực. Nhật Bản luôn là nhân tố thúc đẩy tiến trình này bởi khát vọng về hợp nhất một thể chế khu vực. Các quốc gia trong khối luôn ủng hộ những quyết định của Nhật Bản và đó là lý do mà Nhật Bản càng tiến sâu hơn trong tiến trình hợp tác ASEAN + 3, sau này phát triển thành hợp tác Đông Á.
Nối tiếp thành công của mối quan hệ đa phương, Nhật Bản có cơ hội để xích lại gần hơn với các quốc gia ASEAN + 3. Quan hệ ASEAN - Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng do nỗ lực không ngừng của cả hai bên, quan hệ hai nước ngày nay bước vào thời kỳ mới với triển vọng tốt đẹp chưa từng có.
ASEAN – Nhật Bản hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Nhật Bản đã trở thành đối tác hàng đầu về kinh tế, thương mại, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư của các nước ASEAN. Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như chính trị, quốc phòng, văn hóa giáo dục cũng được đẩy mạnh.Nhật Bản với tư cách là nước khởi nguồn quan trọng trong đầu tư vốn, kỹ thuật cho các nước ASEAN, viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản chủ yếu dùng để xây dựng các cơ sở thiết bị và công nghiệp nặng.
Khi tham gia cơ chế ASEAN + 3, Nhật Bản ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ chính trị, cho nên, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ các nước ASEAN trong việc giải quyết vấn đềcòn tồn tại. Với vị thế nước lớn, ASEAN có thể hoàn toàn tin tưởng về sự hỗ trợ của Nhật Bản và chiến lược hướng về Châu Á của họ. Và hơn hết, lợi ích mà các bên đạt được là mối quan hệ “win - win” trong hợp tác. Trong thời gian tới, mối quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản sẽ tiến xa hơn khi Đông Nam Á đang dần trở thành khu vực nóng trên thế về chính trị, kinh tế.
Bên cạnh đó, mối quan hệ tam giác Nhật bản – Trung Quốc – Hàn Quốc sẽ có những bước đi mới. Dường như, quá khứ về mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” giữa ba quốc gia là rào cản thống nhất khu vực Đông Á. Nhật Bản vốn là nước đối đầu, cạnh tranh với Trung Quốc và Hàn Quốc. Và tất nhiên, khi đã tham gia vào tổ chức khu vực ASEAN + 3, Nhật Bản sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc
chung. Những động thái của Nhật Bản gần đây là minh chứng cho việc họ sẵn sàng cho những cuộc đối thoại ba bên.
Tóm lại, Nhật Bản tham gia tiến trình hợp tác ASEAN + 3 đã tạo ra rất nhiều triển vọng hợp tác không chỉ cho đất nước họ mà còn cho ASEAN + 3. Động lực của các nước ASEAN + 3 cũng chính nhờ sự thiện chí của Nhật Bản trong mọi sáng kiến và kế hoạch hành động. Năm 2017 là năm ASEAN + 3 kết thúc “chương trình hành động 2007 – 2017”69
và cũng là lúc mà tất cả các nước cùng nhìn lại quá trình 20 năm xây dựng và trưởng thành.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tốc độ phát triển cơ chế này có phần chậm hơn dự tính ban đầu. Bởi vì những khó khăn mà Nhật Bản gặp phải khi tham gia hợp tác ASEAN cũng chính là khó khăn chung cản bước ASEAN + 3 lớn mạnh. Thế nhưng, Nhật bản vẫn hy vọng về nấc thang phát triển mới – “Hợp tác Đông Á”.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Nhật Bản được biết đến là đất nước của những con người ý chí, nghị lực và tự cường vươn lên từ đống tro tàn sau chiến tranh thế giới thứ hai, hay sau những trận động đất, sóng thần kinh hoàng đi kèm tai nạn nổ nhà máy điện hạt nhân. Bấy nhiêu tang thương đó tưởng chừng sẽ vùi dập nước Nhật trong đổ nát, hoang tàn, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng với khí phách của người Nhật và những chính sách đúng đắn của chính phủ Nhật Bản đã đưa đất nước từng bước phục hồi sau các biến cố và tiếp tục công cuộc phát triển, thay da đổi thịt nền kinh tế đất nước, khẳng định vị thế của Nhật Bản trên trường thế giới.
Hai thập kỉ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, trật tự khu vực Đông Á vẫn được duy trì một cách ổn định và xu hướng hợp tác ngày càng tăng lên. Có thể thấy rằng, ASEAN + 3 là cơ chế khu vực mà Nhật Bản gặt hái được rất nhiều thành tựu. Bên cạnh những thành công đó, Nhật Bản gặp không ít những khó khăn sau gần hai mươi năm xúc tiến tham gia ASEAN + 3. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố bên trong và bên ngoài của Nhật Bản như: sự gia tăng của các vấn đề an ninh, chênh
69
Association of Southeast Asian Nations, ASEAN Plus Three cooperation work plan 2013 – 2017,
lệch trình độ phát triển, đa dạng về chính trị tôn giáo hay vấn đề môi trường của Nhật Bản. Các nhân tố này là rào cản của Nhật Bản trong việc tăng cường vị thế địa chính trị và kinh tế.Thế nhưng, sự tham gia của Nhật Bản trong cơ chế hợp tác ASEAN + 3 vẫn có nhiều triển vọng. Khác với các nước khác trong khu vực, Nhật Bản có sự ổn định về đường lối chính trị, khả năng kinh tế cùng với lòng tin của các nước ASEAN + 3. Bởi thế, triển vọng hợp tác của đất nước này tại đây là rất lớn. Biểu hiện rõ nhất là việc Nhật Bản tham gia xây dựng cộng đồng Đông Á – một ấp ủ của các nước về tổ chức khu vực Đông Á.
Là quốc gia nằm trong khu vực giao thoa giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển, điển hình là Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng các nước đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực. Việt Nam cũng nên và cần phải chủ động đóng góp nhiều hơn nữa trong cơ chế ASEAN + 3, bởi những thành công trong cơ chế đa phương này là tiền đề cho những hợp tác khu vực lớn hơn, cụ thể là tiến trình hợp tác Đông Á.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đã có sự điều chỉnh một cách rõ ràng. Xu thế phát triển của thế giới đã tác động đến xu hướng hợp tác của các nước Đông Á và ngay cả ASEAN. Nhận thức rõ những tác động từ bên trong và bên ngoài, Nhật Bản cùng các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á nhanh chóng quyết địnhtham gia vào cơ chế ASEAN + 3 năm 1997. Kể từ khi thành lập cho tới nay (2016), ASEAN + 3 đã thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của mình. Có thể nói rằng, sự tham gia của Nhật Bản trong hợp tác ASEAN + 3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với khu vực Đông Á.
Mặc dù quá trình phát triển của ASEAN + 3 vẫn còn chậm thế nhưngASEAN + 3 vẫn được nhận định là tiền đề để các nước trong khu vực tiến tới hình thành cộng đồng Đông Á. Trong những năm qua, các nước ASEAN + 3 đã nỗ lực phấn đấu nhằm từng bước hiện thực hóa nguyện vọng trên. Việc xây dựng thành công Cộng đồng Đông Á (EAC) sẽ nâng cao vị thế của Đông Á trong nền chính trị và kinh tế thế giới. Đông Á sẽ xuất hiện với tư cách là trung tâm thứ ba của văn minh nhân loại.
Ở giai đoạn đầu (1997 - 2007), Nhật Bản chủ yếu tham gia trên lĩnh vực kinh tế. Do các nước trong khu vực đang cố gắng khắc phục những hệ quả của khủng hoảng tài chính Châu Á, vì thế, các sáng kiến về kinh tế là điều cần thiết hơn cả trong hoàn cảnh này. Mọi chính sách về kinh tế của ASEAN + 3 đều có sự đóng góp của Nhật Bản thông qua các sáng kiến và những hộ trợ tài chính. Bước sang thế kỷ mới, khu vực phải đối mặt với tình hình an ninh mới sau sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ. Nhìn chung, nhiều vấn đề lớn còn tồn tại trong khu vực như các điểm tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo, dân tộc tôn giáo, mối hoài nghi, thiếu tin tưởng lẫn nhau do lịch sử để lại. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống trên còn tồn tại xen kẽ những vấn đề an ninh phi truyền thống.ASEAN không thể đơn phương giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong khu vực. Vì thế, Nhật Bản cùng các cường quốc lớn đã can dự sâu vào vấn đề an ninh khu vực trong giai đoạn sau này. Có thể khẳng định rằng Nhật Bản có công rất lớn trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Á nói chung.
Thành công lớn nhất của Nhật Bản khi tham gia vào ASEAN + 3 là chiếm được lòng tin của các nước trong khu vực ASEAN. Khi tham gia tổ chức này, Nhật Bản có cơ hội nâng cao các mối quan hệ, cân bằng cạnh tranh giữa các nước lớn muốn quay trở lại Châu Á. Suy cho cùng, đây cũng chính là sự kiến đánh dấu sự trở lại của Nhật Bản trong bản đồ chính trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.Tuy nhiên, quá trình Nhật Bản tham gia ASEAN + 3 đôi lúc chịu sự chi phối của các nước lớn. Những chính sách của Nhật Bản có phần chưa tập trung mà chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan. Cho nên, có quá nhiều sáng kiến khu vực được đưa ra nhưng lại chưa thu được nhiều kết quả. Các hoạt động chủ yếu triển khai trong cơ chế ASEAN + 1 vì thế những kết quả mà Nhật Bản có được chủ yếu xuất phát từ cơ chế cộng một. Hơn nữa, sự đầu tư không đồng đều giữa các quốc gia làm cho khoảng cách phát triển lại càng lớn. Với những cơ hội và thách thức đó, Nhật Bản cần nhanh chóng ổn định tình hình chính trị trong nước, xây dựng lộ trình cụ thể hơn khi tham gia vào ASEAN + 3.
Với vị thế của mình trong khu vực, Việt Nam ngày càng phát huy được vai trò và sức mạnh của mình trong khu vực. Vừa là thành viên của ASEAN, lại vừa tham gia cơ chế đa phương ASEAN + 3, Việt Nam vừa có cơ hội cũng như thách thức trong việc khẳng định vị thế của mình đồng thời phát huy được nó một cách hiệu quả trong tương lai. Việt Nam là một đối tác song phương quan trọng của Nhật Bản cho nên chúng ta có những cơ hội vô cùng lớn trong diễn đàn hợp tác đơn phương và đa phương. Cụ thể, từ những bài học về cách ứng xử của đất nước Nhật Bản trước các vấn đề quốc tế khiến Việt Nam có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cả trong chính trường lẫn thương trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Sách và tạp chí
1. Lê Hoàng Anh (2016), “Quan hệ ASEAN – Nhật Bản dưới thời thủ tướng Shinzo Abe”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (188), tr.5 -11.
2. Ngô Thị Lan Anh (2016), “Vai trò an ninh của Đông Nam Á trong chính sách an ninh của Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (186),
tr.5-11.
3. Phan Cao Nhật Anh (2016), “Chính trị Nhật Bản 2015”, Tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 3 (181), tr.12-20.
4. Ngô Phương Anh (2010), Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ 1990
đến 2009, Luận văn Thạc sĩ Châu Á học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
5. Ngô Phương Anh (2011), “Vai trò của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết ở Đông Á”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(119), tr.11-21.
6. Ngô Phương Anh (2011), “Quan điểm của Nhật Bản về tiến trình liên kết ở Đông Á”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 1 (177), tr.11-19. 7. Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau
Chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Ngô Xuân Bình (1999), Tài trợ chính phủ (ODA) cho các nước Đông Nam Á
(ASEAN) trong những thập niên gần đây, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
(Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia), Hà Nội.
9. Lê Thị Thu Hồng (2010), “ASEAN +3 và cục diện Đông Á đương đại”, Tạp
chíNghiên cứu Đông Bắc Á, số 12 (118), tr.3-11.
10.Hoàng Hồng Hạnh (2007), Quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ năm 1997 đến 2006: Thực trạng và triển vọng, Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 11.Hồ Việt Hạnh (2015), “Giải pháp đột phá thúc đẩy hợp tác Đông Á: nhìn từ
12.Trần Văn Hóa và Nguyễn Văn Lịch (2006), Hiệp định thương mại tự do ASEAN +3 và tác động tới kinh tế - thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế