2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác
3.1.1.2 Khẳng định sức mạnh quốc gia
Sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản nghiêm túc nhìn nhận lại tình hình chính trị đất nước. Sự bất bình về chính trị khiến họ thực hiện cải tổ bộ máy chính quyền. Đất nước Nhật Bản chỉ thực sự ổn định cho tới khi thủ tướng Koizumi lên cầm quyền và từ đó tới nay, họ tiếp tục phát huy sức mạnh cứng trong đó chính trị và kinh tế luôn song hành.
Nhật Bản đề cao chiến lược hướng về Châu Á của mình từ học thuyết Fukuda. Tư tưởng đó luôn xuyên suốt trong các hoạt động chính trị ở khu vực. Nhật Bản tham gia vào các hoạt động chính trị ngày một mạnh mẽ hơn. Các vấn đề chính trị - an ninh mở rộng hơn khi đề cao quyền bảo vệ con người trong bối cảnh đầy biến động.Thế nhưng, Nhật Bản đã cố gắng sửa đổi Hiến pháp để có nhiều điều kiện hơn nhằm phát triển khả năng quân sự, quốc phòng, an ninh. Chính vì lẽ đó, Nhật Bản ngày càng có được sự tin tưởng của các nước trong ASEAN và dự dè chừng ở Đông Bắc Á. Chính sự tham gia của Nhật Bản cũng gây nhiều chú ý tới nước đồng minh (ở đây là Mỹ) can dự vào vấn đề còn tồn tại ở Đông Á, kiềm chế chiến lược mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc .
Về kinh tế, Nhật là nhà đầu tư lớn hàng đầu trong khối. Cuộc khủng hoảng diễn ra ở châu Á là đòn giáng mạnh vào khu vực, vào sự ảo tưởng về sức mạnh từng quốc gia. Đứng trước bối cảnh đó, Nhật Bản đã thực hiện ngay các chiến lược kinh tế về đầu tư và thương mại. Cho tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản cùng với các nước
trong ASEAN có mối quan hệ bền vững về lĩnh vực này. Nhật Bản đã và đang cạnh tranh công bằng với “người khổng lồ” Trung Quốc và họ cũng tạo môi trường kinh tế lành mạnh để các nước ASEAN học hỏi lẫn nhau.
Lợi ích của Nhật Bản ở Đông Á không chỉ mới hình thành gần đây. Từ đầu thế kỷ 20, đế quốc Nhật đã đưa ra ý tưởng về “Khối Đại Đông Á”, và đến giờ người Nhật vẫn luôn nhận thức rằng, nước này cần một vị trí quan trọng hơn trong khu vực. Với quan niệm như vậy, Nhật Bản luôn muốn đi đầu trong liên kết Đông Á. Quan hệ đối ngoại Nhật Bản với các nước ASEAN + 3 được cải thiện rõ rệt từ khi Nhật Bản đồng ý tham gia vào tiến trình trên. Và có lẽ, những chính sách của Nhật không chỉ dừng lại ở việc tăng cường mối quan hệ song phương mà còn mở rộng mối quan hệ đa phương. Nhật Bản cấu kết các quốc gia lại với nhau nhờ những lĩnh vực hợp tác mới.
Vị trí và tầm quan trọng của Nhật Bản được khẳng định thêm một lần nữa khi quốc gia này tham gia vào hợp tác ASEAN + 3. Kể từ đó, Nhật Bản có nhiều cơ hội để củng cố sức mạnh của đất nước mình. Bên cạnh đó, họ muốn đảm nhận những vị trí quan trọng hơn trên trường quốc tế.