2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác
3.1.2.1 Khác biệt về chế độ an ninh chính trị, tôn giáo, sắc tộc
Từ sự đa dạng về hệ tư tưởng dẫn đến sự đa dạng về thể chế chính trị. ASEAN + 3 là tổ chức có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tuy nhiên lại rất đa dạng về thể chế chính trị. Có thể khẳng định đây là khu vực hội tụ hầu hết các loại hình thể chế chính trị đang tồn tại trên thế giới: thể chế quân chủ, thể chế cộng hòa và thể chế quân sự. Sự đa dạng như vậy cũng ảnh hưởng tới nền chính trị chung của khu vực, gây cản trở đối với các quan hệ hợp tác giữa các nước nhất là trong việc giải quyết các vấn đề chính trị của khu vực.
Bản thân nền chính trị Nhật Bản xảy ra nhiều xung đột do sự đối đầu của các đảng phái. Trong thời gian đầu mới tham gia hợp tác, Nhật Bản gặp khó khăn trong việc hoạch định một chính sách đối ngoại và an ninh có sự đồng thuận cao. “Luật an ninh quốc gia mới59 của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3 năm 2016. Luật cho phép Nhật Bản sử dụng vũ lực, bằng cách thực thi quyền phòng thủ tập thể. Nhật Bản có thể bảo vệ các quốc gia khác có mối quan hệ mật thiết với mình, trong trường hợp sự tồn tại của Nhật Bản bị đe dọa. Luật An ninh Quốc gia mới sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ thực hiện những nhiệm vụ mới và chính phủ đang nhắm
59 Nguyễn Trọng Kiên, Chính sách an ninh mới của Nhật Bản: Những tác động tới khu vực Đông Nam Á,
tapchicongsan.org.vn,<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2016/41441/Chinh-sach-an-ninh- moi-cua-Nhat-Ban-Nhung-tac-dong-doi.aspx>, truy cập ngày 3/7/2018
tới các hoạt động liên quan tới công tác gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là một trong những nhiệm vụ đầu tiên thuộc loại này. Phe đối lập của Nhật Bản cho rằng luật an ninh quốc gia mới là trái hiến pháp và không thể chấp nhận được. Trung Quốc và Hàn Quốc đều bày tỏ quan ngại, đồng thời sẽ theo dõi động thái của Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh và quân sự.”60
Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở khu vưc này đang là thách thức vô cùng lớn với các nước ASEAN nói riêng và ASEAN + 3 nói chung. Khu vực Đông Nam Á cũng là nơi mà xung đột tôn giáo diễn ra hết sức phức tạp. Các cuộc xung đột tôn giáo ở khu vực này xưa nay chủ yếu xảy ra giữa những người theo Hồi giáo và Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo và theo Thiên Chúa giáo, giữa những người Hồi giáo quá khích và Hồi giáo chính thống. Các cuộc xung đột tôn giáo trong khu vực chủ yếu liên quan đến những mâu thuẫn giữa những tôn giáo chính tại những quốc gia này với những tôn giáo là thiểu số hoặc xuất phát từ những yếu tố có liên quan đến vấn đề sắc tộc.
Ở Myanmar, bạo lực bắt đầu gia tăng tại bang miền Tây Myanmar kể từ tháng 10/2016, khi các chiến binh thuộc lực lượng nổi dậy Rohingya tuyên bố đã thực hiện cuộc đột kích vào 3 trụ sở cảnh sát khiến 9 người thiệt mạng, kéo theo hàng loạt vụ đụng độ liên tiếp diễn ra vào tháng 11. Động thái này đã khiến chính quyền Myanmar thực hiện một chiến dịch quân sự. Ít nhất 44 dân thường đã thiệt mạng, 27 người khác bị bắt cóc và hàng trăm người dân phải di tản khi xảy ra hàng loạt vụ bạo lực tại bang Rakhine từ tháng 10/2016. Còn tại Thái Lan, cuộc xung đột bắt nguồn từ một cuộc tranh đấu giành độc lập bởi những người Mã Lai theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chính phủ Thái. Tuy vậy tình trạng bạo động liên tục trong 13 năm qua đang mở đường cho sự vươn lên của một chủ nghĩa dân tộc Phật giáo mới ở nước này. Philippin có khoảng 4 triệu tín đồ hồi giáo (chiếm 5% dân số cả nước), song hoạt động vũ trang dai dẳng của họ đã thu hút sự quan tâm lớn, trở thành một vấn đề phức tạp, nan giải - “Vấn đề Moro” (Moro là tên gọi chung dùng để chỉ các dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở miền Nam Philippin). Ở Philíppin, cộng
60 Hoa Thư, Tình trạng bất ổn định chính trị và xã hội ở Nhật Bản, cjs.inas.gov.vn,
đồng tín đồ Hồi giáo thuộc 13 nhóm ngôn ngữ, tập trung chủ yếu ở miền Nam trên các đảo Mindanao, quần đảo Sulu vào đảo Palawan61
. Hồi giáo du nhập vào miền Nam Philippin từ cuối thế kỷ XIV, trở thành tôn giáo của người Moro và hình thành nên một số tiểu quốc Hồi giáo ở đây.Nhìn chung, các nước phải đối mặt với những bất ổn chính trị lại là những nước Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ. Do đó, Nhật Bản gặp không ít khó khăn khi tiến hành hợp tác với các nước này. Bên cạnh đó, sự đa dạng về màu sắc tôn giáo khiến Nhật Bản kế hoạch đầu tư ở từng quốc gia.
Hiện nay, xung đột tôn giáo xảy ra nhiều ở các nước thuộc địa. Tôn giáo là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành hệ tư tưởng chính trị. Các quốc gia trong khu vực rất đa dạng về tôn giáo thờ phụng. Bởi vì vậy, Nhật Bản khó khăn trong việc thống nhất quan điểm. “Chính trị và tôn giáo lồng ghép, đan xen nhau, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Tôn giáo bị chính trị hóa, chính trị bị tôn giáo hóa”62
.