Chênh lệch trình độ phát triển giữa Nhật Bản vớicác nước thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 90 - 91)

2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững

3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác

3.1.2.4 Chênh lệch trình độ phát triển giữa Nhật Bản vớicác nước thành viên

ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

3.1.2.4 Chênh lệch trình độ phát triển giữa Nhật Bản với các nước thành viên ASEAN + 3 ASEAN + 3

Một vấn đề lớn được đặt ra khi Nhật Bản tham gia hợp tác với các nước ASEAN + 3 đó là sự chênh lệchvề trình độ phát triển giữa các nước, nhất là với các nước ASEAN. Nhật Bản vốn dĩ là nước có nền công nghiệp phát triển. Trở thành thành viên của hợp tác này, Nhật Bản cố gắng trợ giúp và đưa ra nhiều sáng kiến về chính trị, kinh tế, văn hóa và môi trường. Trong quá trình triển khai các kế hoạch, Nhật Bản gặp không ít khó khăn chủ yếu là do sự chênh lệch về trình độ phát triển.

Khoảng cách này thể hiện trên nhiều phương diện như: mức thu nhập bình quân (GDP), trình độ khoa học kĩ thuật, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là “hòn đá” cản đường Nhật Bản khi họ tham gia vào hợp tác cộng ba.

Trong ASEAN, Indonesia là nền kinh tế số 1 về quy mô. Nước này cũng là nền kinh tế lớn thứ 16 toàn cầu và đứng thứ 5 ở châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc).Năm 2016, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Nhật Bản đạt mức 4.300 tỷ USD68. Sự chênh lệch GDP là nguyên nhân gây khó khăn trong việc hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Ngay chính bản thân các nước nội khối ASEAN cũng không có sự tương đồng. ASEAN sớm nhận thức được điều này và cũng đã có một số biện pháp thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước thành viên. Cụ thể, ASEAN thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc Chương trình Sáng kiến hội nhập ASEAN (AIA)… thông qua các chương trình này, giúp các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) nâng cao năng lực, bằng các hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính và một loạt các dự án phát triển để phát triển cơ sở hạ tầng,

68Hà Thu, Nhật Bản tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm, vnexpress.net, <https://vnexpress.net/kinh-

nâng cao nguồn nhân lực, thông tin…để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN với nhau, đặc biệt giữa các nước ASEAN 6 và các nước CLMV.

Hàng hóa thương mại của Nhật Bản xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, máy móc, điện tử… Còn Nhật Bản nhập khẩu hàng hóa chủ yếu ở dạng thô từ các nước này. Bởi vì, các nước trong khu vực còn hạn chế nhiều về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho nên chưa áp dụng được kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất. Nhật Bản cũng gặp khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật tại một số nươc. Cho nên, trong những năm gần đây họ tạo điều kiện cho các kĩ sư sang Nhật Bản để đào tạo chuyên sâu.

Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là ba quốc gia Đông Bắc Á đang tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này. Trung Quốc những năm gần đây có vị thế hơn cả ở khu vực Đông Nam Á, trái lại, Nhật Bản không có được vị trí địa lý thuận lợi như Trung Quốc. Thế nhưng, quan hệ Nhật Bản với các nước trong ASEAN đang dần trở nên tốt đẹp hơn trong thế kỷ mới nhờ những nỗ lực của đất nước mặt trời mọc. Họ hoàn toàn có thể tin tưởng về tương lai của ASEAN cũng như quan hệ ASEAN – Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)