2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác
3.1.1.1 Đóng góp sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của ASEAN+3
ASEAN + 3 thành lập cho tới nay gần 20 năm. Quá trình trưởng thành và phát triển của cơ chế đa phương cộng ba luôn có sự góp mặt của Nhật Bản - đất nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong ASEAN + 3. Trên thực tế, Nhật Bản đưa ra nhiều đóng góp trong các cuộc họp cấp cao, các hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3. Nếu nhắc tới đất nước này thì không thể không nhắc tới những sáng kiến của họ khi tham gia vào tiến trình.
Gần 20 năm trôi qua, các sáng kiến của Nhật Bản được các nước ủng hộ nhiệt tình vì sự kịp thời, đúng tư tưởng và hơn hết là vì lợi ích của các quốc gia. Nhật Bản khéo léo đưa ASEAN lên vị trí chèo lái, tổ chức duy trì hợp tác cộng ba. Sở dĩ như vậy là vì ASEAN nắm giữ vị trí địa lý cũng như tiềm năng kinh tế nói chung. Thông qua ASEAN, Nhật Bản dễ dàng tiếp cận với các đối tác mới, gia tăng sức ảnh hưởng của Nhật Bản với ASEAN trong bối cảnh các nước lớn quay trở lại Châu Á.
Xét về mặt chủ quan, các sáng kiến đa phần phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản. Họ muốn khai thác thế mạnh của quốc gia, song, mặt khác muốn gia tăng ảnh hưởng về mặt chính trị với các nước Đông Nam Á. Có thể thấy rằng, đất nước Nhật Bản hưởng lợi rất nhiều từ ASEAN + 3. Họ hiểu rõ hơn ai hết thế mạnh và thế yếu của đất nước về vị trí địa lý, tài nguyên thiên thiên. Mọi sáng kiến về an ninh chính trị; kinh tế; văn hóa, giáo dục và môi trường ra đời là sự tính toán vô cùng kĩ lưỡng của chính phủ Nhật Bản. Cho tới nay, chính sách hướng về Châu Á của chính phủ Nhật Bản vẫn được thực hiện một cách triệt để. Các sáng kiến đó xuất phát từ tư tưởng chính trị quốc gia và lợi ích của đất nước này.
Xét về mặt khách quan, Nhật Bản cùng với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á đưa ra quan điểm bàn bạc để xây dựng ASEAN + 3 phát triển vững
mạnh.Ngay từ lúc ban đầu, Nhật Bản chủ động đưa ra các sáng kiến về hợp tác Đông Á. Trước ASEAN + 3, vì mâu thuẫn mà ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chưa từng ngồi lại với nhau trong bất cứ một tổ chức hay diễn đàn nào. Xuất phát từ thiện chí hợp tác của mình, Nhật Bản chính là nhân tố xúc tác để dần hiện thực hóa tiến trình Đông Á trong tương lai.
Năm 2017 là năm kết thúc kế hoạch hành động trong giai đoạn 2 (2007 - 2017). Các nước trong hợp tác ASEAN + 3 lại tiếp tục xây dựng cơ chế hợp tác trong giai đoạn mới. Với những đóng góp trong giai đoạn vừa qua, Nhật Bản sẽ tiếp tục đưa ra những sáng kiến mới cho quá trình hoàn thiện ASEAN + 3, tiến tới là hợp tác Đông Á.