Trở thành đối tác kinh tế quan trọng trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 79 - 81)

2.3 .3Hợp tác môi trườn g biến đổi khí hậu, phát triển bền vững

3.1. Những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác

3.1.1.3 Trở thành đối tác kinh tế quan trọng trong khu vực

Kinh tế là lĩnh vực hợp tác sâu rộng nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh. Trong tiến trình hợp tác ASEAN + 3, Nhật Bản có nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực đi lên.

Nền kinh tế chất lượng cao như Nhật Bản nắm giữ vai trò cung cấp công nghệ nguồn, các kết cấu sản phẩm trọng yếu kỹ thuật cao cho các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, hợp lý hóa việc phân công lao động khu vực, thúc đẩy việc tham gia của các quốc gia Đông Á vào mạng sản xuất khu vực và tạo sự kết nối với mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ liên kết kinh tế khu vực trên phương diện thực tế.

Không chỉ hợp tác trong cơ chế ASEAN + 3, Nhật Bản còn là đối tác quan trọng trong cơ chế ASEAN + 1. Măc dù vậy, trong những năm trở lại đây, ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản có phần bị lu mờ hơn so với Trung Quốc, nhưng xét về tổng thể thì họ vẫn có nền kinh tế đáng nể ở Châu Á.Ở thời điểm năm 2000, Trung

Quốc chưa phải là nguồn nhập khẩu quan trọng ở khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Mỹ hay EU. Hơn 10 năm sau đó, thị trường này chiếm gần 20% giá trị hàng hóa nhập khẩu vào ASEAN, trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ASEAN hơn gấp đôi Nhật Bản. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa khu vực Đông Nam Á xuất sang Trung Quốc chỉ bằng một nửa hàng hóa các quốc gia ASEAN xuất khẩu nội khối. Theo số liệu của UNCTAD, một cơ quan thương mại Liên Hợp quốc, hơn 2/3 hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN là nguyên liệu thô. Trong khi đó, thương mại nội khối đa dạng hơn nhiều: hàng hóa chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, nhiên liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng57.Đối với các quốc gia Đông Nam Á, vai trò của Trung Quốc với tư cách đối tác kinh tế ngày càng quan trọng.Vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc xuất hiện cùng lúc với sự mở rộng hiện diện quân sự ở biển Đông, làm dấy lên quan ngại từ các nước trong khu vực. Thế nhưng, ông Thitinan Pongsudhirak - giáo sư khoa học chính trị ở đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho rằng: Nhật Bản, Hàn Quốc và EU vẫn luôn là các đối tác hàng đầu trên thị trường châu Á. Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các nước nghèo hơn trong khu vực nhiều hơn Nhật Bản và Mỹ, nhưng tính chung vẫn thấp hơn tổng đầu tư của các nước khác.

Nhìn chung, kinh tế của các nước trong khu vực Đông Á vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Nhật Bản cùng các nước trong khu vực cùng trao đổi công nghệ kĩ thuật. Chính các doanh nghiệp là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện dự án đó. Các sản phẩm lao động ở các nước ASEAN hiện nay được nâng lớn cả về chất lượng và số lượng. Đứng sau những thành công đó là nhờ sự tác động, hỗ trợ của Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn trong khu vực. Do đó, họ thành công trong việc kích thích lượng cung và cầu trong nền kinh tế.

57 Anh Minh, Nhìn lại mối quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc,

tienphong.vn,<https://www.tienphong.vn/kinh-te/nhin-lai-moi-quan-he-kinh-te-aseantrung-quoc- 1321723.tpo>, truy cập ngày 9/8/2018

Năm 2016, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 575 tỷ đô la, trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 5 trên thế giới. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng dầu thô, chiếm 8,09% tổng nhập khẩu, tiếp theo là gas, chiếm 5,51%58.

Hiện nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế duy nhất tại Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương tham gia cùng lúc cả hai khuôn khổ TPP và RCEP. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, hiện Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khối. Ngay cả sự hiện diện của Nhật Bản trong RCEP cũng đã giúp cho khuôn khổ này đạt đến một quy mô đáng kể cả về kinh tế và thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)