.3Nhân tố Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 29 - 32)

Trung Quốc là một nhân tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Nhật Bản khi quyết định tham gia vào tiến trình ASEAN + 3. Lịch sử Trung Quốc cho thấy đất

14 Bộ ngoại giao(2016), Thông tin cơ bản về ASEAN và quan hệ Việt Nam – ASEAN, mofahcm.gov.vn,

<http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819160321/ns040820104416>, truy cập ngày 3/7/2017

nước này đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm thế nhưng họ vẫn đứng lên kiên cường nhờ vào sự lãnh đạo tài ba của chính phủ đương thời. Từ khi Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách mở cửa, đất nước đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trung Quốc nổi lên như một hiện tượng của khu vực Đông Á.

Trên con đường tìm kiếm vị thế mới ở Đông Á, Trung Quốc và Nhật Bản đều coi trọng các quốc gia Đông Nam Á. Bởi vì khu vực này mang lại lợi ích to lớn về mặt chính trị, kinh tếtrong bối cảnh cạnh tranh quyền lực sâu sắc. Và hơn hết, Trung Quốc đangdần muốnhiện thực hóa chiến lược mở rộng lãnh thổ trong thế kỷ mới. Do vậy, Đông Nam Á trở thành mục tiêu trung và dài hạn của Trung Quốc trong việc tăng cường vị thế so với Nhật Bản. Xuất phát từ tham vọng muốn biến mình trở thành trung tâm quyền lực của khu vực, Trung Quốc ưu tiên đầu tư vào các nước trong khu vực ASEAN.

Trong bối cảnh xu hướng khu vực hóa đang ngày càng mở rộng, Nhật Bản khó có thể phát triển một cách đơn lẻ. Nhật Bản sẽ ưu tiên lựa chon việc tham gia vào quá trình ASEAN + 3 để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc mà vẫn có thể mở rộng ảnh hưởng của mình. Sau Chiến tranh Lạnh, tại Đông Nam Á, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapore và Brunay, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Indonesia. ASEAN và Trung Quốc là đối tác chính thức của nhau vào năm 1991. Tại Đông Bắc Á, Trung Quốc cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc.

Sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhất trong lĩnh vực kinh tế nhưng do vào thời điểm này Mỹ vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nên quan hệ Nhật - Trung vẫn còn nhiều hạn chế. Và khi Trung Quốc bắt đầu quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1979 thì cũng là lúc quan hệ Nhật Bản -Trung Quốc phát triển một cách toàn diện hơn.Sự ổn định và phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Thị trường khổng lồ của Trung Quốc rất cần cho nền kinh tế dựa vào ngoại thương của Nhật Bản và ngược lại nguồn vốn - kĩ thuật của Nhật Bản rất cần đối với phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính vì lý do này mà hai nước luôn dành những sự quan tâm

đến nhau trong tất cả các lĩnh vực. Nhật Bản lo ngại một Trung Quốc đang trỗi dậy và ưu thế đang nghiêng về Trung Quốc.

Giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tồn tại nhiều trở ngại mang tính lịch sử. Đó là việc Nhật Bản phủ nhận hoàn toàn chính sách xâm lược của chủ nghĩa quân phiệt trước đây. Quan hệ của hai nước cũng trở nên vô vùng căng thẳng khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ ở eo biển Đài Loan. Mặc dù Diễn đàn khu vực (ARF) đã kêu gọi các bên kiềm chế, bình tĩnh cùng ngồi vào đàm phán giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Nhưng hoạt động của ARF trong việc giải quyết vấn đề này vẫn không giúp làm xoa dịu mối quan hệ hai nước. Mặt khác, nước láng giềng Trung Quốc cũng đang có mối quan hệ không tốt với một số nước trong khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines về vấn đề Biển Đông. Năm 1992, lần đầu tiên ASEAN thông qua Tuyên bố về Biển Đông khuyến khích các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) để tránh làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc quyết không dừng lại những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ tại một số nước Đông Nam Á. Vậy nên, Nhật Bản có thể tận dụng cơ hội này để làm giảm vị thế của Trung Quốc với các nước trong khu vực, tăng thêm sự tin tưởng với đối tác. Nếu tham gia vào ASEAN+3, vấn đề mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ có khả năng được giải quyết dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, hạn chế các nguy cơ xung đột an ninh khu vực.

Ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nổ ra, Trung Quốc nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại. Ngoài việc duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác truyền thống như Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc còn tìm kiếm thêm các đối tác mới. Mục đích của Trung Quốc là tăng cường hợp tác với nhau để phát huy lợi thế so sánh, hạn chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Do vậy, khi các nước ASEAN khởi xướng hợp tác ASEAN + 3, Trung Quốc tích cực ủng hộ tiến trình hợp tác.Việc Trung Quốc ủng hộ tham gia tiến trình ASEAN + 3 cho thấy mục đích quốc gia lớn lao của nước này. Thứ nhất là củng cố sức mạnh nội lực của Trung Quốc trên các phương diện. Thứ hai là xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia trong nội khối ASEAN và giải

quyết các xung đột trước đó trong môi trường hòa bình. Tất cảnhững lý do trên nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, từ đó, gia tăng ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế. Do cuộc chạy đua và cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt, Nhật Bản không thể không nhìn thấy lợi ích khi tham gia vào ASEAN + 3.

Như vậy, động cơ thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào tiến trình hợp tác ASEAN + 3 không chỉ vì mục đích quốc gia mà còn là sự góp mặt của nhân tố Trung Quốc. Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới Nhật Bản bởi vì hai nước này đều có tham vọng quyền lực chính trị trong khu vực.Mặc dù trước đó hai bên cũng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với nhau, thế nhưng vì lợi ích quốc gia nên hai nước vẫn hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực. Có thể thấy rằng, ASEAN +3 là cơ hội, là tiềm năng của Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh mở cửa và hội nhập với thế giới. Vậy nên việc Trung Quốc xúc tiến tham gia vào hợp tác này là cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho Nhật Bản trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình tham gia của nhật bản trong hợp tác ASEAN + 3 (1997 2016) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)