Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã Đông Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

TT Tiêu chí Năm 2011 Năm 2016

I Quy hoach

1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Đạt Đạt

II Hạ tầng kinh tế- xã hội

2 Giao thông Chưa đạt Đạt

3 Thuỷ lợi Chưa đạt Đạt

4 Điện Đạt Đạt

5 Truờng học Chưa đạt Đạt

6 Cơ sở vật chất văn hoá Chưa đạt Chưa đạt

7 Chợ nông thôn Chưa đạt Chưa đạt

8 Bưu điện Đạt Đạt

9 Nhà ở dân cư Chưa đạt Đạt

III Kinh tế và tổ chức sản xuất

10 Thu nhập Chưa đạt Chưa đạt

11 Hộ nghèo Chưa đạt Đạt

12 Tỉ lệ lao động có việc làm thuờng xuyên Chưa đạt Đạt

13 Hình thức tổ chức sản xuất Chưa đạt Đạt

IV Văn hoá- xã hội- môi truờng

14 Giáo dục Chưa đạt Đạt

15 Y tế Chưa đạt Đạt

16 Văn hoá Chưa đạt Đạt

17 Môi truờng Chưa đạt Chưa đạt

V Hệ thống chính trị

18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững

mạnh Chưa đạt Đạt

19 An ninh, trật tự xã hội Chưa đạt Đạt

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2016)

4.3.1.3. Nguồn vốn thực hiện nông thôn mới

- Ngân sách Thành phố: 7.145 triệu đồng, chiếm 49,62 %; - Ngân sách huyện: 980 triệu đồng, chiếm 6,80 %; - Vốn lồng ghép: 700 triệu đồng, chiếm 4,86 %;

- Nhân dân đóng góp: 5.576 triệu đồng, chiếm 38,72 %.

Ngân sách Thành phố Ngân sách huyện Vốn lồng ghép Nhân dân đóng góp

Hình 4.2. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã Đông Quang

4.3.1.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại xã Đông Quang

a. Những kết quả đạt được

Đối chiếu với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, thành phố và các sở ngành, đến hết tháng 11/2016 kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã Đông Quang như sau:

- Có 15 tiêu chí đạt (gồm các tiêu chí sau) 1. Tiêu chí số 1: Quy hoạch 2. Tiêu chí số 2: Giao thông 3. Tiêu chí số 3: Thủy lợi 4. Tiêu chí số 4: Điện

6. Tiêu chí số 8: Bưu điện 7. Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư 8. Tiêu chí số 11: Hộ nghèo

9. Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 10. Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất

11. Tiêu chí số 14: Giáo dục 12. Tiêu chí số 15: Y tế 13. Tiêu chí số 16: Văn hóa

14.Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị 15.Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội. - Có 04 tiêu chí cơ bản đạt (gồm các tiêu chí sau)

1. Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa 2. Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn

3. Tiêu chí số 10: Thu nhập 4. Tiêu chí số 17: Môi trường.

Để có được những kết quả như trên BQL xây dựng nông thôn mới xã Đông Quang đã nghiêm túc xem công tác xây dựng NTM là một chương trình lớn tổng thể nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân. Từ năm 2013 thực hiện nghị quyết của HĐND xã UBND xã đã thường xuyên tuyên truyền nhân dân đóng góp xây dựng NTM qua các hội nghị từ xã tới thôn với sự đồng thuận của nhân dân trong xã đến nay nhân dân trong xã đã đóng góp và đổ bê tông các tuyến đường làng, ngõ xóm.

Ngoài việc chỉ đạo, điều hành và tuyên truyền, BQL xây dựng NTM xã Đông Quang còn thành lập BQL của các công trình xây dựng và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong BQL, kết hợp với ban giám sát cộng đồng thường xuyên có mặt tại công trình để kiểm tra, giám sát, các công trình xây dựng và kịp thời ngăn chặn các hành vi sai phạm trong xây dựng, hàng tháng BQL xây dựng NTM tổ chức họp thành phần gồm các đồng chí trong BQL, ban giám sát đầu tư cộng đồng và đơn vị thi công công trình để các thành viên trong BQL đánh giá tiến độ và chất lượng các công trình xây dựng. Nhờ sự chỉ đạo sát

sao của BQL xây dựng NTM nên các công trình xây dựng trên địa bàn xã đều đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

b. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân - Khó khăn, tồn tại:

- Công tác vận động, tuyên truyền còn hạn chế: Một số bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cũng như mục tiêu, lộ trình xây dựng NTM. Công tác huy động nguồn vốn còn ít. Chưa kêu gọi được sự ủng hộ cúa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

- Một số tiêu chí về hạ tầng nông thôn mới chỉ hoàn thiện theo quy mô hiện trạng.

- Nguyên nhân:

Trình độ cán bộ từ xã tới thôn chưa có kinh nghiệm trong việc vận động tuyên truyền nhân dân xây dựng nông thôn mới.

- Nguồn lực cho xây dựng Nông thôn mới của cấp trên còn hạn chế, nguồn ngân sách xã còn hạn hẹp chưa đáp ứng được.

- Đời sống nhân dân còn nhiều gặp nhiều khó khăn nên việc đóng góp xây dựng NTM chưa được nhiều.

4.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Tản Hồng

4.3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội xã Tản Hồng

Vị trí địa lý: Tản Hồng nằm phía Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 55 km về phía Tây. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 891,35 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp có 391.99 ha (chiếm 43,98% tổng diện tích tự nhiên), còn lại là đất phi nông nghiệp 452.46 ha.

Tháng 10 năm 2014 dân số toàn xã có 13.812 người,toàn xã có 3.303 hộ gia đình. Xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho giao lưu, phát triển KT-XH, có lợi thế trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào các ngành kinh tế . Kinh tế chính của xã là nông nghiệp. Giá trị sản xuất hàng năm của xã tẳng trưởng bình quân 10%/năm. Tổng diện tích gieo cấy 570,24ha năng suất bình quân đạt 65,02ta/ha.

Tổng giá trị thu nhập năm 2014 trên toàn xã: 290.855 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 30.530 triệu đồng. trong đó:

Nhóm ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản: 59.211 triệu đồng chiếm 44,3%.

Nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng: 39.837 triệu đồng chiếm 29,8%. Nhóm ngành thương mại, dịch vụ: 34.675 triệu đồng chiếm 25,9%.

Cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội (KT-XH) của xã đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện dần góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.

Xã có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa lích sử thông qua việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa: Đình, chùa được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài ra còn có điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề tiểu thu công nghiệp phát triển như sản xuất đồ gỗ thủ công mũ nghê, nhôm kính, gò hàn…

Xã có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội được nâng cao.

Tuy nhiên, các ngành kinh tế còn phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững. Cơ sở hạ tầng KT-XH đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện dần song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hoá và ảnh hưởng của lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

4.3.2.2. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tản Hồng

a. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Tản Hồng đuợc thể hiện chi tiết tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)