Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.1. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mớ

địa bàn huyện

4.2.1.1. Quy hoạch và thưc hiện quy hoạch

Thực hiện Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011, UBND huyện chỉ đạo thành lập Ban QLDA quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện tại quyết định số 1336/QĐ-UBND, ngày 22/11/2011 để hướng dẫn, góp ý, thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã. Trên cơ sở đồ án quy hoạch các xã được đơn vị tư vấn lập, tổ công tác tổ chức hội nghị góp ý, sau đó đơn vị tư vấn chỉnh sửa và hoàn thiện, gửi Phòng Quản lý đô thị thẩm định và trình UBND huyện xem xét, phê duyệt; đến 31/12/2012 UBND huyện đã phê duyệt xong đồ án quy hoạch 30 xã và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã 29/30 xã đảm bảo tiến độ, đúng quy định và phù hợp với điều kiện của từng địa phương (còn xã Yên Bài chưa phê duyệt, là do diện tích quy hoạch khu trung tâm xã nằm trong phạm vi đất nông trường Việt Mông do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, đang chờ thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Ban hành quy định quản lý quy hoạch và tổ chức công bố, công khai, cắm mốc gianh giới phạm vi quy hoạch theo đúng quy định; đồng thời tổ chức thực hiện các dự án theo đúng quy hoạch được duyệt. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã và quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã là 15.797 triệu đồng, trong đó ngân sách thành phố 11.000 triệu đồng và doanh nghiệp 4.797 triệu đồng).

b. Lập đề án xây dựng NTM

Căn cứ Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020. UBND huyện chỉ đạo thành lập hội đồng thẩm định, tổ công tác để góp ý, thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới các xã gửi, tổ công tác của huyện tổ chức hội nghị góp ý, làm căn cứ để UBND xã hoàn thiện, trình Hội đồng thẩm định của huyện xem xét, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định, các xã chỉnh sửa và hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt. Đến tháng 12/2012 UBND huyện đã phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới 29/30 xã theo đúng quy định (riêng Đề án xã làm điểm Cổ Đô UBND thành phố phê duyệt), đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tổng kinh phí được phân bổ lập Đề án cấp huyện và xã là 4.350 triệu đồng (ngân sách thành phố cấp).

Đề án xây dựng NTM huyện Ba Vì giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 có tổng kinh phí 9.691.154 triệu đồng, trong đó: Thành phố 1.348.604 triệu đồng, chiếm 13,92%; Ngân sách Huyện 1.083.465 triệu đồng, chiếm 11,18 %; Ngân sách Xã 1.070.765 triệu đồng, chiếm 11,05%; Vốn lồng ghép 2.972.562 triệu đồng, chiếm 30,67%; Vốn Doanh nghiệp 1.096.049 triệu đồng, chiếm 11,31%; Vốn dân đóng góp 874.343 triệu đồng, chiếm 9,02%; Vốn xã hội hóa 777.937 triệu đồng, chiếm 8,03%; Vốn tài trợ, viện trợ khác 467.428 triệu đồng, chiếm 4,82%).

Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở một số xã còn thấp, trong triển khai thực hiện tiếp tục rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều Đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn. Do đó, hiện các xã đang rà soát điều chỉnh đề án sao cho phù hợp và sát với thực tế của địa phương.

4.2.1.2. Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội

Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chí là giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

Bảng 4.3. Tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến tháng 11/2016

TT Xã Giao thông Thủy lợi Điện Trường học CSVC văn hóa Chợ NT Bưu điện Nhà ở dân cư Đánh giá chung

2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 2011 2016 1 Cổ Đô 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 5/8 8/8 2 Thuần Mỹ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 3 Tản Hồng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 4 Châu Sơn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 5 Phong Vân 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 6 Phú Phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4/8 8/8 7 Phú Châu 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4/8 8/8 8 Cẩm Lĩnh 1 1 1 1 1 0/8 5/8 9 Thái Hòa 1 1 1 1 1 1 1 2/8 5/8 10 Vạn Thắng 1 1 1 1 1 1 1 1/8 6/8 11 Phú Sơn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 12 Vật Lại 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 8/8 13 Đồng Thái 1 1 1 1 1 1 1 1/8 6/8 14 Thụy An 1 1 1 1 1 1 2/8 4/8 15 Sơn Đà 1 1 1 1 1/8 3/8 16 Tiên Phong 1 1 1 2/8 2/8 17 Tản Lĩnh 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 6/8 18 Tòng Bạt 1 1 1 1 1 1 1 2/8 5/8 19 Đông Quang 1 1 1 1 1 1 1 1 2/8 6/8 20 Phú Cường 1 1 1 1 1 1 1 2/8 5/8 21 Ba Trại 1 1 1 1 1 1 2/8 4/8 22 Minh Quang 1 1 1 1 1 1 2/8 4/8 23 Phú Đông 1 1 1 1 1 1/8 4/8 24 Yên Bài 1 1 1 1 1 1/8 5/8 25 Cam Thượng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3/8 7/8 26 Ba Vì 1 1 1 1 1 1/8 4/8 27 Chu Minh 1 1 1 1 1 1 2/8 4/8 28 Khánh Thượng 1 1 1 1 1 1 1 2/8 4/8 29 Vân Hòa 1 1 1 1 1 1 1 1/8 6/8 30 Minh Châu 1 1 1 1 1 1 1/8 5/8 Tổng 2 21 0 25 23 30 0 13 0 13 3 13 25 30 4 28

a. Tiêu chí giao thông

Đến năm 2016 đã được đầu tư xây dựng 1.008,05 km; tổng kinh phí 2.407,07 tỷ đồng (đường tỉnh lộ 11,5 km; huyện lộ 19,77 km; trục xã 264,61 km, đạt 84% (tăng thêm 21,51 km so với 2011); đường trục thôn 259,82 km, đạt 48% (tăng thêm 55,68 km); đường ngõ xóm 281,5 km, đạt 42% (tăng thêm 48,51 km) và 125,12 km đường nội đồng được cứng hóa, đạt 22% (tăng thêm 90,23 km); tập trung tại một số xã miền núi, đồi gò, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và các xã thực hiện sau dồn điền đổi thửa. Xây dựng mới 2 cầu, cải tạo hàng trăm cầu, cống nhỏ phục vụ đi lại của nhân dân và dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá: Năm 2011 hiện trạng có 2 xã cơ bản đạt (chiếm 6,67%); đến nay có 21 xã đạt và cơ bản đạt (chiếm 70%) và 9/30 xã chưa đạt ( chiếm 30%).

b. Tiêu chí thủy lợi

Xây mới, nâng cấp 37 trạm trạm bơm tưới, tiêu (đạt 54,41%) và tăng thêm 13 trạm so với năm 2011; xây mới kè Phong Vân, cứng hóa kênh nội đồng được 215,92 km, đạt 22,42% (tăng thêm 38,25 km); hàng năm triển khai cải tạo, nạo vét 53.000 m3 đào đắp; xây dựng kênh tiêu Minh Châu (686 triệu), kênh tiêu Châu Sơn - Tản Hồng (2,062 tỷ đồng) khơi thông 24 hồ nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp; Tổng kinh phí đầu tư cho thủy lợi đạt 516,3 tỷ đồng.

Đánh giá: Năm 2011, hiện trạng chưa có xã nào đạt; cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tưới tiêu phục vụ sản xuất; đến hết tháng 11/2016 có 25/30 xã đạt và cơ bản đạt (chiếm 83,33%), có 5/30 xã chưa đạt.

c. Tiêu chí điện

Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng số, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khu vực nông thôn. Đến nay đã xây dựng 45 trạm biến áp, đạt 23% (kinh phí 9 tỷ đồng), thay thế 49,11 km điện hạ thế (kinh phí 65,48 tỷ đồng, đạt 20%). Năm 2014, đóng điện đưa vào vận hành đường dây 35kV Sơn Tây - Ba Vì; đến nay số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99% và được mua điện trực tiếp của ngành điện đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Đánh giá: Năm 2011 hiện trạng có 23 xã đạt (chiếm 76,6%); đến 30/11/2016 có 30/30 (chiếm 100%) xã có hệ thống điện đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM.

d. Tiêu chí trường học

Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, đến nay đã xây mới được 10 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 8 trường THCS, tổng kinh phí 405,187 tỷ đồng. Đến tháng 11 năm 2016 có 34 trường học các cấp từ mầm non đến THCS cơ bản đạt chuẩn (mầm non 4 trường, Tiểu học 18 trường và THCS 11 trường và 1 trường THPT Minh Quang); Năm 2017 phấn đấu có thêm 5 trường THCS Minh Quang, 3 trường Tiểu học Khánh Thượng B, Phú Đông, Minh Châu và trường mầm non Tản Viên (khu Yên Thành).

Đánh giá: Năm 2011, hiện trạng không có xã nào đạt chuẩn về trường học; Đến 30/11/2016 có 13/30 xã đạt và cơ bản đạt (chiếm 43,33%), 17/30 xã chưa đạt.

e. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa

Đầu tư xây dựng mới 02 sân vân động xã (kinh phí 18 tỷ); xây dựng thêm 6 trung tâm học tập cộng đồng; xây mới và nâng cấp 228 nhà văn hóa thôn (tăng thêm 68 nhà), kinh phí 185 tỷ đồng; Năm 2016 xây dựng thêm 44 nhà văn hóa ở 7 xã miền núi (nguồn các quận hỗ trợ) và các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015. Đầu tư trang thiết bị cho 3 làng văn hóa (Lương Phú - Thuần Mỹ, Thái Bình - Đồng Thái và Đông Lâu - Thụy An), hệ thống dây truyền thanh 7 xã với kinh phí 200 triệu đồng.

Đánh giá: Năm 2011, hiện tạng không có xã nào đạt và cơ bản đạt. Đến ngày 30/11/2016 có 13/30 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn (chiếm 43,33%) và có 17/30 xã chưa đạt.

f. Tiêu chí chợ nông thôn

Trên địa bàn huyện có 23 chợ nằm trên địa bàn 23 xã, thị trấn; Đến nay đã xây dựng mới chợ Tam Mỹ (Tản Lĩnh), cải tạo 7 chợ nông thôn tại các xã Cổ Đô (2 chợ), Tản Hồng, Phú Phương, Phú Châu, Châu Sơn và Phong Vân mỗi xã 1 chợ (kinh phí trên 17,2 tỷ đồng); Trên địa bàn có 02 siêu thị (Lan chi và Lực tiến) và các trung tâm thương mại, cửa hàng bán buôn, lẻ luôn được kiểm tra và quản lý tốt, phục vụ nhu cầu giao thương buôn bán hàng hóa trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Đánh giá: Năm 2011, hiện trạng có 3 xã cơ bản đạt (chiếm 10%). Đến 30/11/2016 có 13/30 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM (chiếm 43,33%) và 17/30 xã chưa đạt.

g. Tiêu chí bưu điện

Mạng lưới truyền thanh được đầu tư năm 2011 tại xã Khánh Thượng 1 tỷ đồng; năm 2014 đầu tư cho 8 xã (7 xã miền núi và xã Minh Châu), với kinh phí 11,5 tỷ đồng. Tính đến tháng 11 năm 2016 có 211 thôn có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng, đạt 29/30 xã (đạt 96,67%). Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo và tra cứu thông tin của cán bộ và nhân dân (còn xã Tản Lĩnh chưa có điểm bưu điện văn hóa xã).

Đánh giá: Năm 2011, đánh giá hiện trạng có 25 xã đạt (chiếm 83,3%). Đến 30/11/2016 có 100% xã đạt chuẩn.

h. Tiêu chí nhà ở dân cư

Nhân dân tự chỉnh trang nhà ở dân cư theo quy hoạch, phần lớn đều là nhà mái bằng khang trang, sạch đẹp đảm bảo 3 cứng. Không còn có nhà tạm, nhà dột nát; đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Đến nay toàn huyện có trên 60% nhà ở dân cư đạt chuẩn của Bộ xây dựng.

Đánh giá: Năm 2011, hiện trạng có 4 xã đạt (chiếm 13,3%); tính đến ngày 30/11/2016 có 28/30 xã đạt và cơ bản đạt (chiếm 93,33%), còn xã Tiên Phong và Ba Vì chưa đạt.

Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí là thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất.

4.2.1.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

a. Tiêu chí Thu nhập

Theo đánh giá của Chi cục thống kê huyện, ước đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 35 triệu (tăng 15 triệu so với năm 2011), trong đó khu vực nông thôn đạt 24,3 triệu/người/năm. Theo tiêu chuẩn NTM là 29 triệu đồng/người/năm.

Đánh giá: Hiện trạng năm 2011 chưa có xã nào đạt và cơ bản đạt; tính đến ngày 30/11/2016 có 13/30 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM (chiếm 43,33%) và 17 xã chưa đạt chuẩn (chiếm 56,67%).

b. Tiêu chí Hộ nghèo

Năm 2011 trên địa bàn huyện có 8.801 hộ nghèo, chiếm 15,10%; qua 6 năm, đã tích cực triển khai đào tạo nghề cho gần 6 nghìn lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ; đồng thời thực hiện nhiều mô hình sản xuất

theo hướng hàng hóa như lúa, ngô, bí xanh, khoai lang; phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt; tích cực triển khai chương trình dạy nghề cho nông dân như nghề may mặc, làm nấm, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vay vốn lãi xuất thấp hỗ trợ nông dân với số dư trên 240 tỷ đồng/năm cho 16.950 lượt hộ vay vốn, do đó số hộ nghèo giảm xuống còn 3.090 hộ, chiếm tỷ lệ 4,51% (bình quân mỗi năm giảm 2,83% số hộ nghèo).

Đánh giá: Năm 2011, hiện trạng toàn huyện không có xã nào đạt chuẩn; tính đến ngày 30/11/2016 có 15/30 xã đạt (chiếm 50%) và 15/30 xã chưa đạt chuẩn NTM về tiêu chí hộ nghèo (theo tiêu chuẩn khu vực đồng bằng 3%, miền núi là 6%).

c. Tiêu chí cơ cấu lao động

Trên địa bàn huyện có trên 54 nghìn người trong độ tuổi lao động và bình quân có 80-85% lao động có việc làm thường xuyên; Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn gần 75%; Năm 2015, cơ cấu kinh tế nhóm ngành Nông, lâm nghiệp chiếm 31%; Công nghiệp - xây dựng 17% và du lịch - dịch vụ thương mại 52%. Nâng giá trị trên 1 ha canh tác đạt trên 125 triệu đồng.

Đánh giá: Hiện trạng năm 2011, toàn huyện chưa có xã nào đạt và cơ bản đạt; tính đến 30/11/2016 có 27/30 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM ( chiếm 90%) và có 3/30 xã chưa đạt (chiếm 10%).

d. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

Phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành các quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi gắn với các quy hoạch chuyên ngành khác, tạo ra các vùng chuyên canh tập trung về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, trồng cây ăn quả gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Trồng trọt: Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, tạo ra ô thửa lớn, toàn huyện đã hoàn thành dồn đổi 5.500 ha, đạt 118% kế hoạch thành phố giao, đào đắp 1.100 km giao thông, thủy lợi nội đồng, đã kiên cố hóa được 220 km; tiếp tục củng cố hạ tầng giao thông thủy lợi nội đồng tạo điều kiện đưa nhanh cơ giới hóa và tập trung ở các vùng chuyên canh cây lúa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Diện tích gieo trồng hàng năm trên 24.000 ha, trong đó diện tích lúa 13.500 ha,sẩn xuất đưa nhanh lúa hàng hóa chất lượng cao vào sản xuất, hàng năm đạt từ 5000 đến 6000ha, năng suất lúa

bình quân đạt 61 tạ/ha; thực hiện liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, sản xuất lúa giống đạt 200 đến 250 ha/vụ; 60% diện tích thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm chi phí ngày công lao động, nâng giá trị canh tác từ 50 triệu đồng/ha lên 105 triệu đồng/ha vào năm 2014; hệ số sử dụng đất 2,5 lần, sản lượng lương thực đạt 99.800 tấn, đảm bảo anh ninh lượng thực.

-Chăn nuôi: trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo phát triển theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)