Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì

Qua điều tra, chúng tôi thấy nhân khẩu của huyện Ba Vì có sự tăng giảm qua 3 năm cụ thể: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7.694 người chiếm 3,16%, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 2.232 người chiếm 0,89% và tốc độ tăng trung bình qua các năm là 2,02%.

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2013-2015) Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) (2013-2015) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 8/12 8/13 Bình quân

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 243.471 100 251.165 100 253.397 100 3,16 0,89 2,02

Khẩu nông nghiệp Khẩu 206.012 84,61 209.002 83,21 210.502 83,07 1,45 0,72 1,08

Khẩu kiêm Khẩu 6.415 2,63 6.845 2,73 6.890 2,72 6,70 0,66 3,68

Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 31.044 12,75 35.318 14,06 36.005 14,21 13,77 1,95 7,86

2. Tổng số hộ Hộ 53.195 100,0 52.516 100,0 52.738 100,0 -1,28 0,42 -0,43

Hộ thuần nông Hộ 42.115 79,17 40.626 77,36 39.616 75,12 -3,54 -2,49 -3,01

Hộ kiêm Hộ 2.335 4,39 1.976 3,76 2.290 4,34 -15,37 15,89 0,26

Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.745 16,44 9.914 18,88 10.832 20,54 13,37 9,26 11,31

3. Tổng lao động LĐ 119.112 100,0 123.599 100,0 123.731 100,0 3,77 0,11 1,94

Lao động nông nghiệp LĐ 95.013 79,77 93.965 76,02 91.510 73,96 -1,10 -2,61 -1,86

Lao động kiêm LĐ 4.543 3,81 5.031 4,07 6.143 4,96 10,74 22,10 16,42

Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.556 16,42 24.603 19,91 26.078 21,08 25,81 6,00 15,90

4. Một số chỉ tiêu LĐ

BQ khẩu/hộ Khẩu 4,58 4,78 4,80 4,49 0,46 2,48

BQ khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp Khẩu 4,89 5,14 5,31 5,17 3,29 4,23

BQ lao động/hộ LĐ 2,24 2,35 2,35 5,11 -0,31 2,40

BQ lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp LĐ 2,26 2,31 2,31 2,52 -0,13 1,20

Với đặc thù là huyện trung du miền núi, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nên nhân khẩu nông nghiệp của huyện Ba Vì vẫn là chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2013 là 206.012 người chiếm 84,61%; năm 2014 là 209.002 người chiếm 83,21%; năm 2015 là 210.502 người chiếm 83,07%. Bình quân trong 3 năm khẩu nông nghiệp của huyện tăng 1,08%. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy số hộ, hộ thuần nông có xu hướng giảm cả về số lượng và cơ cấu còn hộ kiêm, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng cả về số lượng và cơ cấu, trong đó hộ phi nông nghiệp tăng bình quân lớn nhất là 11,31%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngoài sản xuất nông nghiệp huyện Ba Vì còn có nhiều dịch vụ kinh doanh về du lịch sinh thái nên số hộ phi nông nghiệp cũng tăng nhẹ trong những năm qua.

Cụ thể đối với hộ thuần nông năm 2013 là 42.115 hộ chiếm 79,17%; năm 2014 là 40.626 hộ chiếm 77,36%; năm 2015 là 39.616 hộ chiếm 75,12%. Số hộ lao động nông nghiệp liên tục giảm, bình quân trong 3 năm giảm 3,01%, tương ứng với việc giảm mất 2.499 hộ/3 năm. Đối với hộ phi nông nghiệp thì cơ cấu biến động theo chiều hướng tăng dần, tốc độ tăng bình quân của hộ phi nông nghiệp là 15,9% . Đây là xu hướng biến động hợp lý, bởi vì hiện nay hộ phi nông nghiệp cho thu nhập cao hơn hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cơ cấu cũng như số lượng hộ thuần nông giảm dần. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả cho nông nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH để sản xuất ra những hàng nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường, mặc dù diện tích đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp ngày càng giảm đáng kể trong cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu phân bổ lao động giữa các ngành kinh tế của huyện.

Lực lượng lao động chiếm gần 50% dân số của huyện, hàng năm lực lượng này lại được bổ sung thêm do nhiều người bước vào độ tuổi lao động làm cho lực lượng lao động của huyện tăng; năm 2013 so với năm 2014 tăng 3,77%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,11%, bình quân 3 năm tăng 1,94%. Trong đó cơ cấu lao động thì lao động nông nghiệp có xu hướng giảm. Thể hiện năm 2011 là 95.013 người chiếm 79,77%, thì đến năm 2014 là 93.965 người chiếm 76.02% và đến năm 2015 chỉ còn 91.510 người chiếm 73,96%, bình quân trong 3 năm lực lượng lao động nông nghiệp giảm 1,86%.

phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng. Bình quân lao động phi nông nghiệp tăng 15,9%, lao động kiêm tăng bình quân 16,42%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động nông thôn đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, lực lượng lao động chuyển dần sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp đã thay cho làm ruộng hoặc tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu thập từ ngành công nghiệp, ngành nghề phụ. Trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến và nhiều khu du lịch. Mỗi ngành nghề thu hút hàng nghìn công nhân lao động. Tuy nhiên cơ cấu lao động nông nghiệp năm 2015 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,96%, sau đó lao động phi nông nghiệp trên 21,08% và lao động kiêm chiếm tỷ lệ ít nhất dưới 5%.

Đối với các chỉ tiêu bình quân, ta thấy các chỉ tiêu số khẩu/hộ, khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp, lao động/hộ và lao động nông nghiệp/ hộ nông nghiệp đều tăng qua 3 năm. Cụ thể bình quân số khẩu/hộ tăng 2,48%; khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp tăng 4,23%; số lao động/hộ tăng 2,4%; số lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp tăng 1,2%. Nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và lợi nhuận thấp nên vấn đề được đặt ra ở đây là chúng ta phải đưa ra được những giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn để lao động nông nghiệp yên tâm sản xuất, nhất là nông nghiệp làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)