Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã Tản Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 89 - 94)

TT Tiêu chí Năm 2011 Năm 2016

I Quy hoạch

1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Đạt Đạt

II Hạ tầng kinh tế- xã hội

2 Giao thông Chưa đạt Đạt

3 Thuỷ lợi Chưa đạt Đạt

4 Điện Đạt Đạt

5 Truờng học Chưa đạt Đạt

6 Cơ sở vật chất văn hoá Chưa đạt Đạt

7 Chợ nông thôn Đạt Đạt

8 Bưu điện Đạt Đạt

9 Nhà ở dân cư Đạt Đạt

III Kinh tế và tổ chức sản xuất

10 Thu nhập Chưa đạt Đạt

11 Hộ nghèo Chưa đạt Đạt

12 Tỉ lệ lao động có việc làm thuờng xuyên Chưa đạt Đạt

13 Hình thức tổ chức sản xuất Đạt Đạt

IV Văn hoá- xã hội- môi truờng Đạt

14 Giáo dục Đạt Đạt

15 Y tế Đạt Đạt

16 Văn hoá Đạt Đạt

17 Môi truờng Chưa đạt Đạt

V Hệ thống chính trị Đạt

18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Đạt Đạt

19 An ninh, trật tự xã hội Đạt Đạt

4.3.2.3. Nguồn vốn thực hiện nông thôn mới

Tổng mức 63.154 triệu đồng

Ngân sách thành phố 20.224 triệu đồng Ngân sách huyện 3.876 triệu đồng Ngân sách xã 1.871 triệu đồng Huy động nhân dân 29.323 triệu đồng Doanh nghiệp 2.000 triệu đồng Xã hội hóa 5.860 triệu đồng

Ngân sách thành phố

Ngân sách huyện

Ngân sách xã

Huy động nhân dân

Doanh nghiệp

Xã hội hóa

Hình 4.3. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã Tản Hồ

4.3.2.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại xã Tản Hồng

a. Kết quả đạt đuợc

Chương trình xây dựng mô hình nông thôn, cán bộ và nhân dân trong xã đã có những nhận thức và chuyển biến rõ rệt. Nhân dân tích cực đóng góp công sức và tiền của để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, nghĩa trang nhân dâ, chỉnh trang nhà ở dân cư, cải tạo nâng cấp, làm mới nhà công trình vệ sinh, xử lý hệ thống nước thải và tham gia vệ sinh môi

trường. Bước đầu đã làm thay đổi cảnh quan môi trường trong xã theo hương khang trang, sạch đẹp.

Năng lực, trình độ quản lý tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ xã đã được nâng lên một bước. Khối lượng công việc thực hiện thời gian qua có tăng hơn so với thời gian trước và cơ bản đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra.

Ban chỉ đạo huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn tích cực, giúp đỡ ban QL XD NTM xã triển khai các nội dung đề án được phê duyệt.

Trong thời gian ngắn Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể đã tích cực, chủ động, nỗ lực triển khai xây dựng đề án, tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả, được nhân dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Chú trọng ưu tiên đầu tư những dự án như giao thông, thủy lợi, mở lớp học nghề…. nhằm tạo điều kiện phát triển nền kinh tế địa phương.

Các dự án triển khai được công khai đến thôn, cụm dân cư và phát trên hệ thống truyền thanh xã đã tạo được sự đồng tình, nhất trí của toàn thể nhân dân, Có sự theo dõi,giám sát chặt chẽ của Ban giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.

Đến hết tháng 11 năm 2016 xã đã được 19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt chuẩn song một số tiêu chí cần nguồn kinh phí lớn được tiếp tục đầu tư xây dựng trong những năm tiếp theo để đạt chuẩn một số tiêu chí như: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa…

b. Những tồn tại, hạn chế

- Tiêu chí giao thông cần được tiếp tục đầu tư mở rộng các tuyến đường trục thôn đảm bảo định hướng phát triển về sau, nâng cấp cải tạo hệ thống đường trục liên thôn xuống cấp.

- Tiêu chí Thủy lợi: Hiện nay hệ thống trạm bơm đã đảm bảo tưới nước, cần tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương cấp 3 do xã quản lý.

- Tiêu chí Bưu điện: Hiện nay đang trong khuân viên UBND xã, để đảm bảo thuận tiện, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân cần chuyển ra vị trí mới.

- Tiêu chí cơ sở vật chất trường học: Cần tiếp tục đầu tư xây dựng đảm bảo đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu học tập giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Nhu cầu thể dục thể thao trong xã rất lớn nhưng chưa có sân bóng đá đạt chuẩn vậy cần được đầu tư xây dựng.

- Hiện nay một số di tích lịch sử văn hóa đã xuống cấp cần được sự quam tâm đầu tư hơn nữa để tôn tạo các quần thể di tích.

- Mở rộng phát triển các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuộ, phát triển chăn nuôi ngoài khu dân cư và nuôi trồng thủy sản.

- Xã có vị trí tương đối thuận lợi, thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán, giao lưu với các xã và với tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Hiện nay diện tích chợ chưa đảm bảo cần được đầu tư mở rộng chợ.

Hiện nay, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất như: Mô hình cây cảnh, cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi tập trung, cây dược liệu tuy nhiên do nền kinh tế khó khăn, các tổ chức kinh tế, HTX, doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư. Vậy mong các cấp, các ngành tạo điều kiện cho xã xây dựng được các dự án nhằm nâng cao giá trị cùng như định hướng phát triển lâu dài bền vững.

Trình độ một số cán bộ xã, thôn, cụm dân cư năng lực còn hạn chế, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao, năng lực vận động nhân dân của hệ thống chính trị còn yếu.

Việc đối ứng của ngân sách thành phố, huyện và xã còn thiếu, chậm dẫn đến các dự án triển khai chậm, còn nợ vốn.

Huy động nguồn lực xây dựng NTM mới còn hạn chế. c. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Do công tác xây dựng NTM là một lĩnh vực mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệp, thời gian triển khai tổ chức thực hiện ngắn với khối lượng công việc nhiều.

Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong khi triển khai xây dựng NTM mới đỏi hỏi đảm bảo cần nhiều nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn ngân sách xã đối ứng còn chưa đảm bảo, đấu giá quyền sử dụng đất còn phức tạp.

Tư tưởng và tâm lý của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân còn trông chơ, ỷ lại sử đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là Chính.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn nên chưa thu hút được doạn nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Nguồn vốn đầu tư của cấp trên xây dựng các dự án còn thiếu thốn dẫn tới còn nợ đọng trong xây dựng đối với các doanh nghiệp.

Trình độ năng lực cán bộ chuyên môn còn hạn chế do đó phải mời các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kết, lập BC KTKT xây dựng theo quyết định 16/QĐ- UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội còn chưa đạt hiệu quả cao. Các đơn vị tư vấn chưa nhiệt tình do nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị tư vấn quá thấp.

Một số dự án thi công theo mùa vụ, nguồn lực tham gia lao động là nhân dân do đó chưa đảm bảo đúng tiến độ.

Khối lượng công việc trong xây dựng NTM là rất lớn tuy vậy lại chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành liên quan.

Các dự án lồng ghép không được triển khai đồng bộ dẫn đến sự chậm trễ trong kế hoạch XD NTM.

4.3.2.5. Đánh giá sự tham gia của nguời dân đến kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Tản Hồng và xã Đông Quang

a. Đánh giá sự hiểu biết của ngừơi dân về xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới, về nguyên tắc trước tiên đó là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí. Đây là chương trình phục vụ chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng; UBND cấp xã làm chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và mọi người dân cần phải nhận thức đúng đắn yêu cầu đặt ra để chung tay xây dựng.

Bảng 4.13. Sự hiểu biết và trao đổi nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới

TT Nội dung Đánh giá

Xã Đông Quang Xã Tản Hồng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Hiểu biết của nguời dân về

nông thôn mới

Có biết 48 96 50 100

Chưa biết 2 4 0 0

2 Sự hài lòng của nguời dân Có 50 100 50 100

Không 0 0 0 0

3 Kênh thông tin

Cấp uỷ, chính quyền địa

phuơng 5 10 6 12

Tập huấn 0 0 5 10

Phương tiện thông tin đại

Theo số liệu điều tra tại xã Đông Quang thì có 96% số hộ khi được hỏi đến nhận thức được về nông thôn mới, ở xã Tản Hồng là 100%. Tuy nhiên lại chưa nhận thức đầy đủ và toàn diện về nội dung xây dựng nông thôn mới.

Người dân thường mặc nhiên coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có việc xây dựng “điện, đường, trường, trạm”. Trong khi đó, đây chỉ là một trong 5 nhóm của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà trung ương quy định.

Hầu hết người dân vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm xây dựng nông thôn mới. Khi được hỏi về chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, nhiều người dân thật thà cho biết, cũng không hiểu nông thôn mới là gì, chỉ thấy thôn, xã có triển khai họp dân để nói về làm đường và các công trình hạ tầng khác…

Nhìn chung, xây dựng NTM là một chương trình lớn vì nó hướng đến một bộ phận dân cư chiếm đa số trong xã hội. Vì vậy, ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, cần có sự tham gia tích cực của từng người dân, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Để làm tốt công tác này, thì hoạt động tuyên truyền cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm sao để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra".

b. Sự tham gia đóng góp của người dân xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)