Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

4.2.2.1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình

Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp từ huyện tới xã:

a. Cấp huyện thành lập BCĐ huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy Trưởng ban, đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Phó ban thường trực, đồng chí Phó Chủ tịch làm Phó ban, thành viên là các đồng chí ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy. Thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện do đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các phòng, ban liên quan đến các tiêu chí xây dựng NTM. Phòng Kinh tế là Cơ quan thường trực giúp việc BCĐ huyện.

Sau Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXII đã kiện toàn BCĐ huyện, Tổ công tác giúp việc, văn phòng BCĐ và cơ quan thường trực theo hướng dẫn của Thành phố.

b. Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; thành lập các tiểu ban giúp việc BCĐ. Đã có 211 thôn thành lập Ban Phát triển thôn. Sau Đại hội Đảng bộ, các xã đều đã kiện toàn BCĐ, BQL và các tiểu ban theo đúng quy định.

Hệ thống chỉ đạo mạnh, đồng bộ như đã nêu trên là yếu tố quan trọng thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình.

Tuy vậy, mô hình tổ chức hiện nay vẫn có sự thiếu thống nhất. Việc thiếu cán bộ chuyên trách ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

4.2.2.2. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện.

Công tác xây dựng nông thôn mới thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia Thủ tướng Chính phủ đã ban hành làm cơ sở định hướng chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn; Các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành của Trung ương; các chính sách của Thành phố và các sở, ngành đã ban hành cơ bản phù hợp với địa phương, dễ triển khai vào thực tiễn, như chính sách theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về Ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản

xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố hà nội giai đoạn 2012- 2016 (như hỗ trợ đào đắp GT-TL nội đồng 70% từ ngân sách, hỗ trợ mua vật tư kiên cố hóa giao thông nông thôn, GT-TL 100%,.. để nhân dân tự thực hiện); Chính sách theo Nghị quyết số 25/2013/HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, phát triển làng nghề, nước sạch nông thôn (như hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mua máy móc làm đất, máy gặt đập liên hợp, xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư,...) và nhiều cơ chế, chính sách khác đặc thù ban hành được áp dụng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, bước đầu đem lại hiệu quả.

Tuy vậy, qua đánh giá vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương, thành phố chậm được ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn xã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình các cấp; Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; trường học, nhà ở dân cư đạt chuẩn; Hướng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn,…

Trong 6 năm qua, triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân; trên địa bàn huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất, xây dựng NTM, cụ thể: Hướng dẫn triển khai thực hiện đào đắp GT-TL nội đồng, kiên cố hóa giao thông nông thôn, ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, ưu tiên cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp liên danh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt khuyến khích các xã giao quyền tự chủ để nhân dân bàn bạc, thống nhất và tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM,...

Nhìn chung, các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách của Huyện Ba Vì đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét trong việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hóa và tạo được phong trào xây dựng NTM sâu rộng đến các thôn, xóm, cụm dân cư và được người dân tích cực hưởng ứng tham gia. Xây dựng NTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, có nhiều khó khăn, phức tạp và đỏi hỏi cần một nguồn lực vật chất lớn,

phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển, có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của các xã và đặc điểm cụ thể của từng thôn, xóm, cụm dân cư, vì vậy cần có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

4.2.2.3. Công tác tuyên truyền, vận động

Nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 02 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”, Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Huyện ủy Ba Vì đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng NTM sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và nhân dân hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, của Huyện về xây dựng NTM.

UBND huyện, các phòng ban chuyên môn đã tổ chức 120 hội nghị tập huấn chuyên đề, tổ chức 76 lớp tập huấn, với trên 5.243 lượt người tham dự về công tác xây dựng NTM, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phần mền cơ sở dữ liệu theo dõi kết quả xây dựng NTM; Đặc biệt nội dung tuyên truyền xây dựng NTM ngoài việc phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng còn được đưa vào thông báo nội bộ hàng tháng của các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc và các đoàn thể của Huyện.

Ngày 15/12/2011, Huyện ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ huyện tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và đã nhận được sự hưởng ứng của toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và 25 đơn vị trên địa bàn huyện, tạo đà thuận lợi trong việc triển khai công tác xây dựng NTM của Huyện cũng như các xã. Sau buổi lễ phát động các xã và các đơn vị quân đội, công an, điện lực đóng trên địa bàn đều phát động cuộc hưởng ứng chung sức tham gia xây dựng NTM.

Việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng bộ và trong xã hội với các hình thức phong phú, sinh động và sáng tạo; từ đó nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên về cuộc vận động và góp phần quan trọng vào triển khai thực hiện chương trình.

Hưởng ứng Cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, UBND huyện thường xuyên phối hợp

với UBMTTQVN huyện triển khai tới từng thôn, khu dân cư và được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Phong trào đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nếp sống văn hóa, đoàn kết cộng đồng dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây cũng là cơ hội để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Đài truyền thanh huyện thường xuyên viết, đăng tin bài tuyên truyền các xã, các thôn, HTX có nhiều thành tích, mô hình sản xuất có hiệu quả cao, cách làm khoa học để mọi người biết và áp dụng vào địa phương sao cho hiệu quả, thiết thực. Đài truyền thanh các xã thường xuyên tuyên truyền 19 tiêu chí NTM, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, nước sạch nông thôn; các địa phương tích cực và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, làm thơ và lấy chủ để xây dựng NTM, tham gia vệ sinh môi trường, các hội, đoàn thể tham gia tự quản các tuyến đường, công trình đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ dồn điền đổi thửa, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nhằm phát huy tối đa nội lực của địa phương.

Qua 6 năm thực hiện Chương trình thấy rằng công tác tuyên truyền vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng;

Tuy nhiên, công tác vận động, tuyên truyền mới đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, do nhân dân nhận thức đây là một chương trình của Nhà nước, nhân dân chỉ là người được hưởng lợi. Về sau thông qua các chương trình tập huấn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, kinh nghiệm, cách làm của có hiệu quả của các địa phương khác, nhân dân đã dần hiểu và thấy rằng công tác xây dựng NTM thì chủ thể chính là nhân dân, nhà nước chỉ định hướng và có cơ chế chính sách hỗ trợ để khuyến khích thực hiện. Từ những kinh nghiệm và bài học rút ra sau 6 năm thực hiện cho thấy trong thời gian tới cần làm tốt, phong phú hơn nữa nội dung công tác tuyên truyền để công tác xây dựng NTM thật sự là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, xuyên suốt giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo.

4.2.2.4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện chuơng trình

Quyết định số 1003/QĐ-BNN-KTHT, ngày 18-5-2011 về phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy đã phối hợp với HĐND, UBND huyện và các phòng, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như cử đi học ngắn và dài hạn, các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính. Huyện đã tổ chức trong toàn huyện hơn 100 hội nghị chuyên đề, tổ chức trên 70 lớp tập huấn về công tác xây dựng NTM; dồn điền đổi thửa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với trên 5.000 lượt người tham gia. Điều được đánh giá cao là việc đào tạo, bồi dưỡng luôn được chú trọng khâu chất lượng gắn với thực tiễn của cơ sở, tránh hình thức, chiếu lệ, lãng phí thời gian và công sức của người học. Thông qua quá trình bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn không chỉ các yêu cầu về cung cấp kỹ năng tổ chức sản xuất, kinh doanh được đáp ứng, mà nhiều yêu cầu khác không kém phần quan trọng như giải đáp các thắc mắc của người dân về một số vấn đề lý luận còn xa rời thực tiễn, những quan điểm trong chủ trương xây dựng NTM, nhất là trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo quốc gia có nhiều tiêu chí không phù hợp đối với địa phương từng bước được làm rõ.

4.2.2.5. Tồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Trong 6 năm 2011-2016, đã huy động được tổng 1.610.354 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách TW và thành phố: 1.051.644,5 triệu đồng - Ngân sách huyện: 374.809,0 triệu đồng

- Ngân sách xã: 60.398,5 triệu đồng

- Huy động nhân dân đóng góp: 125.752,0 triệu đồng - Nguồn khác: 2250,0 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT, ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012; Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND Thành phố Hà Nội; UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, phối hợp đơn vị tư vấn lập các dự án đầu tư cho xây dựng NTM, giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

UBND huyện làm chủ đầu tư các dự án có quy mô đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, tổng mức đầu tư lớn. UBND huyện Ba Vì giao Ban QLDA đầu tư lập dự án, xin ý kiến thẩm định của các sở liên quan, trình UBND huyện phê duyệt.

UBND xã làm chủ đầu tư các dự án có quy mô nhỏ và mức hỗ trợ của ngân sách cấp trên đến 3.000 triệu đồng. UBND các xã chủ động lập báo cáo KT-KT qua các ngành chuyên môn thẩm định, các xã làm căn cứ phê duyệt dự án và tổ chức thực hiện (chủ yếu giao cho nhóm thợ hoặc nhân dân tự làm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)