Xuất giải pháp thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. xuất giải pháp thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn

THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ

4.4.1. Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

- Tiếp tục có cơ chế chính sách huy động nguồn lực và ưu tiên phân bổ kinh phí cho các xã hoàn thành nông thôn mới hàng năm và giai đoạn 2017-2020 theo khái toán kinh phí.

- Tiếp tục bố trí, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án thuộc nhóm công trình đặc thù, khó khăn, bức xúc như: các dự án thuộc kế hoạch 166 của thành phố về hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất các xã miền núi; nước sạch nông thôn; 4 xã mất đất để xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng: Phú Sơn, Thái Hòa, Vật Lại và Cẩm Lĩnh; bãi rác Tản Lĩnh, sông Tích, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bãi rác Xuân Sơn,...

- Chú trọng thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, sức dân lại có hạn, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới đã được

phát động sâu rộng cần có những cơ chế ưu đãi, đủ sức hấp dẫn để mời gọi được nhiều doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhân tố quan trọng trong tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở hài hòa lợi ích, huy động phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tính tự giác, tự nguyện của người dân. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.

- Việc huy động các nguồn lực phải công khai, minh bạch, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi tập trung, liên kết giữa 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất để xây dựng mô hình sản xuất các hàng hóa chất lượng cao và xây dựng các thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm để kích thích tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng đơn giản thủ tục hành chính trong công tác đấu giá đất cấp huyện, tạo nguồn thu triển khai thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

4.4.2. Nâng cao nhận thức xây dựng nông thôn mới

a. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở xã.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, phương thức hoạt động và tích cực tham gia thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới. Phát huy tốt vai trò giám sát, đánh giá, phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững.

b. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, mỗi người dân phải ý thức rõ mô hình nông thôn mới mà mình sẽ chung tay, đồng sức, đồng lòng xây dựng. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung,phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trỡ thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng không thể có nông thôn mới.

Từ đó cần tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách làm trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đa dạng hóa về hình thức, nội dung tuyên truyền; nội dung tuyên truyền phải gắn với hình ảnh, kết quả đạt được, những kinh nghiệm tốt, cách làm hay ở các địa phương, đơn vị để nhân ra diện rộng. Coi công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, mặt trận và các hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

Bổ sung, điều chỉnh các quy chế, quy ước chung để thống nhất thực hiện nhằm từng bước sửa đổi dần thói quen, tập quán lạc hậu trong sản xuất, đời sống, sinh hoạt của người dân. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia thực hiện tốt công tác thanh tra nhân dân, phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới; tham gia bảo quản tốt các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn.

4.4.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, thống nhất chặt chẽ từ huyện đến các xã.

- Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp của địa phương tránh tình trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp sai mục đích và không đúng quy định.

- Áp dụng các biện pháp cụ thể để quản lý, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo tính thống nhất, đúng tiến độ và đúng

mục đích sử dụng đất được duyệt, khắc phục tình trạng “dự án treo”, sử dụng đất không hiệu quả; Kiên quyết thu hồi diện tích đất các dự án không sử dụng, chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích theo đúng quy định của Luật Đất đai.

- Cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển,xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Có các giải pháp và chính sách cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trong đó lưu ý đất cho xã hội hóa các lĩnh vực này.

4.4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

* Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất

Tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, đồng thời khuyến khích các mô hình công ty hợp danh, hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân trong địa bàn xã, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hướng dẫn triển khai các mô hình khuyến nông, tập huấn vê tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Chính quyền phải chủ động trọng mọi việc: chống thiên tai, khắc phục hậu quả của thiên tai...

* Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn

Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính quyền phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách, thủ tục hành chính, ưu đãi đầu tư,… đối với các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn xã. Khuyến khích tổ chức, đơn vị và nhân dân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ,…

4.4.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Rà soát cán bộ chưa đủ năng lực để có kế hoạch sắp xếp bồi dưỡng cán bộ nhằm đạt chuẩn, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn thực thi từng đề án.

- Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ ở địa phương vừa phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn vừa cần chú ý bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, quan tâm đến quyền lợi vật chất, đãi ngộ thoả đáng để động viên cán bộ đang làm việc, đồng thời tạo sức hút để có thể thu hút ngay cả con em của địa phương đã theo học ở các trường đại học, học viện tốt nghiệp trở về quê hương làm việc và cống hiến.

- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để cán bộ cơ sở nắm bắt, cập nhật kiến thức mới về các lĩnh vực quản lý nói chung và từng lĩnh vực chuyên môn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quản lý xây dựng, tài nguyên môi trường,..

- Công tác cán bộ cần được linh hoạt nhằm phát huy năng lực của từng cán bộ. Khi đề án được duyệt thì cử cán bộ phù hợp, kết thúc dự án này chuẩn bị cho dự án sau thì cử cán bộ này đi bồi dưỡng và có thể thực thi dự án tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)