Cơ sở thực tiễn của xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 25)

2.2.1. Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Vào những năm đầu 60 Hàn Quốc vẫn là nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm. Do vậy nhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bài học của Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nước quan tâm và suy ngẫm. Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu là làm thay đổi suy nghĩ thụ động và tư tưởng ỷ lại của phần lớn người dân nông thôn. Từ đó sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng "làng mới" (Saemoul Undong).

Tổ chức phát triển nông thôn được thành lập chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra "Uỷ ban Phát triển Làng mới" gồm từ 5 đến 10 người để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn.

Nguyên tắc cơ bản của phong trào làng mới: Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công của. Nhân dân quyết định loại công trình nào ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự giúp đỡ của Nhà nước trong những năm đầu chiếm tỷ lệ cao, dần dần các năm sau, tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước giảm trong khi quy mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần. Nội dung thực hiện của chương trình:

Thứ nhất là, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Bao gồm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân như ngói hoá nhà ở, lắp điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà... và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nông dân.

Thứ hai là, thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân như tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh.

Kết quả đạt được, 12 loại dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái lá cho nhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sân chơi cho trẻ em đã bắt đầu được tiến hành. Sau 8 năm, đến năm 1978, toàn bộ nhà nông thôn đã được ngói hoá (năm 1970 có gần 80% nhà ở nông thôn lợp lá), hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh. Sau 20 năm, đã có đến 84% rừng được trồng trong thời gian phát động phong trào làng mới. Sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ 1025 USD năm 1972 lên 2061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ nông thôn trở nên cao tương đương thu nhập bình quân của các hộ thành phố. Đây là một điều khó có thể thực hiện được ở bất cứ một nước nào trên thế giới (Lê Nguyễn, 2016).

Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển.

2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nên cải cách kinh tế ở nông thôn là một khâu đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Vì vậy từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình "công nghiệp hưng trấn". Các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp… đang ngày càng được đẩy mạnh.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu "ly nông bất ly hương", Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chương trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chương trình này là trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị (Lê Nguyễn, 2016).

- Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng và tăng cường chế biến nông sản phẩm (Lê Nguyễn, 2016).

các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân. Sau khi thực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người xuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5% (Lê Nguyễn, 2016).

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khoá XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa". Đây là kế hoạch xây dựng mới được Trung Quốc đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm lần thứ XI (2006- 2010). Mục tiêu của quy hoạch là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ". Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một "nông thôn Trung Quốc" đầy vẻ đẹp tráng lệ.

2.2.1.3. Phát triển nông thôn ở Đài Loan

Đài Loan là một nước thuần nông nghiệp. Từ năm 1949 – 1953 Đài Loan bắt đầu thực hiện sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”.

Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được Chính phủ thực hiện là "Chương trình phát triển nông thôn tăng tốc", "Tăng thu nhập của nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn", "Chương trình cải cách ruộng đất giai đoạn 2". Từ các chương trình này nhiều đầu tư đã được đưa vào cơ sở hạ tầng nông thôn và được cụ thể hoá bằng 10 nội dụng cụ thể:

- Cải cách ruộng đất

- Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kỹ thuật - Chuyển giao công nghệ mới

- Tập huấn các nông dân hạt nhân - Cung cấp các đầu vào hiện đại - Tín dụng nông nghiệp

- Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng với sự thay đổi lao động và đầu tư

- Dịch chuyển cơ cấu thị trường

- Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân.

2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1. Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất ở Việt Nam

- Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa chủ chiếm 41,4% ruộng đất; Nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất.

- Từ năm 1954 - 1959, ruộng đất được giao cho người dân với mục tiêu "người cày có ruộng". Giai đoạn này quan hệ sản xuất chuyển từ địa chủ phong kiến sang quan hệ sản xuất mới, nông dân làm chủ ruộng đất và sản xuất độc lập trên ruộng đất của mình.

- Từ 1960 - 1985: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ là mô hình tổ chức sản xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp.

+ Từ 1960 - 1975: Mô hình hợp tác hoá nông nghiệp được triển khai trên toàn miền Bắc. Trong thời kỳ này Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nông thôn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu để phát triển HTX: Phát triển các công trình kỹ thuật (nhà kho, sân phơi, các trại giống…) đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… đã có những tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp.

+ Từ 1976 - 1980: Mô hình tổ chức hợp tác xã nông nghiệp được triển khai trên phạm vi cả nước. Trong đó vai trò của cấp huyện được coi trọng, là cấp quản lý kinh tế chủ yếu đối với việc thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hình ảnh của người nông dân lúc này là hình ảnh của người xã viên HTX.

 Từ năm 1981 - 1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1981-1984: Chỉ thị 100 CT - TW (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc và thu hoạch. Chỉ thị đã tạo ra một không khí mới trong nông thôn: nông dân đã phấn khởi sản xuất, năng suất tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn, không chịu bó buộc ở “5 khâu” do tập thể đảm nhiệm.

Trong giai đoạn này, mục tiêu sản xuất vẫn bị áp đặt bởi kế hoạch từ trên xuống, nông dân vẫn chưa có quyền làm chủ thực sự.

 Giai đoạn 1985-1987: Nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.

 Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động.

 Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ.

 Đổi mới của Nghị quyết 10 so với chỉ thị 100 là “một chủ, bốn tự”

“Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Đây là bước đột phá rất quan trọng trong nghị quyết 10.

“Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã.

 Nghị quyết tạm giao trong 5 năm (1988-1993) chủ trương trao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ; Xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng.

 Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân.

 Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:

Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.

Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước; Hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa đói giảm nghèo... mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ thay đổi lớn.

Giai đoạn này, nông hộ là đơn vị sản xuất cơ bản. Người nông dân đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và đóng góp nhiều cho phát triển cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể.

Mô hình này có tác dụng làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Đời sống của người dân nông thôn đã ngày càng nâng cao, đẩy mạnh tiến trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.2.2.2. Chương trình phát triển nông thôn mới cấp xã

Thực hiện nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ chính trị, từ năm 2001, Ban kinh tế Trung ương đã cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngành và địa phương triển khai xây dựng mô hình thí điểm “phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” tại các vùng sinh thái. Các chương trình này được đưa vào chương trình trọng tâm của Bộ nông nghiệp và PTNT, đó là chương trình phát triển nông thôn cấp xã. Chương trình đã được triển khai tại 14 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT (tăng lên 18 xã năm 2004) và khoảng 200 xã điểm của các địa phương. Chương trình được thực hiện với 5 nội dung:

- Phát triển kinh tế hàng hoá với cơ chế phù hợp khai thác được lợi thế của địa phương, có thị trường tiêu thụ

- Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá

- Xây dựng khu dân cư văn minh

- Tăng cường công tác văn hoá, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ.

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình đã đào tạo cho cán bộ các xã điểm, triển khai quy hoạch cho 18 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lồng ghép các chương trình, dự án về khuyến nông, nước sạch, và vệ sinh môi trường cho những xã điểm này.

2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong

tiến trình hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc đẩy thế nào, các nước có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)