Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 35)

3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đến năm 2016 qua điều tra kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện được chia thành 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các xã thực hiện khá (đạt từ 10 – 16 tiêu chí): Gồm Cẩm Lĩnh, Thái Hòa, Vạn Thắng, Đồng Thái, Thụy An, Sơn Đà, Tiên Phong, Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Đông Quang, Phú Cường, Ba Trại, Minh Quang, Phú Đông, Yên Bài, Cam Thượng, Ba Vì, Chu Minh, Khánh Thượng, Vân Hòa, Minh Châu.

Nhóm 2: Các xã thực hiện tốt (đạt xã nông thôn mới): Gồm xã Cổ Đô, Thuần Mỹ, Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu, Phong Vân, Phú Sơn, Vật Lại.

Từ kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Ba Vì tiến hành chọn ngẫu nhiên 2 xã từ 2 nhóm là xã Tản Hồng và xã Đông Quan để nghiên cứu điểm để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.5.2. Điều tra thu thập số liệu

Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phương pháp cụ thể đó là:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được tiến hành thu thập tại các cơ quan hữu quan: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì, Phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì, Phòng Thống kê huyện Ba Vì… và các xã của huyện Ba Vì.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn những người có trách nhiệm về triển khai thực hiện phương án quy hoạch ở huyện. Qua đó tìm hiểu những mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện phương án quy hoạch.

Thu thập số liệu thông qua 100 phiếu (mỗi xã 50 phiếu) điều tra thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn khảo sát là người dân trên địa bàn 2 xã được chọn gồm 15 phiếu là cán bộ xã, cán bộ BCĐ xây dựng NTM ở xã và 35 điều tra ở các hộ dân.

3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu

Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong báo cáo. Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội cũng được kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phương. Đồng thời, các tài liệu khác về địa phương như các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, các bản đồ gốc của địa phương cũng được thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm trước và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BA VÌ 4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Ba Vì

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách Trung tâm Hà Nội 53 km. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Đà. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thạch Thất. Huyện bao gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã.

Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Vùng núi có diện tích đất tự nhiên chiếm 47,5% diện tích toàn huyện và có 20% đất nông nghiệp. Vùng này có 2 loại hình núi cao thuộc vườn quốc gia, đồi thấp gồm 7 xã miền núi, độ cao trung bình toàn vùng từ 150 - 300 m.

- Vùng đồi gò gồm 13 xã chiếm 33,62% diện tích toàn huyện, vùng này có 54,9% là đất nông nghiệp, địa hình thấp dần từ độ cao 150 m xuống đến 15m theo hướng Tây, chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.

- Vùng bãi ven sông tương đối bằng phẳng gồm 11 xã, diện tích tự nhiên chiếm 18,88% và có 37,84% diện tích đất nông nghiệp cả bên trong, ngoài đê với các bãi cát nổi.

Ba Vì nối liền với các tỉnh và trung tâm Hà Nội bằng các trục đường chính như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà với tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài và tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.

4.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Ba Vì

Huyện Ba Vì nằm trong khu vực khí hậu Đông Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất. Khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng và mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất 37 -

38oC, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23 - 25oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 - 2.000 mm, nhưng phân bổ không đều, phần lớn tập trung vào tháng 8 và 9 cho nên từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường là khô hanh, hạn hán. Huyện Ba Vì được ưu đãi từ nguồn nước của trạm bơm Trung Hà, cung cấp nước tưới cho 2/3 huyện, nên vấn đề nước tưới cho sản xuất đã căn bản được giải quyết.

4.1.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải sử dụng đất đai hiệu quả cao nhất. Muốn vậy phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Vì là 42.402,8 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 29.183,7 ha chiếm 68,8% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 12.945 ha chiếm 30,5% và diện tích đất chưa sử dụng là 274,1 ha chiếm 0,6% diện tích đất nông nghiệp. Số liệu được trình bày cụ thể ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì 2016

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

A. Tổng diện tích đất tự nhiên 42402,8 100,0

I. Đất nông nghiệp 29183,7 68,8

1. Đất sản xuất nông nghiệp 17140,1 58,7

1.1. Đất trồng cây hàng năm 11512,3 67,2

1.2. Đất trồng cây lâu năm 5627,8 32,8

2. Đất lâm nghiệp 10901,0 37,4 2.1. Đất rừng sản xuất 4386,3 40,2 2.2. Đất rừng phòng hộ 78,4 0,7 2.3. Đất rừng đặc dụng 6436,3 59,0 3. Đất nuôi trồng thủy sản 1114,2 3,8 4. Đất nông nghiệp khác 28,4 0,1 II. Đất phi NN 12945,0 30,5 III. Đất chưa sử dụng 274,1 0,6 B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. DT đất sản xuất NN/khẩu NN (ha/người) 0,081 2. DT đất sản xuất NN/hộ NN (ha/hộ) 0,433 3. DT đất sản xuất NN/lao động NN (ha/lđ) 0,187

4.1.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì

Qua điều tra, chúng tôi thấy nhân khẩu của huyện Ba Vì có sự tăng giảm qua 3 năm cụ thể: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7.694 người chiếm 3,16%, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 2.232 người chiếm 0,89% và tốc độ tăng trung bình qua các năm là 2,02%.

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2013-2015) Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) (2013-2015) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 8/12 8/13 Bình quân

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 243.471 100 251.165 100 253.397 100 3,16 0,89 2,02

Khẩu nông nghiệp Khẩu 206.012 84,61 209.002 83,21 210.502 83,07 1,45 0,72 1,08

Khẩu kiêm Khẩu 6.415 2,63 6.845 2,73 6.890 2,72 6,70 0,66 3,68

Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 31.044 12,75 35.318 14,06 36.005 14,21 13,77 1,95 7,86

2. Tổng số hộ Hộ 53.195 100,0 52.516 100,0 52.738 100,0 -1,28 0,42 -0,43

Hộ thuần nông Hộ 42.115 79,17 40.626 77,36 39.616 75,12 -3,54 -2,49 -3,01

Hộ kiêm Hộ 2.335 4,39 1.976 3,76 2.290 4,34 -15,37 15,89 0,26

Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.745 16,44 9.914 18,88 10.832 20,54 13,37 9,26 11,31

3. Tổng lao động LĐ 119.112 100,0 123.599 100,0 123.731 100,0 3,77 0,11 1,94

Lao động nông nghiệp LĐ 95.013 79,77 93.965 76,02 91.510 73,96 -1,10 -2,61 -1,86

Lao động kiêm LĐ 4.543 3,81 5.031 4,07 6.143 4,96 10,74 22,10 16,42

Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.556 16,42 24.603 19,91 26.078 21,08 25,81 6,00 15,90

4. Một số chỉ tiêu LĐ

BQ khẩu/hộ Khẩu 4,58 4,78 4,80 4,49 0,46 2,48

BQ khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp Khẩu 4,89 5,14 5,31 5,17 3,29 4,23

BQ lao động/hộ LĐ 2,24 2,35 2,35 5,11 -0,31 2,40

BQ lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp LĐ 2,26 2,31 2,31 2,52 -0,13 1,20

Với đặc thù là huyện trung du miền núi, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nên nhân khẩu nông nghiệp của huyện Ba Vì vẫn là chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2013 là 206.012 người chiếm 84,61%; năm 2014 là 209.002 người chiếm 83,21%; năm 2015 là 210.502 người chiếm 83,07%. Bình quân trong 3 năm khẩu nông nghiệp của huyện tăng 1,08%. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy số hộ, hộ thuần nông có xu hướng giảm cả về số lượng và cơ cấu còn hộ kiêm, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng cả về số lượng và cơ cấu, trong đó hộ phi nông nghiệp tăng bình quân lớn nhất là 11,31%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngoài sản xuất nông nghiệp huyện Ba Vì còn có nhiều dịch vụ kinh doanh về du lịch sinh thái nên số hộ phi nông nghiệp cũng tăng nhẹ trong những năm qua.

Cụ thể đối với hộ thuần nông năm 2013 là 42.115 hộ chiếm 79,17%; năm 2014 là 40.626 hộ chiếm 77,36%; năm 2015 là 39.616 hộ chiếm 75,12%. Số hộ lao động nông nghiệp liên tục giảm, bình quân trong 3 năm giảm 3,01%, tương ứng với việc giảm mất 2.499 hộ/3 năm. Đối với hộ phi nông nghiệp thì cơ cấu biến động theo chiều hướng tăng dần, tốc độ tăng bình quân của hộ phi nông nghiệp là 15,9% . Đây là xu hướng biến động hợp lý, bởi vì hiện nay hộ phi nông nghiệp cho thu nhập cao hơn hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cơ cấu cũng như số lượng hộ thuần nông giảm dần. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả cho nông nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH để sản xuất ra những hàng nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường, mặc dù diện tích đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp ngày càng giảm đáng kể trong cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu phân bổ lao động giữa các ngành kinh tế của huyện.

Lực lượng lao động chiếm gần 50% dân số của huyện, hàng năm lực lượng này lại được bổ sung thêm do nhiều người bước vào độ tuổi lao động làm cho lực lượng lao động của huyện tăng; năm 2013 so với năm 2014 tăng 3,77%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,11%, bình quân 3 năm tăng 1,94%. Trong đó cơ cấu lao động thì lao động nông nghiệp có xu hướng giảm. Thể hiện năm 2011 là 95.013 người chiếm 79,77%, thì đến năm 2014 là 93.965 người chiếm 76.02% và đến năm 2015 chỉ còn 91.510 người chiếm 73,96%, bình quân trong 3 năm lực lượng lao động nông nghiệp giảm 1,86%.

phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng. Bình quân lao động phi nông nghiệp tăng 15,9%, lao động kiêm tăng bình quân 16,42%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động nông thôn đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, lực lượng lao động chuyển dần sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp đã thay cho làm ruộng hoặc tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu thập từ ngành công nghiệp, ngành nghề phụ. Trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến và nhiều khu du lịch. Mỗi ngành nghề thu hút hàng nghìn công nhân lao động. Tuy nhiên cơ cấu lao động nông nghiệp năm 2015 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,96%, sau đó lao động phi nông nghiệp trên 21,08% và lao động kiêm chiếm tỷ lệ ít nhất dưới 5%.

Đối với các chỉ tiêu bình quân, ta thấy các chỉ tiêu số khẩu/hộ, khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp, lao động/hộ và lao động nông nghiệp/ hộ nông nghiệp đều tăng qua 3 năm. Cụ thể bình quân số khẩu/hộ tăng 2,48%; khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp tăng 4,23%; số lao động/hộ tăng 2,4%; số lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp tăng 1,2%. Nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và lợi nhuận thấp nên vấn đề được đặt ra ở đây là chúng ta phải đưa ra được những giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn để lao động nông nghiệp yên tâm sản xuất, nhất là nông nghiệp làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi.

4.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Nhìn vào cơ sở vật chất kỹ thuật ta có thể đánh giá được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Huyện Ba Vì có 421 km đường giao thông. Đường quốc lộ 32 qua địa phận huyện là 18 km. Đường quốc lộ kéo dài xung quanh huyện 152 km và đường huyện lộ với mạng lưới giao thông nối giữa các xã là 251 km. Nhìn chung các tuyến đường quốc lộ, huyện lộ đều được đầu tư thuận tiện cho giao thông giữa các xã trong huyện và giữa huyện với bên ngoài.

Toàn huyện có 4 trạm bơm tưới và có 8 trạm bơm tiêu úng, với tổng số 300 km kênh mương nội đồng đã và đang phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngoài ra hồ chứa nước Suối Hai phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.000 ha.

trong huyện và tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia gần 100%, hệ thống điện hạ thế huyện giao cho các hợp tác xã dịch vụ quản lý, đảm bảo cho việc sử dụng cũng như việc tránh thất thoát điện năng. Trong những năm gần đây huyện đã đầu tư và thu hút nhiều tỷ đồng để duy trì, sửa chữa và xây dựng hệ thống điện, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện cơ khí hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp của địa phương.

Huyện có 5 chợ lớn và nhiều cửa hàng buôn bán tập trung ở khu đông dân cư gần đường giao thông. Hệ thống thông tin liên lạc bưu điện được đảm bảo với 100% số xã có nhà bưu điện văn hóa và một trung tâm bưu điện huyện.

Nhìn chung với cơ sở vật chất kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm của huyện khá tốt. Điều này góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)