Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.3. Những tồn tại trong thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên

mới trên địa bàn huyện Ba Vì

4.2.3.1. Kết quả đạt được

a. Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình được hình thành khá đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành đem lại hiệu quả thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện chương trình.

b. Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” do Huyện phát động đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng nông thôn mới.

c. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn huyện. Phát huy và coi trọng tính dân chủ ở cơ sở, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó đã rút kinh nghiệm và biểu dương nhiều cách làm sáng tạo, hợp lòng dân và đã huy động được nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM.

d. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, xây dựng; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Bình quân mỗi xã tăng từ 8 -12 tiêu chí. Toàn huyện đến cuối năm 2016 có 9 xã đạt chuẩn NTM, 15 xã đạt từ 13 đến 16 tiêu chí và 6 xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí - là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng NTM của huyện.

4.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu

- Tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra (đến nay mới có 9 xã (chiếm 30%) đạt chuẩn NTM, không đều giữa các vùng; chậm và khó khăn là ở các xã miền núi và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Nguồn lực đầu tư chương trình xây dựng NTM từ ngân sách còn hạn chế, chưa huy động và thu hút các đơn vị tham gia. Các xã chưa chủ động xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực để thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương, mà vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên, do đó tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quyết liệt triển khai thực hiện công tác xây dựng NTM và chưa xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các tiêu chí theo lộ trình, khả năng của địa phương.

- Năng lực cán bộ chuyên môn làm công tác xây dựng NTM ở cơ sở còn hạn chế, nên việc nắm bắt thông tin của chương trình chưa đầy đủ nhân dân chưa tích cực tham gia xây dựng NTM ở địa phương, nên tiến độ triển khai còn chậm.

- Một số xã chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, công sức lao động của nhân dân, mà vẫn sản xuất theo truyền thống, do đó giá trị sản phẩm hàng hóa chưa cao.

4.2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trên

a. Về khách quan

Xuất phát điểm của nền kinh tế Ba Vì còn thấp so với các huyện, thị của thành phố Hà Nội, địa bàn nông thôn rộng, đất canh tác lại manh mún. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chưa đồng bộ, thiếu tính đột phá, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp còn thấp. Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập chưa kịp thời được điều chỉnh.

Do xuất phát điểm của các xã còn thấp và lại là công việc mới, khối lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị rất lớn, đa dạng...; trong thực hiện phải vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, bổ sung. Thời gian thực hiện chưa nhiều. Một số chính sách mới được triển khai nên chưa phát huy được tác dụng, chưa đem lại kết quả thực tế.

b. Về chủ quan

- Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình MTQG xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình.

- Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhất là cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào phát triển kinh tế nông thôn.

- Một số cán bộ xã năng lực còn hạn chế, nên công tác triển khai thực hiện còn biểu hiện lúng túng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn chưa khai thác tốt nguồn lực tại xã, một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm về xây dựng nông thôn mới.

- Công tác quản lý đất nông nghiệp ở các xã, thị trấn không được quan tâm thường xuyên, một số nơi còn giao đất nông nghiệp cho HTX, thôn quản lý sử dụng không đúng quy định, do vậy không quản lý được quỹ đất nông nghiệp thuộc phạm vi hành chính.

- Nguồn vốn đầu tư ngân sách cho Chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế, việc huy động tham gia của doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)