Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 93)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện trước hết cần phải nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất ở các vùng kinh tế sinh thái. Tân Sơn là một huyện có địa hình đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng gồm các loại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…Hệ thống cây trồng được bố trí phù hợp trên từng vùng đất và từng mùa vụ. Loại hình sử dụng đất là một bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp ở các hộ gia đình tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho 2 tiểu vùng kinh tế sinh thái. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Tân Sơn

Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tiểu vùng 1 1. 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 650,6

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 380,07

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 287,1

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 245,2

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1123,85

Lúa đông xuân 234,0

Lúa mùa 235,7

3. Một màu – Lúa Đậu tương xuân – Lúa mùa 155,06

Lạc xuân – Lúa mùa 126,3

5. Chuyên màu và

cây CN Sắn 85,6

6. Cây công nghiệp Cây chè 508,9

Tiểu vùng 2

1. 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 590,5

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 380,7

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 287,0

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 205,2

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1893,35

Lúa đông xuân 338,5

Lúa mùa 245,0

3. Một màu – một lúa

Đậu tương xuân – Lúa mùa 185,13

Lạc xuân – Lúa mùa 105,02

4. Cây ăn quả Cây ăn quả hỗn hợp (Xoài, bưởi, nhãn) 168,86

5. Chuyên rau Rau cải 510,0

6. Chuyên màu và cây CNNN

Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 350,5 Lạc Xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 232,3

Sắn 82,43

7. Nuôi trồng thủy

sản Cá nước ngọt hỗn hợp 150,8

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Qua bảng trên ta thấy tiểu vùng 1 có 06 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 12 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một tiểu vùng có diện tích đất nông nghiệp ở mức tương đối thấp, hệ thống cây trồng chủ yếu của huyện là các loại cây lâu năm, cây hàng năm. Trong đó, LUT 2 lúa – màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên lúa có 3 kiểu sử dụng đất, LUT màu – lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT Cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu và cây CN có 1 kiểu sử dụng đất, LUT cây công nghiệp có 1 kiểu sử dụng đất.

Tiểu vùng 2 có 07 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 15 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một tiểu vùng có diện tích đất nông nghiệp ở mức khá, địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông Bứa chảy qua vì vậy điều kiện đất đai khá tốt, hệ thống cây trồng chủ yếu là rau màu, lua nước và cây ngắn ngày. Trong đó, LUT 2 lúa – màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên lúa có 3 kiểu sử dụng, LUT một lúa – màu có 2 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu và CNNN có 3 kiểu sử dụng đất và LUT nuôi trồng thủy sản có 1 kiểu sử dụng đất.

4.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi dựa vào thời điểm giá cả địa bàn huyện Tân Sơn các vùng lân cận năm 2015.

Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất đó là các loại cây và giống cây trồng trên các loại đất. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện như sau:

a. Hiệu quả kinh tế cây trồng chính ở tiểu vùng 1

Cây trồng chính của tiểu vùng này là cây lúa, các loại rau màu, cây chè. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế trên 1ha một số cây trồng chính tiểu vùng 1 Đơn vị tính: 1000 VN đồng Cây trồng NS tạ/ha GTSX CPTG TNHH Hiệu quả đồng vốn (lần) Lúa xuân 46,5 39.525 14.624 24.901 1,70 Lúa mùa 44,5 37.825 13.815 24.010 1,74 Khoai lang 55,3 41.475 15.755 25.720 1,63 Đậu tương 15,1 30.200 10.358 19.842 1,91 Ngô 46,5 41.850 14.950 26.900 1,80 Lạc 18.2 34.580 11.714 22.866 1.95 Sắn 142,0 42.600 15.885 26.715 1,68 Rau cải 52,1 36.470 13.362 23.108 1,73 Cây chè 113,8 102.420 29.074 73.346 2,52

Cây ăn quả ( cây ăn quả hỗn hợp: Xoài, nhãn, bưởi)

60,5 63.500 28.108 35.392 1.,26

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ (2016)

Qua bảng 4.9 ta thấy nhóm cây như cây đậu tương, cây lạc cho hiệu quả kinh tế không cao khi TNHH chỉ đạt từ 19.842 nghìn đồng/ha - 22.866 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra cao nhất là cây chè (2,52 lần), đối với cây chè trong thời gian xây dựng cơ bản (3 năm đầu) thì chi phí cao hơn, các năm sau khi chè đã trưởng thành cho thu nhập thì chi phí trung gian thấp, vì chu kỳ sống cây chè khoảng 30 năm mới phải đầu tư lại, hiệu quả kinh tế tính trên một đồng vốn bỏ ra thấp nhất là cây ăn quả với 1,26 lần vì chu kỳ thu hoạch một vụ/năm và năng suất không cao, cây ăn quả chủ yếu trồng ở các vùng có địa hình bằng phẳng, giàu chất dĩnh dưỡng, vì vậy khi trồng cây ăn những nơi có địa hình dốc, chất lượng đất không màu mỡ, hay bị rửa trôi các chất dinh dưỡng do vậy năng suất cây ăn quả là không cao.

Nhìn chung, cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại có năng suất tốt, giá thành cao và có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên những loại cây này chỉ mang tính chất thời vụ và chỉ trồng được ở các xã có điều kiện về đất đai và địa hình cho phép; Chè trồng ở các xã Tân Phú, Thu Cúc, Kim Thượng, Xuân Sơn, Tam Thanh nơi có địa hình tương đối dốc, có nhiều đồi bát úp. Chính vì vậy ở tiểu vùng 1, các loại hình sử dụng đất như lúa, cây thực phẩm, rau các loại không đem lại hiệu quả cao nhưng cũng được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tại địa phương.

b. Hiệu qủa kinh tế các cây trồng chính ở tiểu vùng 2

Với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao toàn vùng thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện nên tiểu vùng 2 thích hợp cho việc trồng các loại cây lúa, các loại rau.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha một số cây trồng chính tiểu vùng 2

Đơn vị tính: 1000 VN đồng Cây trồng NS tạ/ha GTSX CPTG TNHH Hiệu quả đồng vốn (lần) Lúa xuân 51,5 43.775 15.556 28.219 1,81 Lúa mùa 49,5 42.075 14.985 27.090 1,80 Khoai lang 58.1 43.575 15.912 27.663 1,74 Đậu tương 18,0 36.000 12.058 23.942 1,98 Ngô 49,5 44.550 15.450 29.100 1,88 Lạc 24.4 46.360 15.214 31.146 2,05 Sắn 126,7 38.010 14.285 23.725 1,66 Rau cải 178,8 125.160 30.474 94.686 3,11 Nuôi trồng thủy sản 24,3 60.750 24.789 35.961 1,45 Cây ăn quả ( cây ăn

quả hỗn hợp: Xoài, nhãn, bưởi)

65,1 69.515 28.613 40.902 1,43

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ (2016)

Cây trồng điển hình của tiểu vùng 2 này ngoài cây lúa là các cây rau cải. TNHH của cây rau đạt 94.686 nghìn đồng/ha, cây sắn TNHH đạt 23.725 nghìn đồng/ha, TNHH của khoai lang 27.663 nghìn đồng/ha.

Hiệu qủa kinh tế cao nhất vùng là cây rau cải, TNHH đạt 94.686 nghìn đồng/ha, hiệu quả thấp nhất là cây sắn với TNHH chỉ đạt 23.725 nghìn đồng/ha.

Các loại cây lương thực cho giá trị thu nhập thấp như cây đậu tương chỉ đạt 23.942 nghìn đồng/ha, lúa mùa chỉ đạt 27.090 nghìn đồng/ha…trong khi đó hiệu quả của rau cải là 94.686 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả thu lại tính trên 1 đồng vốn bỏ ra của cây rau màu là cao nhất với 3,11 lần, thấp nhất là nuôi trồng thủy sản (cá hỗn hợp nước ngọt) với 1,45 lần.

c. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1:

Tiểu vùng 1 có 6 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 12 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp không lớn nên hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các cây hàng năm, cây lâu năm. Trong đó, LUT 2 lúa – 1 màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT Chuyên lúa có 3 kiểu sử dụng đất, LUT Màu – Lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT Chuyên màu và Cây CN có 1 kiểu sử dụng đất. LUT Cây công nghiệp có 1 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất.

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của các kiểu sử dụng đất vùng 1

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất Chi phí

trung gian Thu nhập hỗn hợp (TNHH) Hiệu quả đồng vốn Đánh giá chung Giá trị (1000 đồng) Điểm đánh giá Giá trị (1000 đồng) Giá trị (1000 đồng) Điểm đánh giá Giá trị (lần) Điểm đánh giá Tổng điểm Đánh giá 1 2 lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa –

Ngô đông 119.200 3 43.389 75.811 2 1,75 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa –

Đỗ tương 107.550 2 38.797 68.753 2 1,77 2 6 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa –

Khoai lang 118.825 3 44.194 74.631 2 1,69 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa –

Rau cải 113.820 2 41.801 72.019 2 1,72 2 6 Trung bình

2 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa Lúa đông xuân 77.350 39.525 2 1 28.439 14.624 24.901 48.911 1 1 1,72 1,70 2 2 4 5 Trung bình Thấp

Lúa mùa 37.825 1 13.815 24.010 1 1,74 2 4 Thấp

3 Lúa – màu Lạc xuân – Lúa mùa Đậu tương xuân – Lúa 72.405 2 25.529 46.876 1 1,84 2 5 Trung bình

mùa 68.025 2 24.173 43.852 1 1,81 2 5 Trung bình

4 Chuyên màu và CN Sắn 42.600 1 15.885 26.715 1 1,68 2 4 Thấp

5 Cây công nghiệp Cây chè 102.420 2 29.074 73.346 2 2,52 3 7 Cao

6 Cây ăn quả Cây ăn quả hỗn hợp (Xoài, bưởi, nhãn) 63.500 2 28.108 35.392 1 1,26 1 4 Thấp Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ (2016)

Loại hình sử dụng đất 2 Lúa – 1 Màu cho tổng giá trị sản xuất ở mức khá cao (từ 107.550 – 119.200 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (từ 38.797 – 44.194 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được cũng ở mức trung bình (TNHH từ 68.753 – 75.811 nghìn đồng/ha), hiệu quả đồng vốn đạt mức trung bình (1,69 – 1,77 lần) từ nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá các loại sản phẩm đầu vào cao như phân, đạm, NPK, thuốc BVTV..).

Loại hình sử dụng đất chuyên Lúa (Lúa xuân – Lúa mùa; Lúa xuân; Lúa mùa) cho tổng giá trị sản xuất ở mức trung bình và thấp (37.825 - 77.350 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình thấp là (13.815 - 28.439 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được ở mức thấp, TNHH đạt (24.010 - 48.911 nghìn đồng/ha, hiệu qủa đồng vốn đạt trung bình đạt từ 1,70 - 1,74 lần.

Loại hình sử dụng đất 1 Màu – 1 Lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức trung bình (68.025 – 72.405 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (24.173 – 25.529 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức trung bình thấp (TNHH là 43.852 - 46.876 nghìn đồng/ha), hiệu qủa đồng vốn đạt mức trung bình đạt từ 1,81 – 1,84 lần.

Loại hình sử dụng đất Chuyên màu và cây CN (Sắn): Cho tổng giá trị sản phậm ở mức thấp 42.600 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức thấp là 15.885 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí (TNHH) đạt ở mức thấp 26.715 nghìn đồng/ha, hiệu qủa đồng vốn đạt mức trung bình đạt 1,68 lần.

Loại hình sử dụng đất Cây công nghiệp (Chè): Cho tổng giá trị sản phẩm ở mức cao 102.420 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức trung bình là 29.074 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức cao 73.346 nghìn đồng/ha, hiệu qủa đồng vốn đạt mức cao đạt 2,52 lần.

Loại hình sử dụng đất Cây ăn quả cho tổng giá trị sản phẩm thu được ở mức thấp với tổng giá trị sản phẩm thu được chỉ đạt 63.500 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian cũng đạt mức thấp là 28.108 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí đạt 35.392 nghìn đồng/ha.

Như vậy, đối với các kiểu sử dụng đất (các công thức luân canh) trên địa bàn huyện Tân Sơn có yêu cầu về mức độ đầu tư chi phí trung gian, tổng thu nhập. Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình sử dụng đất Cây công nghiệp (Cây chè) đạt 73.346 nghìn đồng/ha, loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu (Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đạt 74.631 - 75.811 nghìn đồng/ha).

Loại hình sử dụng đất 2 Lúa – 1 Màu (Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương, Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải) cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, TNHH từ 60 đến 70 triệu đồng/ha.

Các loại hình sử dụng đất Chuyên lúa (kiểu sử dụng đất Lúa xuân-Lúa mùa; Lúa mùa; Lúa đông xuân), LUT Màu-Lúa (kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Lúa mùa và Đậu tương xuân – Lúa mùa), LUT Chuyên màu và cây CN (Sắn), LUT Cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp, TNHH dưới 50 triệu đồng/ha.

- Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 15 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là vùng có diện tích canh tác khá lớn, địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp trồng lúa nước và rau màu. Trong đó LUT 2 Lúa – 1 Màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT Chuyên lúa có 3 kiểu sử dụng đất, LUT Màu – Lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT Chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu và cây CNNN có 3 kiểu sử dụng đất, LUT Nuôi trồng thủy sản có 1 kiểu sử dụng đất, LUT Cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất.

Bảng 4.12. Hiểu quả kinh tế trên 1ha của công thức luân canh tiểu vùng 2

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất Chi phí

trung gian Thu nhập hỗn hợp (TNHH) Hiệu quả đồng vốn Đánh giá chung Giá trị (1000 đồng) Điểm đánh giá Giá trị (1000 đồng) Giá trị (1000 đồng) Điểm đánh giá Giá trị (1000 đồng) Điểm đánh giá Điểm đánh giá Đánh giá 1 2 lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô

đông 130.400 3 45.991 84.409 2 1,84 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ

tương 121.850 3 42.599 79.251 2 1,86 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa –

Khoai lang 129.425 3 46.453 82.972 2 1,79 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau

cải 211.010 3 61.015 149.995 3 2,46 3 9 Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)