Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tân Sơn

4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.3.1 Sản xuất nông- lâm nghiệp

Tính đến cuối năm 2015 tổng sản lượng cây lương thực, cây có hạt và cây chất bột là 32.920,4 tấn. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4.696 ha.

Sản lượng lương thực (lúa) 23.100 tấn. Bình quân lương thực đạt trên 294 kg/người/năm.

Sản lượng chè búp tươi trên địa bàn đạt 26.950 tấn.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 là 832,1 tỷ đồng (Tính theo giá 2015).

a. Ngành trồng trọt:

Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chính của huyện là 10.564,95 ha, trong đó diện tích Lúa 2935,5 ha, Ngô là 185,9 ha, Khoai lang 66,0 ha, đậu tương 138,2 ha. Cây công nghiệp ngắn ngày như Sắn 101,2 ha. Năng suất lúa đạt bình quân 81,1tạ/ha, sản lượng đạt 21.665,3 tấn. Ngô năng suất 41,57 tạ/ha, sản lượng đạt 5500 tấn. Khoai Lang năng suất 199.2 tạ/ha, sản lượng 1315,0 tấn. Sắn năng suất đạt 165,11 tạ/ha, sản lượng 16.710 tấn. Các cây trồng khác như. Đậu Tương năng suất 58,6 tạ/ha, sản lượng 81,1 tấn.

Diện tích cây lâu năm 6823,62 ha, trong đó cây chè là 2 689,3 ha, trồng mới là 174,1 ha, cho sản phẩm là 1.416 ha với năng suất 71,8 tạ/ha. Chè của dân là 1633,3 ha, chè của các liên doanh và các tổ chức là 899 ha. Năng xuất Chè ở một số xã đạt mức cao như: Mỹ Thuận 89,6 tạ/ha, Long Cốc 95,6 tạ/ha.

Tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2015 là 144 084,95 triệu đồng.

Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện 54.192,17 ha, trong đó rừng đặc dụng

9398,0 ha, rừng phòng hộ 9248,94 ha, rừng trồng sản xuất có diện tích 30331,35 ha. Tổng sản lượng gỗ khai thác trong năm đạt 43558 m3, củi 46

872Ste, Tre, Luồng 916 000 cây, măng 35,7 tấn. Tổng giá trị khai thác lâm sản năm 2015 là 19868,2 triệu đồng (giá năm 2015).

b. Chăn nuôi, thủy sản:

Chăn nuôi của Tân Sơn trong thời gian qua đã có sự chuyển biến rõ rệt góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp tăng thêm thu nhập của người dân. Số liệu thống kê năm 2015 cho thấy tổng đàn Trâu là 12.887 con, phát triển mạnh ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Mỹ Thuận, Xuân Đài, Kim Thượng. Tổng đàn Bò là 6667 con, phát triển mạnh ở các xã Thu Cúc, Mỹ Thuận, Văn Luông. Tổng đàn Lợn 32.117 con, trong đó: Lợn thịt 28.371 con, Lợn nái 1610 con, Lợn sữa 2136 con. Tổng đàn gia cầm là 502.000 con, trong đó: Gà 419.267 con, vịt 73.028 con, Ngan, Ngỗng 9 705 con. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 54 con Ngựa, 6 577 con Dê, 720 đàn Ong mật...

Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được phát triển, việc chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đã được thực hiện ở một số xã. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 361,84 ha (toàn bộ là nuôi cá thịt), trong đó: Chuyên cá 227,6 ha, cá vụ 6,1 ha. Tổng sản lượng nuôi thả (cá) là 168,21 tấn. Tổng số hộ nuôi thủy sản là 3261hộ.

Số hộ đánh bắt thuỷ sản tự nhiên là 53 hộ, trong đó chuyên là 38 hộ. Số thuyền khai thác thuỷ sản là 19 thuyền, các dụng cụ khai thác khác như chài, lưới là 1828 chiếc.

Tổng sản lượng khai thác tự nhiên năm 2015: cá 3,2 tấn, Tôm 2,44 tấn, Cua, ốc, Bống 58,15 tấn.

4.1.3.2. Công nghiệp-TTCN.

Đã tiếp tục triển khai xây dựng đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011- 2015, lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư các công trình điện đến hết năm 2010, xúc tiến việc quy hoạch cụm công nghiệp nhằm khai thác và

thu hút đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp. Phát huy thế mạnh về công nghiệp chế biến chè và nguyên liệu giấy.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 155,4 tỷ đồng, trong đó: Kinh tế ngoài nhà nước chiếm 75,4 tỷ đồng, kinh tế nhà nước chiếm 80,0 tỷ đồng. Toàn huyện có 468 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 3 cơ sở sản xuất doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng. Thẩm định để hoàn thiện hồ sơ thành lập làng dệt thổ cẩm Kim Thượng.

Các sản phẩm chính: Thực phẩm đồ uống 6480 triệu đồng, trang phục may mặc 1800 triệu đồng, chế biến gỗ (đóng giường, tủ) 2440.8 triệu đồng, khai thác đá và mỏ khác 1922 triệu đồng, các sản phẩm từ kim loại 1446 triệu đồng, dịch vụ in ấn 42 triệu đồng, sửa chữa xe có động cơ 541 triệu đồng, chế biến tre, gỗ, nứa 759 triệu đồng.

Nhìn chung về CN - TTCN tăng khá nhanh, tạo nhiều mặt hàng phục vụ đời sống, tuy nhiên sản xuất chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

4.1.3.3. Thương mại - dịch vụ.

Thương mại, dịch vụ của huyện chưa phát triển, chủ yếu vẫn là hệ thống các chợ nhỏ và chợ phiên nông thôn. Vận tải chỉ có một số ít hộ gia đình hoặc cá nhân hoạt động đơn lẻ với doanh thu thấp. Hoạt động du lịch đã bước đầu được triển khai tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tuy nhiên nguồn thu còn hạn chế và chưa thực sự hấp dẫn được khách du lịch.

Hoạt đông bưu chính viễn thông: Doanh thu từ hoạt động bưu chính viễn thông trong năm 2015 là 1114 triệu đồng. Duy trì hoạt động có hiệu quả 17 điểm bưu điện văn hoá xã, phát hành 295 631 tờ báo các loại, chuyển phát nhanh 2225 thư tín, bưu kiện.

Tổng giá trị thương mại dịch vụ, vận tải năm 2015 đạt 329,5 tỷ đồng, tuy nhiên, vẫn là dịch vụ nhỏ và trung bình với các loại hàng hoá tiêu dùng là chính. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông… còn nhiều hạn chế, nhưng bước đầu đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)