.22 Tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 93 - 111)

LUT Hiệu quả

kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng điểm Đánh giá chung Tiểu vùng 1

2 lúa - màu 6,5 4,8 6,3 17,6 Trung bình

Chuyên lúa 4,3 4 6 14,3 Trung bình

1 Lúa – màu 6 4 6 16 Trung bình

Cây CN 4 3 - 7 Thấp

Cây công nghiệp 8 5 7 20 Cao

Cây ăn quả 3,3 3 4 10,3 Thấp

Tiểu vùng 2

2 lúa - màu 8 5 6,3 19,3 Cao

Chuyên lúa 4,6 4 6 14,6 Trung bình

1 Lúa – màu 6 4 6,5 16,8 Trung bình

Chuyên rau 9 5 7 21 Cao

Chuyên màu và cây

CNNN 6,7 3,3 6 16 Trung bình

Nuôi trồng thủy sản 5 3 - 8 Thấp

Cây ăn quả 4 4 3,2 11,2 Thấp

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.4.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả về mặt hiệu quả kinh tế, mặt hiệu quả xã hội và mặt hiệu quả môi trường ở phần trên tôi đã có những định hướng sử dụng đất của huyện Tân Sơn theo các tiểu vùng như sau:

- LUT 2 lúa – màu và LUT chuyên lúa: hiệu quả kinh tế ở mức cao ( tổng thu nhập đạt từ 107.550 – 119.200 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội ở mức cao (đạt từ 6 – 7 điểm), hiệu quả môi trường ở trung bình (từ 6 - 7 điểm) nên có hiệu quả chung ở mức cao. LUT 1 Lúa – màu: Có hiệu quả kinh tế (đạt 68.025 – 72.405 nghìn đồng/ha), hiệu qủa xã hội (đạt 6 điểm) và hiệu quả môi trường (đạt từ 5 – 7 điểm) đều đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn lương thực cũng như sự ỏn định lương thực tại địa phương, loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu này cần được duy trì và phát triển mở rộng hơn trong những năm tới.

- LUT cây công nghiệp - cây Chè: Đều cho hiệu quả kinh tế ở mức cao (102.420 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội ở mức cao (đạt 8 điểm) và môi trường ở mức cao (đạt 7 điểm), ổn định. Đây là loại hình sử dụng đất thế mạnh của vùng, cần được duy trì và mở rộng, nhằm thu hút lao động, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây trong những năm tới.

- LUT cây ăn quả lâu năm và LUT cây Sắn có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình và thấp nhưng hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường ở mức trung bình và thấp nên có hiệu quả chung là thấp. Với cây ăn quả có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (đạt 63.500 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội ở mức thấp (đạt 4 điểm), hiệu quả môi trường thấp (4 điểm). Cây sắn với hiệu quả kinh tế (đạt 42.600 nghìn đồng/hà), hiệu quả xã hội mức thấp (đạt 5 điểm). LUT cây ăn quả mang tính tự phát, người dân ít đầu tư, chú trọng vào mô hình cây ăn quả, một phần do điều kiện tự nhiên và một phần do tập quán người dân. Định hướng những năm tới nên chuyển dần diện tích cây ăn quả và diện tích trồng sắn sang trồng chè và một số LUT cây phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Bảng 4.23. Định hướng về diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 1

Hiện trạng (2015) Định hướng (2020) Tăng (+)

Giảm (-) (ha) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) 1. 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 650,6

1. 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 655,6 5,0

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 380,07 Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 384,0 3,93

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 287,1 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 287,1 0

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 245,2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 245,2 0

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1123,85

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1129,72 5,87

Lúa đông xuân 234,0 Lúa đông xuân 234,0 0

Lúa mùa 235,7 Lúa mùa 235,7 0

3. Một màu – Lúa

Đậu tương xuân – Lúa mùa 155,06

3. Một màu – Lúa

Đậu tương xuân – Lúa mùa 155,06 0

Lạc xuân – Lúa mùa 126,3 Lạc xuân – Lúa mùa 126,3 0

4. Cây ăn quả Xoài, nhãn, bưởi 91,8 4. Cây ăn quả Xoài, nhãn, bưởi 77,0 - 14,8

5. Chuyên màu và cây CN Sắn 85,6 5. Chuyên màu và cây CN Sắn 75,6 - 10,0 6. Cây công nghiệp Cây chè 508,9 6. Cây công nghiệp Cây chè 518,9 10,0 download by : skknchat@gmail.com

* Tiểu vùng 2 cho ta thấy:

- LUT2 lúa – màu: hiệu quả kinh tế ở mức cao (đạt từ 121.850 – 211.010 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội ở mức cao (đạt từ 7 – 9 điểm), hiệu quả môi trường ở trung bình (đạt từ 5,6 – 7,3 điểm) nên có hiệu quả chung ở mức cao. Loại hình sử dụng đất này mang lại sự ổn định lượng thực cho toàn vùng, định hướng trong những năm tới cần được mở rộng và phát triển hơn nữa.

- LUT Chuyên lúa và LUT 1 Lúa – màu: Có hiệu quả kinh tế trung bình (đạt 78.075 – 88.435 nghìn đồng/ha), hiệu qủa xã hội mức trung bình (6 điểm) và hiệu quả môi trường đạt ở mức trung bình (đạt 6 – 7 điểm). Tuy nhiên với hiệu quả đạt được là khá khả quan vì thế cần được duy trì ở mức ổn định.

- LUT chuyên rau – Rau cải: Đều cho hiệu quả kinh tế ở mức cao (đạt 312.900 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội mức cao (8 điểm) và môi trường ở mức cao, ổn định (7 điểm). Đây là loại hình sử dụng đất thế mạnh của vùng, cần được duy trì và mở rộng hơn trong hững năm tới, nhằm thu hút lao động, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

- LUT màu và cây CNNN: Đều cho hiệu quả kinh tế mức trung bình (đạt 125.100 – 126.910 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội mức trung bình (từ 5 – 6 điểm) và môi trường ở mức trung bình (6 điểm). Đây là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả khá tốt, cần được duy trì ổn định trong những năm tới.

- LUT nuôi trồng thủy sản: Đều cho hiệu quả kinh tế thấp (60.750 nghìn đồng/ha), hiệu quả xã hội mức thấp (5 điểm) và môi trường ở mức thấp. Nên kết hợp thả rau muống đếm tăng thêm thu nhập.

- LUT cây ăn quả lâu năm có hiệu quả kinh tế ở mức thấp (69.515 nghìn đồng/ha) nhưng hiệu quả xã hội trung bình (6 điểm) và hiệu quả môi trường ở mức thấp (3,2 điểm) nên có hiệu quả chung là thấp. Những năm tới nên chuyển dần sang trồng rau sạch.

Bảng 4.24. Định hướng về diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 2

Hiện trạng (2015) Định hướng (2020) Tăng (+)

Giảm (-) (ha) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện Tích (ha) Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện Tích (ha)

1. 2 Lúa – Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 590,5

1. 2 Lúa – Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 594,0 3,5

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 380,7 Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 388,7 8,0

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 287,0 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang đông 290,0 3,0

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 205,2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 205,2 0

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1893,35

2. Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1902,35 9,0

Lúa đông xuân 338,5 Lúa đông xuân 335,0 -3,5

Lúa mùa 245,0 Lúa mùa 247,0 2,0

4. Một màu – Lúa

Đậu tương xuân – Lúa mùa 185,13 4. Một màu –

Lúa

Đậu tương xuân – Lúa mùa 185,13 0

Lạc xuân – Lúa mùa 105,02 Lạc xuân – Lúa mùa 105,02 0

5. Cây ăn

quả Xoài, nhãn, bưởi 168,86 5. Cây ăn quả Xoài, nhãn, bưởi 128,86 -40,0

6. Chuyên

rau Rau cải 510,0 6. Chuyên rau Rau cải 550,0 50,0

7. Chuyên màu và cây CNNN

Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 350,5

7. Chuyên màu và cây CNNN

Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 350,5 0 Lạc Xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 232,3 Lạc Xuân – Đậu tương hè – Ngô đông 232,3 0

Sắn 82,43 Sắn 60,43 -22,0

8. Nuôi trồng

thủy sản Cá nước ngọt 150,8 8. Nuôi trồng thủy sản Cá nước ngọt 140,8 -10

4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN

4.5.1. Giải pháp kĩ thuật

Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa thêm nhiều loại cây trồng mới như ngô ngọt, dưa chuột bao tử, các loại rau sạch tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

Chuyển mục đích sử dụng đất 1 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 1 vụ cá và cá kết hợp thủy lợi.

Đưa các giống lúa có chất lượng cao ào gieo cấy (LT2, LT3, Bắc thơm) trên diện tích đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ màu.

Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hóa giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.

Đưa các giống ngô, đậu tương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp tỏng vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

Chọn và tạo ra giống lúa chịu chua và chịu úng để đưa vào sản xuất những vùng trũng của huyện.

Chọn giống rau có chât lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn để cung cấp cho thị trường trong huyện và thành phố, hướng tới xuất khẩu.

Chủ động thủy lợi, tưới tiêu hợp lý, cần xây dựng thêm hệ thống kênh mương, trạm bơm đầu nguồn.

Thực hiện trương chình khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành như chế biến nông sản, kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện từng vùng.

Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa trương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành Tài nguyên và môi trường cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học trong sản xuất rau màu của người dân.

4.5.2. Giải pháp về chính sách và vốn

Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về đại phương công tác.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú ý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm... nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.

Khuyến khích tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ.

Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên các trương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

4.5.3. Hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

Tạo điều kiện để các hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là những hộ nghèo được vay vốn với lãi suất thấp, có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn tín chấp và sử dụng hiệu quả vốn được vay.

Hình thành các chợ đầu mối ở những khi vực trung tâm của xã, thị trấn, tạo nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, quả. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu k í hợp đồng sản xuất, hoặc có thể kết hợp với các nhà máy, công ty sản xuất thực phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo được lợi ích của nông dân và hạn chế rủi ro. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như dự báo trước để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kênh mương bằng bê tông hóa, nâng cao khả năng tưới tiêu. Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển thị trường như hệ thống chợ buôn bán, các công trình phụ trợ tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của xã. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 68858,25 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 10.564,95 ha, chiếm 15,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa đang tạo ra áp lực đối với quỹ đất của huyện, đòi hỏi trong tương lai phải có những giải pháp thích hợp, tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành.

2. Trên địa bàn huyện Tân Sơn diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chia làm 2 tiểu vùng chính: Tiểu vùng 1 với địa hình đồi núi cao, không đồng đều, hiện có 6 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với ưu thế là cây công nghiệp (cây Chè). Tiểu vùng 2 với địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn cao, tầng canh tác dày hiện có 7 loại hình sử dụng đất và 15 kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với ưu thế là LUT chuyên rau cải.

3. Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cả 3 mặt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của huyện cho thấy:

a. Thực trạng về hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Sơn

* Về mặt hiệu quả kinh tế:

- Tiểu vùng 1: LUT cây công nghiệp – cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với tổng giá trị sản phẩm ở mức 102.420 nghìn đồng/ha. LUT cây sắn mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất, tổng giá trị sản phẩm ở mức 42.600 nghìn đồng/ha.

- Tiểu vùng 2: LUT chuyên rau cải, LUT 2 lúa – màu mang lại hiệu quả kinh tế cao với tổng thu nhập đạt (121.850 - 312.900 nghìn đồng/ha).LUT cây CN – cây Sắn đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất với tổng chi phí chỉ đạt 38.010 nghìn đồng/ha.

* Về mặt hiệu quả xã hội:

- Tiểu vùng 1: LUT cây chè và LUT 2 lúa – màu (LX – LM – Ngô đông, LX – LM – Khoai lang, LX – LM – Rau cải) cho hiệu quả xã hội ở mức cao nhất (tổng điểm từ 7 -8 điểm). LUT Cây ăn quả cho hiệu quả xã hội ở mức thấp nhất khi đạt 4 điểm.

- Tiểu vùng 2: LUT 2 lúa – màu, LUT chuyên rau cải có hiệu quả xã hội ở mức cao nhất (đạt từ 7 – 9 điểm). Các LUT còn lại đều đạt hiệu quả xã hội ở mức trung bình (đạt từ 5 – 6 điểm).

* Về mặt hiệu quả môi trường:

- Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa – màu (LX – LM – Đỗ tương), LUT 1 lúa – màu (Đậu tương – Lúa mùa) và LUT cây chè đều mang lại hiệu quả môi trường ở mức cao (đạt 7 điểm). LUT cây ăn quả, LUT chuyên lúa (Lúa đông xuân) cho hiệu quả môi trường thấp nhất khi đều đạt 4 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 93 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)