Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tân Sơn

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Tân Sơn

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Tân Sơn đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí và áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng lên. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Theo giá cố định năm 2015) (Theo giá cố định năm 2015)

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng giá trị sản xuất T.đ/năm 1012,1 1061,95 1292,39 1317,0 1400,8 1.1 NN – LN - NTTS T.đ/năm 677,9 723,35 774,49 832,1 881,4 1.2 CN – TTCN - XD T.đ/năm 125,4 126,5 150,2 155,4 157,1 1.3 Thương mại – dịch vụ T.đ/năm 208,8 212,1 367,7 329,5 362,3

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

1.1 NN – LN - NTTS % 51,32 50,96 51,11 53,21 52,29

1.2 CN – TTCN - XD % 6,87 6,92 7,12 7,24 7,32

1.3 Thương mại – dịch vụ % 41,81 42,12 41,77 39,55 40,39 3 Thu nhập đầu người Tr.đ/năm 8,79 9,77 10,88 11,02 11,9

4 Tỷ lệ hộ nghèo % 38,5 31,6 28,6 27,8 27,1

5 Tổng sản lượng lương thực Tấn 30968 31654 32201 32294 32572

- Kinh tế nông nghiệp

Trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tân Sơn, nông nghiệp là nhóm ngành có tiềm năng lợi thế và có quy mô phát triển mở rộng. Trong cơ cấu đất đai, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 10.614,41 ha, chiếm 15,34% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Số người làm việc trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở huyện Tân Sơn cũng chiếm tỷ trọng cao. Tính đến cuối năm 2015 toàn huyện có 53 296 người trong độ tuổi lao động lao động thì có đến hơn 70% lao động là nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản qua các năm (theo giá cố định năm 2015)

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng giá trị sản xuất T.đ/năm 677,9 723,35 774,49 832,1 881,4 1.1 Nông nghiệp T.đ/năm 542,2 578,27 594,45 624,2 666,0 1.2 Lâm nghiệp T.đ/năm 126,1 128,0 169,62 171,3 174,6

1.3 NTTS T.đ/năm 9,6 17,08 10,42 36,6 40,8

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

2.1 Nông nghiệp % 14,94 14,39 16,29 15,96 16,15

2.2 Lâm nghiệp % 84,6 85,1 83,2 83,5 83,3

2.3 NTTS % 0,46 0,51 0,51 0,54 0,55

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (2015)

+ Trồng trọt

Tổng diện tích đất trống lúa toàn huyện cuối năm 2015 là 2935,5 ha, năng suất bình quân đạt 53,4 tạ/ha.

Ngoài việc tập trung chỉ đạo sản xuất cây lúa, UBND huyện còn có kế hoạch triển khai trồng các loại cây màu khác, góp phần đẩy mạnh kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân:

- Trồng ngô: Năng suất bình quân đạt 41,5 tạ/ha - Trồng chè: Năng suất bình quân đạt 90,2 tạ/ha

Nhìn chung, phần lớn diện tích đất trồng trọt được sử dụng để trồng cây lương thực và cây hàng năm khác. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt cũng tăng cao nhờ sự phát triển của các cây công nghiệp như chè.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1 Cây lúa

1.1 Năng suất Tạ/ha 50,89 52,5 52,1 52,92 53,4

1.2 Sản lượng Tấn 21.200 21.900 21.800 22.700 23.100

2 Cây màu (Ngô) Tấn

2.1 Năng suất Tạ/ha 41,46 41,46 41,26 41,57 41,79

2.2 Sản lượng Tấn 5.000 5.700 5.200 5.500 5.800

3 Sản lượng chè Tấn 25.200 26.200 26.700 26.900 26.950 4 Sản lượng đậu tương Tấn 77,4 79,2 80,0 81,1 81,7 5 Sản lượng lạc Tấn 188,9 200,0 200,0 212,2 215,7 6 Sản lượng khoai lang Tấn 1.324,0 1.299,0 1.299,0 1315,0 1.320,0 7 Sản lượng sắn Tấn 16.079 16.297 16.500 16.710 17.010 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (2015)

+ Chăn nuôi

Số lượng trâu, bò và các đàn gia cầm vẫn ổn định và có chiều hướng gia tăng, được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Tân Sơn

TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 1 Tổng đàn trâu Con 13.103 13.200 12.380 12.887 13.164 2 Tổng đàn bò Con 6.222 6.500 5.500 6.667 7.801 3 Tổng đàn lợn Con 33.748 35.550 37.000 32.117 35.658 4 Tổng đàn gia cầm Nghìn con 464 470 480 502 510

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tân Sơn (2015)

+ Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất rừng tính đến cuối năm 2015 là 54492,17 ha. Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng, có quy mô giá trị sản xuất từ 1,3 – 2,5 tỷ

đồng/năm. Đối với khai thác lâm sản, quy mô giá trị sản xuất ở mức 2,0 - 3,5 tỷ/năm. Thu nhập từ rừng tương đối lớn, trung bình khoảng hơn 80 nghìn m3 gỗ/năm.

+ Ngành nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2015 là 361,75 ha, sản lượng đánh bắt đạt 310 tấn phục vụ cho thị trường khu vực.

- Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng.

+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Sản lượng chế biến chè đạt 2.275

tấn, răm gỗ, bóc gỗ đạt 33,2 nghìn tấn, xẻ gỗ đạt 4 nghìn m3, công nghiệp khai khoáng giảm, cụ thể: Khai thác đá: 4,5 nghìn m3; khai thác cát, sỏi: 2 nghìn m3; các doanh nghiệp khai thác quặng sắt đang tạm dừng hoạt động.

+Xây dựng: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xây

dựng trên địa bàn. Triển khai thực hiện Luật Xây dựng sửa đổi. Các công trình xây dựng thuộc do huyện, xã làm chủ đầu tư cơ bản đã tuân thủ đúng quy trình, thiết kế theo quy định. Hoạt động xây dựng nhà ở của dân cư, xây dựng công trình, dự án do bộ, ngành, doanh nghiệp thực hiện trên địa bàn phát triển khá; tiêu biểu như: Sở Giao thông nâng cấp đường Quốc lộ 32.

- Thương mại - Dịch vụ

Phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển khá và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và nhân dân. Bến xe khách huyện hoạt động từ Quý II/2015; Chợ đầu mối Tân Phú đi vào hoạt động từ tháng 11/2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng đạt trên 310 tỷ đồng. Dịch vụ điện năng tiếp tục được cải thiện, toàn huyện có 93,3% khu dân cư, 95% hộ gia đình sử dụng điện lưới Quốc gia (còn 13 khu và khoảng 1.007 hộ chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia). Phối hợp triển khai thực hiện kịp thời Luật Doanh nghiệp năm 2014.

4.1.2.2. Dân số, lao động

Số liệu thống kê đến hết năm 2015 dân số toàn huyện Tân Sơn là 78.575 người.

Xã Thu Cúc có số dân đông nhất là 9 105 người, xã có dân số thấp nhất là xã Xuân Sơn 1 025 người.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 110 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2015 là 1,4%.

Tổng nguồn lao động toàn huyện là 53.782 người, số lao động trong độ tuổi là 44.651 người, chiếm 59% dân số, lao động ngoài độ tuổi là 5 063 người, lao động dưới độ tuổi là 3.582 người.

4.1.2.3. Văn hoá, giáo dục, y tế

- Văn hoá:

Công tác văn hoá, thông tin thể thao, truyền thanh trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH của huyện.

Toàn huyện có 70/181 khu dân cư có nhà văn hoá, trong đó nhà xây cấp 4 là 51 nhà, nhà gỗ là 14 nhà, nhà sàn là 5 nhà. Số lượng nhà sinh hoạt văn hoá ở các khu dân cư mới đạt được khoảng 50% với chất lượng nhà rất khiêm tốn.

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá toàn huyện: 134/181 khu dân cư (74,3%) đăng ký khu dân cư văn hoá. Số gia đình đăng ký danh hiệu gia đình văn hoá là 11.825 (74,6%).

Công tác phát triển sự nghiệp văn hoá-thông tin-thể thao trên địa bàn huyện bước đầu có nhiều khởi sắc, được các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương quan tâm và nhân dân ủng hộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động này.

- Giáo dục:

Ngành giáo dục của huyện trong những năm qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành giáo dục, vì vậy sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Thực hiện có kết quả các chương trình: Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện đúng chế độ luân chuyển, điều động cán bộ quản lý và giáo viên để từng bước đảm bảo cơ cấu hợp lý, đồng bộ trong nhà trường. Tỉ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn được quan tâm bồi dưỡng.

Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2015 toàn huyện có 50 trường (từ mẫu giáo đến trung học cơ sở), tổng số lớp học là 859 lớp, số giáo viên theo thống kê được là 894 giáo viên và có tất cả 15.406 học sinh. Cụ thể có 17 trường mẫu giáo do huyện quản lý, 316 lớp và 4 415 cháu; Bậc tiểu học: Có 18 trường tiểu học, 356 lớp, 444 giáo viên, 5 629 học sinh; Bậc trung học cơ sở: Có 15 trường trung học cơ sở, với 187 lớp học, 419 giáo viên, 5 362 học sinh. Bậc trung học phổ thông có: Tổng số

35 phòng học trong đó có 28 phòng học kiên cố, 7 phòng học tạm, 40 lớp học. Tổng số giáo viên là 89 giáo viên trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 83 giáo viên. Số học sinh của toàn bậc trung học phổ thông là 1 809 học sinh.

- Y tế:

Ngành y tế huyện đã có nhiều cố gắng, triển khai tốt kế hoạch y tế năm 2015 quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng, chương trình bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống sốt rét, HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Toàn huyện có 19 cơ sở y tế trong đó: Có 1 bệnh viện huyện, 1 trung tâm y tế dự phòng, 17/17 xã đã có trạm y tế. Số cán bộ, nhân viên y tế là 131 người.

Với những cơ sở vật chất và nguồn lực con người hiện có huyện Tân Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu về y tế quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh. Chất lượng khám, chữa bệnh có chuyển biến tích cực, nâng dần chỉ số sức khoẻ cộng đồng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 2,9%.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Tân Sơn đã được đầu tư xây dựng đáng kể bước đầu đã tạo những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển kinh tế-xã hội cũng như việc giao lưu với các vùng lân cận.

- Hệ thống giao thông.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 32A chạy qua với tổng chiều dài 35 km, đây là tuyến đường quan trọng với tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng, là tuyến đường nối liền Tân Sơn với vùng Tây Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Hoà Lạc - Hà Nội. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 32B từ Thu Cúc đi Phù Yên (Sơn La).

Ngoài tuyến quốc lộ, trên địa bàn huyện còn có tổng cộng 24 km đường huyện (đường nhựa cấp V), khoảng hơn 10 km đường nhựa từ Tam Thanh đi Vinh Tiền (đường cấp VI miền núi), còn lại các tuyến đường khác là đường đất, tổng cộng do huyện quản lý là 56 km.

Hiện nay dự án trải nhựa tuyến đường cấp VI vào trung tâm các xã Tân Sơn, Lai đồng, Kiệt Sơn, Đồng Sơn, tuyến QL32A đi Văn Chấn (Yên Bái) đang

triển khai thực hiện. Một số tuyến đường cần nhanh chóng đầu tư xây dựng như tuyến Tam Thanh - Long Cốc, Văn Luông - Long Cốc, tuyến Tân Phú - Mỹ Thuận - Minh Đài, tuyến từ QL32A đi Mỹ á (Thu Cúc) để phát triển kinh tế và tăng cường lưu thông hàng hoá.

- Hạ tầng thủy lợi:

Huyện có nhiều xã nằm trong trương trình 134, 135, WB, được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch tự chảy, tuy nhiên nhiều khu dân cư chủ yếu vẫn dùng nước giếng, nước suối và nước mưa. Vì vậy việc đầu tư xây dựng thêm hệ thống cấp nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu nước sạch của nhân dân là rất cần thiết.

Hệ thống nước thải của nhân dân chủ yếu được thoát xuống các ruộng trũng, ao, hồ, mương, rãnh hiện có sau đó ra các con suối rồi ra sông Bứa. Tình trạng trên gây ô nhiễm môi trường, tuy hiện tại ở mức độ nhẹ nhưng cũng cần xem xét và xử lý, khi dân cư ngày càng đông đúc, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang trên đà phát triển.

Diện tích được tưới bằng công trình kiên cố: 1.390 ha, trong đó có 63 hồ chứa nhỏ với năng lực tưới 420 ha và 64 đập dâng có năng lực tưới 970 ha.

Với địa hình của huyện Tân Sơn thì việc tưới tiêu là hết sức khó khăn, để sản xuất được phát triển thì trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa trong công tác xây dựng hồ đập phục vụ tưới tiêu.

- Xây dựng cơ bản:

Là huyện mới thành lập nên cơ sở hạ tầng của Tân Sơn còn nhiều thiếu thốn. Trụ sở của UBND huyện đang phải mượn tạm của trường cấp 2 Tân Phú. Trong 17 xã của huyện thì có 7 xã chưa có trụ sở UBND kiên cố, hiện đang phải dùng nhà tạm (Mỹ Thuận, Minh Đài, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Tam Thanh, Văn Luông, Thu Cúc).

Toàn huyện có 14 chợ, có 12/17 xã có chợ (chợ loại 3-chợ nông thôn miền núi). Theo quy hoạch được duyệt sẽ xây dựng 16/17 xã có chợ xây. Riêng xã Tân Phú đang làm thủ tục chuẩn bị xây dựng chợ đầu mối (chợ loại 2) bằng nguồn vốn đầu tư tập trung. Có 17 đài truyền thanh, 17 trường mẫu giáo, 18 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông.

Một số dự án lớn đã và đang được đầu tư xây dựng. Số lượng các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô.

- Hệ thống điện, thông tin liên lạc:

Hệ thống lưới điện nông thôn đã phủ đều khắp 17 xã trong huyện, tuy nhiên vẫn còn nhiều những thôn xóm vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được dùng điện lưới mà phải nhờ vào các máy thuỷ điện nhỏ với dòng điện yếu, rất khó khăn ngay cả khi thắp sáng. Tổng số trạm hạ thế trên toàn huyện đến cuối năm 2015 là 54 trạm.

Tuyến 500 kv, 220 kv Sơn La - Việt Trì đang chuẩn bị xây dựng đi qua khu vực trung tâm huyện, trong thời gian tới số hộ dùng điện sẽ tăng lên và chất lượng điện sẽ tốt hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Huyện Tân Sơn có hệ thống thông tin liên lạc tất cả các xã, tổng số máy điện thoại là 1 400 máy, bình quân 1,8 máy/100 dân. Điểm bưu điện văn hoá ở một số xã vẫn còn thiếu, gây khó khăn trong liên lạc và chuyển phát bưu phẩm. Đài truyền thanh hiện đã có ở tất cả các xã, góp phần tích cực tuyên truyền phổ biến văn hoá, chính sách pháp luật của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)