Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 101)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN

4.5.1. Giải pháp kĩ thuật

Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa thêm nhiều loại cây trồng mới như ngô ngọt, dưa chuột bao tử, các loại rau sạch tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

Chuyển mục đích sử dụng đất 1 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 1 vụ cá và cá kết hợp thủy lợi.

Đưa các giống lúa có chất lượng cao ào gieo cấy (LT2, LT3, Bắc thơm) trên diện tích đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ màu.

Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hóa giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.

Đưa các giống ngô, đậu tương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp tỏng vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

Chọn và tạo ra giống lúa chịu chua và chịu úng để đưa vào sản xuất những vùng trũng của huyện.

Chọn giống rau có chât lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn để cung cấp cho thị trường trong huyện và thành phố, hướng tới xuất khẩu.

Chủ động thủy lợi, tưới tiêu hợp lý, cần xây dựng thêm hệ thống kênh mương, trạm bơm đầu nguồn.

Thực hiện trương chình khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành như chế biến nông sản, kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện từng vùng.

Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa trương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành Tài nguyên và môi trường cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học trong sản xuất rau màu của người dân.

4.5.2. Giải pháp về chính sách và vốn

Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về đại phương công tác.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú ý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm... nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.

Khuyến khích tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ.

Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên các trương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

4.5.3. Hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

Tạo điều kiện để các hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là những hộ nghèo được vay vốn với lãi suất thấp, có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn tín chấp và sử dụng hiệu quả vốn được vay.

Hình thành các chợ đầu mối ở những khi vực trung tâm của xã, thị trấn, tạo nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, quả. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu k í hợp đồng sản xuất, hoặc có thể kết hợp với các nhà máy, công ty sản xuất thực phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo được lợi ích của nông dân và hạn chế rủi ro. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như dự báo trước để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kênh mương bằng bê tông hóa, nâng cao khả năng tưới tiêu. Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển thị trường như hệ thống chợ buôn bán, các công trình phụ trợ tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của xã. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)