Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.3.3. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và huyện

Tân Sơn

Huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên ở mức thấp so với các huyện trong tỉnh, với tổng diện tích đất tự nhiên là 68858,25 ha, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 65.419,24 ha, chiếm 95,0% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 10.564,95 ha chiếm 15,34% diện tích đất tự nhiên.

Năm 2008, Nguyễn Văn Hưởng trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ” Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Việc đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa đã tìm ra được giống lúa lai N46 và HT6 có khả năng chống chịu sâu bênh tốt, cho năng suất cao trong cùng 1 thời gian sinh trưởng và được đề xuất mở rộng diện tích canh tác trên toàn vùng.

Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Hương trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ “ Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Kết quả đạt được, với việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế (Áp dụng tiến bộ khoa học, chế độ chăm sóc và canh tác hợp lý, công tác khuyến nông, giải quyết tốt chính sách về vốn...) nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của các loại cây: Cây bưởi đang là giống cây cho lãi suất lớn nhất đạt 61,05 triệu đồng/ha, cây vải đạt 41,2 triệu đồng/ha, cây xoài đạt 40,3 triệu đồng/ha (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008).

Năm 2011, Hoàng Văn Luyện trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ” Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh chưa ra làm 2 vùng chính: Vùng đồi núi cao của huyện có thể phát triển LUT trồng cây ăn quả, đặc biệt là giống hồng không hạt, cho lợi nhuận cao

đạt 164.100 nghìn đồng/ha. Vùng đồi núi thấp có LUT chuyên rau cho hiệu qủa kinh tế cao đạt 142.200 nghìn đồng/ha. Đây là 2 LUT có triển vọng phát triển bền vững và đảm bảo an ninh lương thực của vùng (Hoàng Văn Luyện, 2011).

Năm 2012, Nguyễn Quảng Bình đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại thị xã Yên Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ”. Kết quả đạt được sau 3 năm (2009-2011), số diện tích chè trồng mới toàn xã đã tăng lên đáng kể; nếu như năm 2009 là 215,6 ha thì đến năm 2010 là 232,6 ha. Hiệu quả kinh tế cây chè mang lại là khá cao khoàng trên 30 triệu đồng/ha, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên việc sản xuất chè còn thiếu sự đầu tư vào kỹ thuật do vậy năng suất và chất lượng còn thấp. Mặt khác, do việc chế biến chè cũng không được đầu tư và khâu tiêu thụ vẫn còn là một trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp này (Nguyễn Quảng Bình, 2012).

Như vậy, trong những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu về đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tạo cơ sở xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững vẫn chưa được đề cập đến. Chính vì vậy, đề tài về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có tình cấp thiết, phục vụ quy hoạch sử dụng đất, cũng như phục vụ quy hoạch sản xuất các loại cây trồng trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)