Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.3.2. Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm Châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là khoảng 4093,9 m2, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 3068,2 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích trên đầu người ngày càng giảm (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001).

Bên cạnh đó, đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/ha, ngô: 5,5 tấn/ha và cà phê đạt 7 tạ nhân/ha còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/ha. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 nghìn đồng/hộ/tháng (Nguyễn Đình Bồng, 2010).

Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ

Mặt khác, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa trách nghiệm của từng cấp quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.

Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch đất cho nuôi trồng thủy sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện (Bộ Tài nguyên – Môi trường, 2010).

Tuy nhiên, thực tế những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng, vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Lê Văn Bá, 2001).

Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gôi vụ, trồng xen để sử dụng đất tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến như: Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên hoàng (1987) ( Nguyên Điền, 2001).

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đạt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có

mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hủy đất. Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để đưa ra các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)