Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 39)

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu:

Đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Trong địa giới hành chính huyện Tân Sơn.

- Về thời gian: Số liệu thu thập được từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên trong đề tài này không đánh giá các LUT cây lâm nghiệp.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội của huyện có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất đến hiệu quả sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên (bao gồm vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn và các nguồn tài nguyên như: đất, nước, rừng, tài nguyên nhân văn)

- Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của huyện: + Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi…). + Các vấn đề về dân số, lao động và việc làm.

+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…).

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (bao gồm những thuận lợi và hạn chế của huyện).

3.2.2. Hiện trạng các LUT và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Sơn Tân Sơn

- Điều tra các LUT cây trồng chính.

- Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Sơn - Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện Tân Sơn

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tân Sơn

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức độ cải tạo đất.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Giá trị ngày công, mức thu hút lao động, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, phù hợp với nguồn lao động, được cộng đồng chấp nhận, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tân Sơn nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững của huyện Tân Sơn

- Căn cứ đề xuất các loại hình sử dụng đất:

+ Định hướng sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ, huyện Tân Sơn. + Lựa chọn các LUT/kiểu sử dụng đất có hiệu quả.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên vùng nghiên cứu tôi lựa chọn các xã có tính đại diện cho vùng, góp phần thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa hình và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện, có thể chia thành 2 tiểu vùng chính, cụ thể:

* Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã Thu Cúc, Đồng sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thanh Kiệt, Tân Phú và Tam Thanh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng là 42.179 ha. Đây là tiểu vùng có nhóm đất xám, đất tầng mỏng kết von điển hình, lượng mùn tương đối thấp, địa hình đồi núi không đồng đều.

* Tiểu vùng 2: Bao gồm các xã Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài, Vinh Tiền, Văn Luông, Tân Sơn, Xuân Đài, Mỹ Thuận và Long Cốc. Tổng diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng là 26.680 ha. Đây là tiểu vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn cao, tầng canh tác dày do có hệ thống sông Bứa chảy qua.

Từ đó tôi chọn 04 xã đại diện cho 2 tiểu vùng để nghiên cứu, cụ thể: - Tiểu vùng 1: Xã Tân Phú và Thu Cúc.

3.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất

3.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GTSX) = Giá trị nông sản x Năng suất;

- Chi phí trung gian (CPTG) là tổng chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ..) với lao động đi thuê;

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – CPTG; - Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH/CPTG.

Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần) Cao 3 > 115 >100 >2,0 Trung bình 2 55-115 50-100 1,5-2,0 Thấp 1 < 55 <50 <1,5

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm. Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 – 6,75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.

3.3.2.2. Hiệu quả xã hội

- Mức độ cải thiện thu nhập thể hiện bằng giá trị ngày công lao động (GTNCLĐ) = TNHH/Số công.

- Mức độ đảm bảo việc làm được thể hiện bằng số công lao động sử dụng trên LUT đó.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)

Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ GTNCLĐ

Mức độ chấp nhận của người dân

(Công) (1000đ) (%)

Cao 3 >750 >180 >80

Trung bình 2 500-750 160-180 50 – 80

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 6 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả xã hội cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 3 - 4,5 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả xã hội trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 3 điểm (<50% số điểm tối đa): Hiệu quả xã hội thấp.

3.3.2.3. Hiệu quả môi trường

- Mức độ sử dụng phân bón.

- Mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. - Mức độ cải tạo đất.

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Mức độ cải tạo đất Cao 3 Sử dụng đúng định mức Sử dụng đúng mức khuyến cáo

Luân canh nước – cạn có cây họ đậu Trung bình 2 Sử dụng dưới định

mức

Sử dụng thấp hơn mức khuyến cáo

Luân canh nước – cạn không có cây họ đậu Thấp 1 Sử dụng vượt định

mức

Sử dụng vượt quá mức khuyến cáo

Không luân canh nước – cạn hoặc trồng thuần

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả môi trường cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 – 6,75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả môi trường trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả môi trường thấp.

3.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Dùng để thu thập tư liệu, số liệu nghiên cứu có sẵn, tổng hợp, hệ thống số liệu thống kê kinh tế- xã hội, các thông tin tài liệu cơ bản đã có liên quan tới nội dung nghiên cứu.

3.3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp điều tra thu thập thông tin được thực hiện từ việc thu thập số liệu từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính – Kế hoạch và tài liệu tại UBND các xã.

3.3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) thông qua bộ câu hỏi có sẵn.

a. Phương pháp phân chia tiểu vùng

Tiểu vùng 1: Đây là tiểu vùng có nhóm đất xám, đất tầng mỏng kết von điển hình, lượng mùn tương đối thấp, địa hình đồi núi không đồng đều. Dựa vào cơ cấu các l,oại hình sử dụng đất tôi chọn 02 xã đại diện để nghiên cứu đó là xã Tân Phú và Thu Cúc.

Tiểu vùng 2: Đây là tiểu vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn cao, tầng canh tác dày do có hệ thống sông Bứa chảy qua. Dựa vào cơ cấu các l,oại hình sử dụng đất tôi chọn 02 xã đại diện để nghiên cứu đó là xã Xuân Đài và Minh Đài.

b. Phương pháp chọn hộ điều tra

Ở mỗi xã đại diện, chúng tôi tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống với tổng số hộ điều tra là 120 hộ.

c. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra bao gồm: Chi phí sản xuất, loại cây trồng, công lao động,diện tích cây trồng, năng suất cây trồng, chi phí phân bón và thuốc BVTV, chi phí chọn giống, mức độ chấp nhận của người dân…

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.

3.3.5. Phương pháp so sánh

Nhằm so sánh các thông tin dữ liệu thu thập được với các tiêu chuẩn và các loại hình sử dụng đất với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)