Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 73)

STT Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng Đánh giá 1 2 1 2 Lúa - Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 7 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 7 7 Cao Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 6 7 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 6 9 Cao

2 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 5 6 Trung bình

Lúa mùa 4 5 Trung bình

Lúa đông xuân 4 5 Trung bình

3 1 Màu – 1 Lúa Lạc xuân – Lúa mùa 5 6 Trung bình

Đậu tương xuân – Lúa mùa 5 6 Trung bình

4 Chuyên rau Rau cải - 9 Cao

5 Cây CNNN

Sắn 4 4 Thấp

Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông - 7 Cao Lạc xuân – Đậu tương hè – Ngô đông - 7 Cao

6 Cây ăn quả Bưởi, nhãn, xoài. 3 4 Thấp

7 Cây công nghiệp Cây chè 8 - Cao

8 Nuôi trồng thủy

sản Cá nước ngọt - 4 Thấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao là LUT 2 Lúa – 1 Màu (với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – ngô đông; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang) đạt mức cao ở cả 2 tiểu vùng (kết quả đánh giá đạt được 7 điểm), mức trung bình ở tiểu vùng 1 (đạt 6 điểm) và đạt mức cao ở tiểu vùng 2 (đạt 7 - 9 điểm) với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương; Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải. LUT Chuyên rau và LUT chuyên màu cây CNNN (kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông; Lạc xuân – Đậu tương hè – Ngô đông) đạt mức cao ở tiểu vùng 2 (đạt từ 7 - 9 điểm), LUT Cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng 1 (đạt 8 điểm), trong đó nổi bật là LUT cây Chè mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong các loại hình sử dụng đất và có xu hướng được mở rộng.

Các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho cả 2 vùng là LUT Cây ăn quả ở đều đem lại hiệu quả kinh tế thấp (chỉ đạt 3 – 4 điểm). LUT nuôi trồng thủy sản ở tiểu vùng 2 cũng cho hiệu quả thấp đạt 4 điểm LUT. LUT cây Sắn ở tiểu vùng 2 cũng cho hiệu quả thấp đều đạt 4 điểm.

Các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình là các LUT 2 Lúa – 1 Màu (với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – đậu tương; Lúa xuân – Lúa mùa – rau cải) ở tiểu vùng 1 và LUT chuyên lúa + LUT 1 màu – lúa ở tiểu vùng 2 đều đạt mức 6 điểm.

LUT Chuyên lúa + LUT 1 màu – lúa ở cả 2 tiểu vùng cũng đạt mức trung bình thấp khi chỉ đạt được 5 điểm.

Giữa 2 tiểu vùng kinh tế - sinh thái thì tiểu vùng 1 với thể mạnh là cây công nghiệp (Chè) (GTSX, TNHH đều ở mức cao), tuy nhiên loại hình sử dụng đất này đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc cao, người lao động có kinh nghiệm và điều kiện khí hậu, chất đất phải hợp. Tiểu vùng 2 với thế mạnh là các LUT Chuyên rau cải, LUT 2 lúa- màu và LUT cây hàng năm. Với các loại cây truyền thống của mình người dân có kinh nghiệm chăm sóc, thị trường luôn sẵn sàng có do cần giữ được diện tích gieo trồng hiện có. Do có sông Bứa chảy qua với nhiều bãi bồi rộng và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, do vậy mà diện tích cây ngô, lạc, đậu tương, khoai lang luôn ổn định và có năng suất khá.

4.3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Hiệu quả của việc đầu tư tiền vốn trong sản xuất của các kiểu sử dụng đất. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp qua trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải cho xã hội. Hiện nay, tình trạng lao động nông nghiệp nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố lớn là rất phổ biến, đặc biệt là thanh niên tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an ninh lương thực, củng cố an ninh chính trị và an toàn trật tự xã hội, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đề nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, giá trị trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả xã hội ở bảng 4.14 và bảng 4.15

* Đối với tiểu vùng 1

Qua bảng 4.14 ta thấy, LUT 2 lúa – màu (kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang; Lúa xuân – Lúa mùa – Rau màu) và LUT Cây chè mang lại hiệu quả cao về xã hội (đạt 7 - 8 điểm), loại hình sử dụng đất này thu hút sức lao động ở mức cao (từ 580 - 995 công), giá trị ngày công thu được ở mức trung bình đối với LUT 2 lúa – màu ( từ 74,25 – 76,19 nghìn đồng/ công) và cao ở LUT cây chè (đạt 126,46 nghìn đồng/công), hiệu quả đồng vốn đạt ở mức cao (2,52 lần), vì vậy cây chè phải có chi phí đầu tư trong thời gian xây dụng cơ bản cao, sau khi cây chè đã hết thời gian xây dựng co bản thì chi phí trung gian sẽ giảm dần theo các năm sau đó, đồng thời chu kỳ kinh doanh của cây chè khá dài (khoảng 30 năm).

Các loại hình sử dụng đất còn lại đều có hiệu quả xã hội ở mức trung bình chỉ đạt 5 - 6 điểm.

Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1

STT Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất

Tổng số công lao đông

Giá trị ngày công Mứ độ chấp nhận của người dân Đánh giá hiệu quả

Công Điểm Giá trị

(1000/công) Điểm (%) Điểm

Tổng

điểm Đánh giá

1 2 Lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 995 3 76,19 2 75 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 945 2 72,75 2 70 2 6 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 985 3 75,77 2 79 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau cải 970 3 74,25 2 73 2 7 Cao

2 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 685 2 71,4 2 80 2 6 Trung bình

Lúa đông xuân 345 1 72,18 2 60 2 5 Trung bình

Lúa mùa 340 1 70,62 2 77 2 5 Trung bình

3 1 Lúa - màu Lạc xuân – Lúa mùa 650 2 72,12 2 58 2 6

Trung bình

Đậu tương xuân – Lúa mùa 600 2 73,09 2 78 2 6 Trung bình

4 Chuyên màu và Cây CN Sắn 320 1 83,48 2 50 2 5 Trung bình

5 Cây công nghiệp Cây chè 580 2 126,46 3 92 3 8 Cao

6 Cây ăn quả Cây ăn quả hỗn hơp :Xoài, Bưởi, Nhãn. 498 2 51,57 1 46 1 4 Thấp

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ (2016)

* Đối với tiểu vùng 2.

Kết quả tổng hợp ở bảng 4.15 ta thấy, LUT 2 lúa – màu (với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang; Lúa xuân – Lúa mùa – Rau màu) LUT chuyên rau (rau cải) mang lại hiệu quả xã hội cao nhất đạt mức 7 - 9 điểm) loại hình sử dụng đất này chi phí lao động ở mức cao (từ 855 - 995 công), giá trị ngày công thu được ở mức cao (84,83 – 156,63 nghìn đồng/công) đối với LUT 2 lúa – màu và đạt 276,23 nghìn đồng/ công đối với LUT chuyên rau cải, hiệu quả đồng vốn đạt mức trung bình (từ 1,84 – 3,11 lần).

Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả xã hội ở mức trung bình chỉ đạt 5 - 6 điểm là các LUT còn lại.

Trên thực tế nghiên cứu cho thấy, các cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn đòi hỏi việc ứng dụng những tiến hộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và khả năng nhạy bén với thị trường tiêu thụ của người sản xuất.

Mặt khác từ khi sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp đã thu hút nhiều lao động tham gia. Bời vì, một mặt các cây trồng hàng hóa đòi hỏi chế độ chăm sóc rất cao, cần đầu tư nhiều lao động.

Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2.

STT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

Tổng số công lao đông

Giá trị ngày công

Mức độ chấp nhận của người dân

Đánh giá hiệu quả

Công Điểm Giá trị

(1000/công) Điểm (%) Điểm

Tổng

điểm Đánh giá

1 2 Lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 995 3 84,83 2 74 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Đỗ tương 945 2 83,86 2 88 3 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 985 3 84,05 2 76 2 7 Cao

Lúa xuân – Lúa mùa – Rau màu 970 3 154,63 3 89 3 9 Cao

2 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 685 2 80,74 2 80 2 6 Trung bình

Lúa đông xuân 345 1 81,79 2 65 2 5 Trung bình

Lúa mùa 340 1 79,68 2 80 2 5 Trung bình

4 1 Lúa - màu Lạc xuân – Lúa mùa 660 2 88,24 2 71 2 6 Trung bình

Đậu tương xuân – Lúa mùa 600 2 85,05 2 75 2 6 Trung bình

5 Chuyên rau Rau cải 855 2 276,23 3 100 3 8 Cao

6 Chuyên màu và Cây CNNN

Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô

đông 880 2 95,62 2 79 2 6 Trung bình

Lạc Xuân – Đậu tương hè – Ngô

đông 880 2 95,67 2 72 2 6 Trung bình

Sắn 320 1 74,14 2 61 2 5 Trung bình

7 Nuôi trồng thủy sản Nuôi cá hỗn hợp nước ngọt 355 1 82 2 68 2 5 Trung bình

8 Cây ăn quả Xoài, Bưởi, Nhãn… 498 2 59,75 2 55 2 6 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ (2016)

Từ kết quả trên, tôi thấy một số các loại hình sử dụng đất thực sự chiếm ưu thế cao, thu hút được nhiều lao động nông nhàn, giá trị ngày công lao động cao như LUT 2 lúa màu ( Lúa xuân – Lúa mùa – Rau màu; Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang) và LUT Chuyên rau. LUT Chuyên màu và Cây CNNN; hay 1 lúa - màu chũng chỉ cho hiệu quả xã hội ở mức trung bình nhưng cần số lượng ngày công lớn (từ 600 - 900 công lao động/ha) qua đó giải quyết được khá nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. Hầu hết các loại hình sử dụng đất đều phù hợp với khả năng của người dân và có thể mở rộng hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện:

- Nhóm yếu tố về kinh - tế xã hội:

+ Trong nhòm này quan trọng nhất là yếu tố thị trường. Thị trường là yếu tố có tình chất quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hóa để sản xuất của nông hộ, quyết định cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất.

+ Các thể chế chính sách về kinh tế, đất đai, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả

+ Cơ sở hạ tầng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, các trung tâm dịch vụ thương mại.

- Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Việc tổ chức các loại hình dịch vụ cung cấp đầu vào và giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất nông nghiệp là một chu trình khép kín và rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, vật chất và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Đó là yếu tố quyết định sự lựa chọn của hộ nông dân cho phù hợp với năng lực sản xuất.

- Nhòm các yếu tố về điều kiện tự nhiên:

Việc bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với mỗi chất đất, mỗi vùng đất đề phát huy lơi thế so sánh điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao sản xuất, chất lượng nông sản. Mặt khác, việc bố trí phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng lớn đối với đất đai và môi trường.

4.3.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại đối với môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như:

- Mức độ sử dụng phân bón, đặc biệt là phân hóa học. - Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.

Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

a. Sử dụng phân bón

Theo TS. Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N, P, K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân bón hóa học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước.

Trong việc sử dụng phân bón hóa học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Kết quả điều tra kháo sát các loại hình sử dụng đất ở các vùng kinh tế sinh thái tôi đã có bảng so sánh của 2 tiểu vùng về mức độ sử dụng phân bón như sau:

Bảng 4.16. So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ở tiểu vùng 1

STT LUT Kiểu sử dụng đất

Mức độ bón phần của nông hộ Khuyến cáo mức bón phân Đánh giá

(kg/ha/vụ) P/C (kg/ha/vụ) P/C Điểm

TB

Đánh giá

N P2O5 K2O Tấn/ha N P2O5 K2O Tấn/ha

1 2 Lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa –

Ngô đông 190 520 110 6-9 130-180 100-120 60-90 6-10 2 TB

Lúa xuân – Lúa mùa –

Đỗ tương 140 450 110 4,5-9 110-130 90-110 40-60 5-10 2 TB

Lúa xuân – Lúa mùa –

Khoai lang đông 135 460 100 9-11 110-130 90-110 40-60 5-10 2 TB

Lúa xuân – Lúa mùa –

Rau cải 155 380 110 6-10 190-220 110-120 70-100 20-24 2 TB

2 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 165 530 120 6-9 100-120 70-80 30-60 6-10 2 TB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)