Các căn cứ để xác định mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 27 - 30)

Nguồn: Bộ GD và ĐT (2005) Tài liệu phân tích đặc điểm chuyên môn một ngành, nghề có cấu trúc cơ bản như sau:

- Phạm vi hoạt động và ý nghĩa, vai trò của ngành, nghề

- Phân tích nội dung lao động: Tùy theo từng đặc trưng lao động cụ thể của từng ngành nghề trong khu vực sản xuất hoặc dịch vụ, chúng ta cần phân tích nội dung lao động của các ngành, nghề theo các mặt sau:

+ Nguồn nguyên, vật liệu (hoặc thông tin) đầu vào + Các thiết bị, phương tiên, công cụ lao động

+ Quy trình công nghệ cơ bản (phương pháp gia công, tài liệu công nghệ) Định hướng mục tiêu

đào tạo quốc gia: -Bậc học -Loại trường -Ngành đào tạo

Đặc điểm chuyên

môn ngành, nghề Mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề

Các quy chế xây dựng mục tiêu - nội dung đào tạo của Bộ GD&ĐT

Các điều kiện đảm bảo: -Cơ sở vật chất -Đội ngũ giáo viên -Tài liệu học tập -Quản lý

+ Các sản phẩm lao động

+ Các chuẩn đánh giá công nghệ và sản phẩm + Môi trường lao động

- Hệ thống định hướng giá trị và các kiến thức, kỹ năng văn hóa - khoa học; công nghệ và nghề nghiệp: Tùy theo từng loại hình đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay dạy nghề và hình thức đào tạo (dài hạn hay ngắn hạn, chính quy hay tại chức), trình độ đầu vào của người học và quy định của chương trình khung do Bộ GD&ĐT, chúng ta có thể xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và các định hướng giá trị theo chương trình khung bao gồm các môn học chung về giáo dục chính trị, pháp luật, quốc phòng, tin học, ngoại ngữ; khối các môn văn hóa; kỹ thuật cơ sở, lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề nghiệp.

c. Nội dung đào tạo

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nội dung và cấu trúc nội dung đào tạo. Theo cách hiểu thông dụng, nội dung đào tạo là tập hợp các kiến thức về văn hóa- xã hội, khoa học- công nghệ, các chuẩn mực thái độ- nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung.

Chương trình khung là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cùng với những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học hoặc cao đẳng.

Cấu trúc chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề bao gồm những thành phần cơ bản là khối các môn học chung (Giáo dục quốc phòng, Chính trị, Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục pháp luật) và khối các môn cơ sở và các môn chuyên môn ( bao gồm môn lý thuyết và môn thực hành).

Quá trình thiết kế nội dung, chương trình đào tạo cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình bảo đảm tính khoa học của hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học-

công nghệ.

- Nguyên tắc thực tiễn: Một mặt, nội dung chương trình phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện (phương tiện, giáo viên…), bảo đảm tính khả thi của chương trình. Một mặt phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật- công nghệ của các lĩnh vực sản xuất- dịch vụ.

- Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng tuyển sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và điều kiện đảm bảo.

- Nguyên tắc hệ thống: Bảo đảm nội dung chương trình có cấu trúc hợp lý. Kết hợp hài hòa lôgic khoa học - công nghệ và lôgic sư phạm. Cần có phần hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

- Nguyên tắc liên thông: Nội dung, chương trình đào tạo cần được thiết kế bảo đảm yêu cầu liên thông đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo.

- Nguyên tắc đa kênh thông tin: Nội dung chương trình đào tạo được chọn lọc phản ánh tính đa dạng của các kênh thông tin từ các tài liệu khoa học - công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất- dịch vụ, đời sống xã hội.

d. Phương pháp đào tạo

* Định nghĩa, phân loại phương pháp đào tạo

- Định nghĩa: Phương pháp đào tạo là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy và học để đạt được mục tiêu đề ra với những điều kiện cụ thể về môi trường, phương tiện học tập, thời gian đào tạo. Phương pháp dạy học bao gồm các chức năng:

+ Giúp người học nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở các mức độ từ thấp đến cao: lĩnh hội, nhận biết, tái hiện, kỹ năng, vận dụng.

+ Đảm bảo cho người học phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo (là sự kết hợp của năng lực nhận thức, năng lực hành động). Chức năng này phản ánh mặt tích cực của phương pháp dạy học giúp người học phát triển trí thông minh, năng lực thích ứng cao, linh hoạt trước các tình huống mới, phức tạp.

- Phân loại:

Tùy thuộc vào đối tượng học viên, mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, loại hình đào tạo mà chúng ta sử dụng phương pháp hoặc nhóm các phương pháp pháp đào tạo khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và kết

quả đào tạo mong muốn. Hệ thống các phương pháp đào tạo bao gồm một số phương pháp cơ bản sau đây:

+ Phương pháp thuyết trình + Phương pháp đàm thoại vấn đáp + Các phương pháp dạy học trực quan + Phương pháp dạy học thực tiễn

+ Phương pháp làm việc với sách và tài liệu + Phương pháp dạy học nêu vấn đề

e. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra là công cụ hay phương tiện đo lường kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ, trình độ của người học mà cụ thể là điểm số.

Kiểm tra là phương tiện của đánh giá. Đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục đích đánh giá quyết định nội dung và hình thức của kiểm tra.Kiểm tra đánh giá có các chức năng sau đây:

- So sánh: so sánh giữa mục đích dạy học với kết quả đạt được.

- Phản hồi: từ thông tin của kiểm tra đánh giá, người học tự giác sửa chữa các khuyết điểm, phát huy ưu điểm, lấp đầy các lỗ hổng kiến thức của mình trong quá trình học tập, giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng người học hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 27 - 30)