Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 30 - 34)

Nguồn: Đặng Quốc Bảo (2007) - Tiên đoán: Qua kết quả kiểm tra đánh giá giúp giáo viên tiên đoán được khả năng kết quả học tập của người học trong một tương lai gần.

2.1.2.4. Đội ngũ giáo viên

Giáo viên, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của

Giáo viên Nội dung Người học

sự nghiệp giáo dục. Sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách- sức lao động”. Thành quả lao động của người giáo viên vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội (giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc), vừa hình thành sức lao động kỹ thuật thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường, ở đây là thị trường sức lao động.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong thời kỳ đổi mới giáo dục đã có nhiều chỉ thị về lĩnh vực này. Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Ban Bí thư có Chỉ thị số 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Từ Chỉ thị này Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong các nhiệm vụ đề ra đã lưu ý việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên: - Đủ về số lượng.

- Đạt chuẩn về chất lượng. - Đồng bộ về cơ cấu.

* Yêu cầu về chất lượng giáo viên

- Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm. - Chuẩn về đạo đức tư cách.

* Yêu cầu về số lượng giáo viên

Yêu cầu về số lượng giáo viên đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp xác định theo Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007 ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và kiểm tra các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2007 và công văn số 1325/BGDĐT về việc hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên một giảng viên, giáo viên quy đổi:

- Quy mô sinh viên quy đổi đối với cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng được xác định theo công thức:

Quy mô sinh viên quy đổi = (Số sinh viên cao đẳng chính quy) + 0,5 x (Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy)

* Yêu cầu đồng bộ về cơ cấu

Cơ cấu của đội ngũ giáo viên được xét trên các sự tương thích: - Tương thích về giảng dạy các bộ môn.

- Tương thích về giảng dạy ở các trình độ đào tạo.

- Tương thích về số lượng giáo viên ở các ngành đào tạo khác nhau. - Tương thích về trình độ.

- Tương thích về tuổi đời.

2.1.2.5. Người học

Nếu coi hoạt động giáo dục đào tạo là một loại hình dịch vụ thì sản phẩm chính của nhà trường là dịch vụ giáo dục đào tạo, khách hàng của nhà trường là người học, phụ huynh của họ, người sử dụng lao động … Tuy vậy, người học lại là khách hàng đặc biệt, họ vừa là khách hàng, vừa là đối tượng giáo dục, vừa là người chủ động cùng nhà trường tham gia vào quá trình đào tạo bản thân họ.

Ở cương vị là đối tượng giáo dục, người học có nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước và phải được kiểm tra đánh giá để mức độ đáp ứng về kiến thức, tay nghề ở mỗi giai đoạn đào tạo.

Ở cương vị là khách hàng, người học có quyền được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao; được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường; được kiến nghị với nhà trường, các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của họ.

2.1.3. Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo

2.1.3.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo

a. Chất lượng

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau cũng dẫn đến những khái niệm khác nhau về chất lượng. Như vậy, chất lượng được xem như là đích tới luôn thay đổi và luôn có tính lịch sử cụ thể. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu về chất lượng như sau:

- Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý, 2009): “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật".

- Theo ISO 9000 (năm 2000): “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm”.

- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - ISO 8402 - 86): “Chất lượng của sản phẩm là tổng thể những đặc điểm, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định và phù hợp với công cụ, tên gọi sản phẩm”.

- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5814 - 94: “Chất lượng là sự tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đối tượng có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.

- Chất lượng được hiểu theo khía cạnh (Theo Harvey & Green; 1993, những vấn đề về chất lượng) đó là:

+ “Chất lượng tuyệt đối” được hiểu là “sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc; sự hoàn hảo; sự phù hợp, thích hợp; sự thể hiện giá trị; sự biến đổi về chất”. Đó là cái mà hầu hết chúng ta muốn có, và chỉ một số ít có thể có được.

+ “Chất lượng tương đối” dùng để chỉ một số thuộc tính mà người ta gán cho sản phẩm. Theo quan niệm này thì một vật, một sản phẩm hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong muốn do người sản xuất định ra và các yêu cầu mà người sử dụng đòi hỏi. Như vậy: “Chất lượng tương đối” có hai khía cạnh:

Thứ nhất, chất lượng là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề ra, ở khía cạnh này được xem là “chất lượng bên trong”.

Thứ hai, chất lượng được xem là sự thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của người sử dụng, ở khía cạnh này được xem là “chất lượng bên ngoài”.

Theo quan niệm trên, chất lượng được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 30 - 34)