Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 37 - 39)

Nguồn: Trần Khánh Đức (2002) Kỹ năng

Mục tiêu đào tạo CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO

Kiến thức

Quá trình đào tạo

1) Đặc trưng, giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp. 2) Giá trị sức lao động. 3) Năng lực hành nghề. 4) Trình độ chuyên môn nghề nghiệp (Kiến thức, kỹ năng...). 5) Năng lực thích ứng với thị trường lao động. 6) Năng lựcphát triển nghề nghiệp. Thái độ

Theo chương trình đào tạo

NGƯỜI TỐT NGHIỆP

Có thể coi các tiêu chí nêu trên thể hiện nội hàm của khái niệm chất lượng đào tạo, là mục tiêu mà các cơ sở đào tạo cần hướng tới.

Như vậy, chất lượng đào tạo chính là sự tổng hoà những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình đào tạo so với thang chuẩn quốc gia của nhà nước hoặc xã hội nhất định. Chất lượng đào tạo ngày nay không chỉ đơn thuần là trình độ, khả năng học tập, rèn luyện ở nhà trường được đánh giá bằng điểm số của các môn thi, môn kiểm tra, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình, xã hội.

Tóm lại, mặc dù có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau nhưng có thể khái quát lại: ”Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu đề ra qua sự đánh giá của người học, người dạy, người quản lý và người sử dụng sản phẩm đào tạo”.

Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cơ sở đào tạo và là mục tiêu mà tất cả các nhà trường cần hướng tới. Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo nói chung và trường Đại học, Cao đẳng nói riêng.

2.1.3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo

Trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là chú ý việc cung cấp kiến thức chuyên môn cũng như năng lực, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho người học để đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Sản phẩm đào tạo được xem là chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà xã hội đặt ra với mỗi ngành học. Yêu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển ngày càng cao, do đó chất lượng đào tạo ởgiaiđoạn trước không còn phù hợp với giai đoạn sau. Vì vậy, chất lượng đào tạo phải không ngừng được nâng cao nhằm thu được hiệu quả giáo dục đào tạo cao nhất.

Nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, người quản lý, người phục vụ. Có thể nói cách khác nâng cao chất lượng đào tạo chính là cải tiến hệ thống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suất của mọi khâu trong quá trình đào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất, có lợi cho người học, cho xã hội. Vậy quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là sự tác động và điều

chỉnh bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để tạo ra những biến đổi về chất lượng của người học ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra trong công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 37 - 39)