Thực trạng công tác đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 68 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Các hệ đào tạo

- Hệ Cao đẳng chính quy: gồm các ngành đào tạo như sau:

+ Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Công nghệ ký thuật kiến trúc + Quản lý xây dựng

+ Tin học ứng dụng

+ Công nghệ kỹ thuật môi trường + Công nghệ kỹ thuật trắc địa

+ Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị + Điện công nghiệp

+ Điện dân dụng + Cấp thoát nước + Hàn

+ Kỹ thuật xây dựng + Điện tử công nghiệp

- Hệ TCCN chính quy: đào tạo 08 ngành cho học sinh hệ chính quy:

+ Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị + Điện công nghiệp

+ Điện dân dụng + Cấp thoát nước + Hàn

+ Kỹ thuật xây dựng + Điện tử công nghiệp

+ Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ

4.1.2. Quy mô đào tạo

Mặc dù quy mô đào tạo của Nhà trường có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua nhưng việc tuyển sinh của Nhà trường đã bắt đầu gặp khó khăn, số học sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều trường cùng đào tạo ngành, nghề của trường...

Bảng 4.1. Quy mô đào tạo của Nhà trường theo bậc học

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Trung cấp chuyên nghiệp

- Chỉ tiêu được giao 600 600 300 100,00 50,00 - Thực tuyển 81 56 13 69,13 23,21 - Tỷ lệ (%) 13,5 9,3 4,3 - -

2. Cao đẳng

- Chỉ tiêu được giao 1600 1600 900 100,00 56,25 - Thực tuyển 217 158 58 72,81 36,71 - Tỷ lệ (%) 13,6 9,9 6,4 - -

Nguồn: Phòng Đào tạo Qua bảng 4.1 ta thấy, quy mô đào tạo của Nhà trường theo bậc học giảm qua các năm. Cụ thể: đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp, tỷ lệ thực tuyển năm 2017 chỉ đạt 4,3% so với chỉ tiêu được giao, và số lượng HSSV tuyển năm 2017 giảm 76,79% so với năm 2016. Tương tự như vậy, ở bậc Cao đẳng, Trường chỉ tuyển được 6,4% so với chỉ tiêu được giao (năm 2017), và số lượng HSSV tuyển năm 2017 giảm 63,29% so với năm 2016. Đây là tình trạng đáng cảnh báo đối với nhà trường nếu như không có nguồn tuyển sinh và phương thức tuyển sinh phù hợp thì sẽ không có đầu vào trong tương lai.

Ngoài việc đào tạo tại trường, trong những năm qua, nhà trường đã tích cực liên kết với các Trung tâm trong nước, Trung tâm giáo dục thường

xuyên,Trung tâm dạy nghề, các trường THCS trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Lai Châu, Sóc Sơn,... để mở các lớp đào tạo. Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với một số dự án như: Hỗ trợ dạy nghề tại Hà Nội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn – thuộc tổ chức International Plan (Hàn Quốc) tại Việt Nam; mở các lớp về nghề Điện dân dụng – thuộc Hiệp hội Năng lượng không biên giới Pháp (ESF),… với mục đích tìm kiếmvà mở rộng quy mô, thị trường đào tạo của Nhà trường tới các tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời, nhà trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc HN, Đại học Phương Đông,... và một số doanh nghiệp để thực hiện đào tạo liên thông. Hoạt động này ngoài việc giúp tăng nguồn thu cho nhà trường còn có ý nghĩa quan trọng, đó là giúp giảng viên của trường dần tiếp cận với chương trình đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp nghề, hoàn thiện thêm các chương trình đào tạo của trường theo định hướng phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 68 - 70)