Thực trạng công tác đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 68)

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Các hệ đào tạo

- Hệ Cao đẳng chính quy: gồm các ngành đào tạo như sau:

+ Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Công nghệ ký thuật kiến trúc + Quản lý xây dựng

+ Tin học ứng dụng

+ Công nghệ kỹ thuật môi trường + Công nghệ kỹ thuật trắc địa

+ Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị + Điện công nghiệp

+ Điện dân dụng + Cấp thoát nước + Hàn

+ Kỹ thuật xây dựng + Điện tử công nghiệp

- Hệ TCCN chính quy: đào tạo 08 ngành cho học sinh hệ chính quy:

+ Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị + Điện công nghiệp

+ Điện dân dụng + Cấp thoát nước + Hàn

+ Kỹ thuật xây dựng + Điện tử công nghiệp

+ Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ

4.1.2. Quy mô đào tạo

Mặc dù quy mô đào tạo của Nhà trường có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua nhưng việc tuyển sinh của Nhà trường đã bắt đầu gặp khó khăn, số học sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều trường cùng đào tạo ngành, nghề của trường...

Bảng 4.1. Quy mô đào tạo của Nhà trường theo bậc học

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Trung cấp chuyên nghiệp

- Chỉ tiêu được giao 600 600 300 100,00 50,00 - Thực tuyển 81 56 13 69,13 23,21 - Tỷ lệ (%) 13,5 9,3 4,3 - -

2. Cao đẳng

- Chỉ tiêu được giao 1600 1600 900 100,00 56,25 - Thực tuyển 217 158 58 72,81 36,71 - Tỷ lệ (%) 13,6 9,9 6,4 - -

Nguồn: Phòng Đào tạo Qua bảng 4.1 ta thấy, quy mô đào tạo của Nhà trường theo bậc học giảm qua các năm. Cụ thể: đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp, tỷ lệ thực tuyển năm 2017 chỉ đạt 4,3% so với chỉ tiêu được giao, và số lượng HSSV tuyển năm 2017 giảm 76,79% so với năm 2016. Tương tự như vậy, ở bậc Cao đẳng, Trường chỉ tuyển được 6,4% so với chỉ tiêu được giao (năm 2017), và số lượng HSSV tuyển năm 2017 giảm 63,29% so với năm 2016. Đây là tình trạng đáng cảnh báo đối với nhà trường nếu như không có nguồn tuyển sinh và phương thức tuyển sinh phù hợp thì sẽ không có đầu vào trong tương lai.

Ngoài việc đào tạo tại trường, trong những năm qua, nhà trường đã tích cực liên kết với các Trung tâm trong nước, Trung tâm giáo dục thường

xuyên,Trung tâm dạy nghề, các trường THCS trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, Lai Châu, Sóc Sơn,... để mở các lớp đào tạo. Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với một số dự án như: Hỗ trợ dạy nghề tại Hà Nội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn – thuộc tổ chức International Plan (Hàn Quốc) tại Việt Nam; mở các lớp về nghề Điện dân dụng – thuộc Hiệp hội Năng lượng không biên giới Pháp (ESF),… với mục đích tìm kiếmvà mở rộng quy mô, thị trường đào tạo của Nhà trường tới các tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời, nhà trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc HN, Đại học Phương Đông,... và một số doanh nghiệp để thực hiện đào tạo liên thông. Hoạt động này ngoài việc giúp tăng nguồn thu cho nhà trường còn có ý nghĩa quan trọng, đó là giúp giảng viên của trường dần tiếp cận với chương trình đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp nghề, hoàn thiện thêm các chương trình đào tạo của trường theo định hướng phát triển của xã hội.

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

4.2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá trong

4.2.1.1. Công tác triển khai và thực hiện các hoạt động đào tạo

a. Công tác tuyển sinh

Nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật đô thị và xây dựng thân thiện với môi trường vì sự phát triển bền vững chung của ngành Xây dựng và đất nước, phát triển và khẳng định thương hiệu của Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị; trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Ban Giám hiệu nhà trường và toàn thể cán bộ nhân viên, giảng viên trong nhà trường có nhiều cố gắng trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của Ngành Xây dựng để điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo một cách phù hợp.

Hàng năm, Nhà trường đều thành lập các tổ tư vấn tuyển sinh kết hợp với Phòng Đào tạo, Ban Kết nối hợp tác và Phát triển mạng lưới doanh nghiệp tổ chức đến các cơ quan, đơn vị trong Ngành, các doanh nghiệp trong mạng lưới các doanh nghiệp hợp tác, sử dụng nhân lực đào tạo của trường với nhà trường trên địa bàn để thực hiện tiếp cận điều tra, nắm bắt thông tin nhu cầu

về sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp, giới thiệu nhu cầu việc làm cho HSSV vừa tốt nghiệp; đồng thời tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường có các biện pháp để điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

b. Xây dựng chương trình đào tạo - Mục tiêu đào tạo

Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị đào tạo hệ Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp học theo hình thức tín chỉ.

Trong hệ thống chương trình đào tạo, mỗi chương trình đào tạo đều có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chương trình chi tiết của từng học phần hoặc từng môn học, xác định các giáo trình tài liệu cần thiết cho môn học. Trong chương trình đào tạo cũng quy định kế hoạch thực hiện chương trình, điều kiện tiên quyết của mỗi môn học, học phần để khi thực hiện đảm bảo được tính hệ thống khoa học.

- Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có: (1) Kiến thức (bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên môn); (2) Kỹ năng (bao gồm kỹ năng trao đổi, thuyết trình, tự tổ chức nghiên cứu, khám phá kiến thức mới, nắm được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và trình độ tiếng Anh tối thiểu); (3) Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp (áp dụng những kiến thức đã học vào điều kiện thực tế nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công việc được giao, trách nhiệm với xã hội, thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tuân thủ quy tắc, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật của Nhà nước, các quy định nơi làm việc).

- Thiết kế nội dung chương trình đào tạo

Về chương trình, nội dung đào tạo là yếu tố có tính cốt lõi, ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo tiếp tục thực hiện 5 chương trình của Bộ, cụ thể đã

tiến hành rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng: Mục tiêu đào tạo phải theo sát mục tiêu thực tiễn, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc.

Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường luôn bám sát mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp nhất. Chương trình đào tạo của trường hiện nay bao gồm 3 nội dung lớn: Giáo dục đại cương, kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành (bao gồm thực tập nghề nghiệp tốt nghiệp và thi tốt nghiệp).

Nhà trường thành lập hội đồng khoa học cùng phối hợp với các khoa, bộ môn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hội đồng khoa học nhà trường, cùng với Phòng Đào tạo đã xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp đối với từng cấp học và ngành nghề đào tạo.

Để thực hiện công tác biên soạn, hoàn thiện giáo trình, bài giảng, các câu hỏi xử lý tình huống khi nghiệm thu đề tài hội đồng khoa học nhà trường đều mời các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị có liên quan để nghiệm thu, đảm bảo chương trình đào tạo vừa phù hợp với mong muốn chủ quan của nhà trường, vừa đảm bảo sự chỉ đạo của Bộ về khung chương trình cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp vừa phù hợp với yêu cầu sử dụng cán bộ, được Bộ Giáo dục& Đào tạo, Bộ Xây dựng phê duyệt.

Cải tiến chương trình đào tạo gắn với hai yếu tố: đối tác quốc tế và doanh nghiệp. Cùng các đối tác quốc tế thực hiện chuyển giao toàn bộ hoặc chuyển giao từng phần chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu giáo trình của các cơ sở đào tạo là đối tác đến từ các quốc gia phát triển và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật từ Việt Nam như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc,...

c. Triển khai và thực hiện các hoạt động đào tạo

Song song với công tác xác định mục tiêu đào tạo và thiết kế nội dung chương trình đào tạo, nhà trường tiến hành đồng thời công tác triển khai và thực hiện các hoạt động đào tạo; và kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2. Kết quả triển khai và thực hiện chương trình đào tạo giai đoạn 2015 – 2017 Các hoạt động ĐVT Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/Kế hoạch (%) 1. Xây dựng các CTĐT + Xây dựng CTĐT Chuyên ngành 5 5 100,0

2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng

viên/giáo viên Người 32 25 78,1

2.1. Giảng viên/giáo viên Người 18 14 77,8 + Trình độ Tiến sỹ Người 2 2 100,0 + Trình độ Đại học, Thạc sỹ Người 16 12 75,0 2.2. Cán bộ quản lý Người 8 7 87,5 2.3. Cán bộ phục vụ khác Người 6 4 66,7

3. Thực hiện phương pháp giảng dạy, học tập mới

Phương

pháp 2 2 100,0

4. Hoạt động giảng dạy, học tập

+ Giảng viên đạt giải cấp Quốc tế Người 7 3 42,8 + Giảng viên đạt giải cấp Quốc gia Người 18 10 55,6 + Giảng viên đạt giải cấp Bộ Người 28 23 82,1 + SV đạt giải thưởng các cấp Người 50 33 66,0

5. Thực hiện dự án Dự án 6 6 100,0

Bảng số liệu 4.2 cho thấy:

- Về Xây dựng chương trình đào tạo

Các chuyên ngành của chương trình đào tạo được xây dựng thêm trên nền tảng của những chuyên ngành cũ và cập nhật theo xu hướng và nhu cầu đào tạo mới. Các chuyên ngành được triển khai xây dựng và thực hiện khá tốt (đạt 100% so với kế hoạch đề ra).

- Về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên/giáo viên

Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm gần đây. Nhà trường đã thường xuyên cử giảng viên đi tập huấn, học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức, trình độ, đặc biệt khuyến khích, đầu tư cho việc học tập, nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên như cử cán bộ, giảng viên đi tập huấn nước ngoài, hỗ trợ học phí cho học viên cao học, hỗ trợ học phí từ 50 đến 100 triệu đồng cho nghiên cứu sinh chuyên ngành; tạo điều kiện về thời gian và tài chính để giảng viên yên tâm học tập. So với kế hoạch, kết quả đã thực hiện của hoạt động này tương đối cao, trên 77,8% so với kế hoạch đối với đội ngũ giảng viên/giáo viên và 87,5% so với kế hoạch đối với đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách. Vì vậy, đội ngũ giáo viên nhà trường càng có năng lực, trình độ và điều kiện để áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng bài giảng giúp người học có được những kiến thức cơ bản và tay nghề vững khi ra trường; đồng thời cũng là lớp thế hệ kế cận thay thế cho những cán bộ, giảng viên/giáo viên đã hết tuổi làm việc.

- Hoạt động giảng dạy và học tập

Hầu hết đội ngũ giảng viên nhà trường, đặc biệt là các giáo viên trẻ đều được học tập và rèn luyện về kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm. Nhờ vậy mà các phương pháp giảng dạy trong nhà trường ngày càng được các giảng viên áp dụng phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh những phương pháp truyền thống (thuyết trình) thì nhiều phương pháp giảng dạy mới đã được áp dụng để giảng dạy đối với học sinh sinh viên (phương pháp giảng dạy theo modul, thảo luận nhóm,giảng dạy trên mô hình ở xưởng thực hành...), với việc áp dụng các phương pháp mới này giúp học sinh sinh viên tiếp thu bài nhanh hơn và giờ học có hiệu quả cao hơn.

Hằng năm, các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập luôn được nhà trường chú trọng quan tâm. Hội giảng cấp trường được tổ chức hằng năm, với sự tham gia của các giảng viên khi đã được lựa chọn từ cấp Khoa. Nhà trường thường xuyên cử các giảng viên tham gia Hội giảng cấp Bộ, tỷ lệ giảng viên đạt giải cấp Bộ chiếm tỷ lệ cao, đạt 82,1% so với kế hoạch đề ra. Trong những năm gần đây, năm học nào nhà trường cũng có các giảng viên đi thi giáo viên dạy giỏi và đạt kết quả cao như cấp giáo viên dạy giỏi ngành Xây dựng, Hội

thi giáo viên giỏi trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề toàn quốc. Đã có 23 giảng viên đạt giải trong các Hội thi này.

Đối với các trường dạy nghề thì việc rèn luyện tay nghề cho học sinh – sinh viên cũng được chú trọng. Từ năm 2001, học sinh – sinh viên của nhà trường bắt đầu tham dự kỳ thi tay nghề các cấp (Bộ Xây dựng, cấp Quốc gia, cấp ASEAN và Thế giới). Tính đến thời điểm hiện tại trường đã có 33 sinh viên lập thành tích sắc với 59 giải thưởng và Huy chương các loại. Ngoài ra, có 03 chuyên gia quốc tế, 10 chuyên gia cấp quốc gia là các giảng viên đang công tác tại trường đã tham gia huấn luyện cho nhiều học sinh – sinh viên của đội tuyển Việt Nam tham dự các Kỳ thi tay nghề các cấp và các em đã đạt được nhiều thành tích cao, góp phần lớn vào thành công của đội tuyển Việt Nam tại đấu trường khu vực và Thế giới.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá người học

Đổi mới chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy cũng đồng nghĩa với việc phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá người học. Nắm bắt được chủ trương đó, trong nội dung đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy của mình, nhà trường cũng đã tiến hành lên phương án kiểm tra, đánh giá cho từng nội dung môn học, lập ngân hàng câu hỏi đề thi và phương pháp kiểm tra đánh giá chủ yếu được các thầy cô lựa chọn là kiểm tra vấn đáp, thực hành; kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận hoặc bài tập; phương pháp thi viết ít được lựa chọn hơn chỉ áp dụng với một số môn học mang tính chất đặc thù.

- Các hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học

Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp trong cả nước trên các lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Nhà trường để cùng phối hợp trong phát triển chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn,… và cùng phối hợp thực hiện phần đào tạo thực hành, thực tập cho HSSV tại các doanh nghiệp ngay từ khi đang học tập; đồng thời cũng là nguồn tuyển dụng của chính doanh nghiệp trong tương lai; kết hợp với ký kết thực hiện các dự án, đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 68)