Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 102)

CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI 4.4.1. Cơ sở khoa học

4.4.1.1. Định hướng phát triển của nhà trường từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bám sát Tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường, tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn quy định; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu giáo trình ngang tầm khu vực; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của đào tạo trong thời kỳ mới và hội nhập quốc tế; phấn đấu trở thành trường cao đẳng chất lượng cao của quốc gia vào năm 2020, trường cao đẳng tầm cỡ khu vực vào năm 2025, trường đại học định hướng ứng dụng vào năm 2030.

4.4.1.2. Đánh giá chất lượng đào tạo tại trường trong thời gian vừa qua

- Điểm mạnh

+ Trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo, có uy tín và quan hệ mật thiết với các cơ quan, đơn vị, các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp ngành kiến trúc, xây dựng trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc, Trung;

+ Công tác đào tạo trong những năm qua phát triển mạnh, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt; ngành nghề đào tạo mang tính truyền thống đặc thù; chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo, đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành; phương pháp giáo dục đào tạo đạt yêu cầu, phù hợp với HSSV; phần lớn chất lượng HSSV ra trường được xã hội đánh giá cao;

+ Thực hiện nguyên lý đào tạo “học đi đôi với hành” với thời lượng dành cho học sinh thực hành tại xưởng của Nhà trường và thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp được nâng cao, thời gian thực hiện linh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu

có kiến thức là được quan sát thực tế, được thực hành, thí nghiệm thực tế. Các ngành nghề đào tạo của Nhà trường được trang bị các thiết bị đào tạo hiện đại trên cơ sở thừa hưởng giá trị của các dự án hợp tác quốc tế với Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và hàng năm được Nhà trường cập nhật, bổ sung phù hợp đáp ứng nhu cầu đào tạo. Hiện trạng trang thiết bị phục vụ của 7 nghề được thống kê, phân loại gồm: Cấp, thoát nước; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Điện dân dụng; Hàn; Kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ

- Hạn chế và nguyên nhân:

Bảng 4.25. Tổng hợp những hạn chế về chất lượng đào tạo và nguyên nhân

STT Hạn chế Nguyên nhân

1 Số lượng HSSV giảm Công tác tuyển sinh chưa được chú trong đầu tư.

2 Chất lượng học tập của HSSV chưa cao,

+ Chất lượng đầu vào kém, do đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng nhận thức cũng như kết quả học tập không cao;

+ Nhiều HSSV có tư tưởng ỷ lại, chỉ cần nhận tấm bằng để ra trường xin việc nên không có động lực học tập.

3 Tỷ lệ HSTN có việc làm hợp với ngành nghề đào tạo thấp

4. tỷ lệ SVTN đào tạo lại cao

Một số nội dung chương trình đào tạo chưa gắn nhu cầu thực tiễn hay trong quá trình đào tạo còn gắn ít với thực tiễn.

4 Đội ngũ giảng viên, giáo viên nhìn chung còn thiếu nhiều so với thực tế, số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy còn chiếm đa số;

+ Trong những năm gần đây, do lượng sinh viên tuyển sinh thấp và cơ cấu đội ngũ đi học nâng cao trình độ sẽ quay trở lại công tác nên Nhà trường không có chủ trường và nhu cầu tuyển dụng thêm cán bộ. + Bên cạnh đó, đội ngũ giảng dạy có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm về hưu hoặc chuẩn bị về hưu nên cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt cán bộ giảng dạy, trong khi đó đội ngũ giảng dạy trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm do mới đi đào tạo về;

tiền lương thấp; 5 Đội ngũ giảng viên, giáo

viên còn yếu về ngoại ngữ, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số cán bộ quản lý còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...

+ Theo đặc thù ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo nên đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ yếu tập trung đầu tư thời gian để nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, và chủ yếu học tập ở trong nước, chưa có thời gian đầu tư về ngoại ngữ nên còn yếu về ngoại ngữ. Ngoài ra, nhà trường thiếu những chính sách tạo động lực cho đội ngũ này tích cực hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ...; + Đội ngũ cán bộ quản lý hoặc là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nên chưa có thời gian tập huấn các khóa ngắn hạn để đáp ứng kịp thời với những yêu cầu đổi mới; 6 Trong công tác tổ chức bộ máy

đào tạo, một số giảng viên còn kiêm nhiệm hay tỷ lệ cán bộ quản lý đến tuổi nghỉ chế độ khá lớn, điều này ảnh hưởng tới công tác giảng dạy cũng như quản lý nếu không có đội ngũ kế cận

Nhiều cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm, đồng thời được cử đi nâng cao trình độ dẫn đến nhiều giảng viên tham gia quản lý kiêm nhiệm thêm giảng dạy

7 Một số chương trình đào tạo của trường chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, một số ngành nghề chưa có sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành, ít quan tâm tới việc rèn luyện khả năng thực hành cũng như một số kỹ năng mềm cho người học; chưa có chương trình đào tạo tiên tiến;

Nhà trường chủ yếu đào tạo những ngành, nghề lĩnh vực truyền thống, chưa bám sát nhu cầu thực sự của xã hội nên một số chương trình đào tạo của trường chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, chưa có chương trình đào tạo tiên tiến;

8 Nguồn lực tài chính còn thấp, xuất đầu tư cho đào tạo còn chưa đáp ứng đầy đủ do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo

Nguồn lực tài chính của trường chủ yếu thu từ học phí và sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng, chưa chủ động huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, đơn vị liên kết hoặc những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động từ nhà trường nên nguồn lực thấp.

4.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trong thời gian tới

4.4.3.1. Đổi mới chương trình đào tạo, công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo

a. Đổi mới chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình giảng dạy

Cải tiến chương trình đào tạo gắn với hai yếu tố: đối tác quốc tế và doanh nghiệp. Cùng các đối tác quốc tế thực hiện chuyển giao toàn bộ hoặc chuyển giao từng phần chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu giáo trình của các cơ sở đào tạo là đối tác đến từ các quốc gia phát triển và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật từ Việt Nam như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc,... Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp trong cả nước trên các lĩnh vực đào tạo thế mạnh của nhà trường để cùng phối hợp trong phát triển chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn,… và cùng phối hợp thực hiện phần đào tạo thực hành, thực tập cho HSSV tại các doanh nghiệp ngay từ khi đang học tập; đồng thời cũng là nguồn tuyển dụng của chính doanh nghiệp trong tương lai.

Một số nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng chương trình đào tạo dài hạn các ngành, nghề phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp, các quy định hiện hành trên cơ sở năng lực đào tạo thực tế của nhà trường; đặc biệt là chương trình đào tạo bám sát nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong và ngoài nước.

- Chương trình đào tạo ngắn hạn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp cả về thời lượng, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo. Hoàn thiện hệ thống từ 50 - 100 mô đun đào tạo chuyên nghề (với thời lượng từ 3 đến 12 tuần) đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các nghề đang có nhu cầu lớn về nhân lực.

- Mở rộng các liên kết đào tạo thông qua các dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa đối tượng tuyển sinh, đặc biệt là học sinh,sinh viên thuộc các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Liên kết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; tăng cường và giữ ổn định mạng lưới với số lượng từ 40 – 80 doanh nghiệp trong nước ở các lĩnh vực ngành nghề mà nhà trường có thế mạnh và chọn làm nghề

điều khiển trong công nghiệp; Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ nhằm phối hợp trong xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn bậc thợ, đánh giá và sát hạch năng lực lao động,… đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời, mở rộng cơ hội việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp

b. Đổi mới công tác tuyển sinh

- Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh

Đội ngũ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh, vì thế cần xây dựng đội ngũ này hết sức đa dạng gồm những đối tượng sau:

+ Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh: Bộ phận chuyên trách tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường kể cả chính qui, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết, dạy nghề và hoạt động suốt năm học;

+ Bộ phận cán bộ, viên chức nhà trường: Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn trường, mọi thành viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường vì không có học sinh, sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được và hệ quả là cán bộ, giảng viên sẽ phải giãm. Để thực hiện được điều này nhà trường phải có những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh, sinh viên do cán bộ, giảng viên vận động đã thực tế vào học hoặc khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh.

+ Bộ phận HSSV: Huy động lực lượng học sinh, sinh viên tham gia công tác tuyển sinh qua việc động viên các em quảng bá các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường đến người thân, bạn bè đồng thời có chế độ khen thưởng cho HSSV vận động được nhiều người vào học ở trường.

+ Các trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề: Công tác tuyển sinhtuy là nhiệm vụ cua nhà trường, song nếu cứ dựa vào nguồn nhân lực của nhà trường thì chưa đủ mà phải biết tranh thủ các lực lượng bên ngoài.

Một mặt, họ vừa là những người hàng ngày trực tiếp với các đối tượng học sinh và các bậc phụ huynh; mặt khác tiếng nói của họ sẽ có tác động khá mạnh mẽ đến sự quyết định lựa chọn con đường học tập của các học sinh hay các bậc phụ huynh sau khi con em họ tốt nghiệp THCS hay là PTTH. Vì vậy, nhà trường cần phối hợp với các trung tâm trong việc thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ cho nhà trường.

- Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh

Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email. Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về đào tạo phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả.

c. Tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo

- Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học

Dạy và học là hai hoạt động mà thoạt đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì đến công tác tuyển sinh của nhà trường. Bởi vì công tác dạy và học diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo, công tác dạy và học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Những HSSV đang theo học tại trường là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào tạo được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự thi vào trường. Vì vậy, cần quản lý công tác dạy và học ở nhà trường thật tốt, tạo ra nhiều ấn tượng đẹp đối với HSSV thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội.

Để thực hiện được điều này, nhà trường cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau:

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng;

+ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho HSSV; + Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp;

+ Tăng cuờng công tác quản lý HSSV; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo

Mở thêm một số ngành đào tạo mới để thay thế những ngành đào tạo của nhà trường mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các địa phương để đào tạo các lớp ngắn hạn; liên thông, liên kết với các trường đại học trong khu vực để đào tạo hệ đại học để mở rộng quy mô đào tạo.

- Đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp đào tạo

+ Cần xác định đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo nguồn nhân lực

Trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, nhà trường cụ thể hoá mục tiêu đào tạo theo Luật giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.

Tập trung đào tạo, hướng dẫn HSSV theo 5 kỹ năng: 1. Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn

2. Kỹ năng tổng hợp báo cáo 3. Kỹ năng diễn đạt và giao tiếp

4. Kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin 5. Kỹ năng xử lý tình huống

Đây vẫn là những kỹ năng cần thiết cho người học sau này ra trường có thể hoà nhập tốt với yêu cầu thực tiễn.

Cùng với việc cụ thể hoá mục tiêu đào tạo nhà trường cần chú trọng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 102)