Kế hoạch và kết quả thực hiện nội dung giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 83 - 87)

ĐVT: Tiết

Năm học Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/

kế hoạch (%)

2013 – 2014 12.609 14.880 118,01 2014 – 2015 8.163 12.720 155,83 2015 – 2016 4.080 5.196 127,35 2016 – 2017 3.270 4.443 135,87 Nguồn: Phòng Đào tạo

- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

Hiện nay, theo đánh giá của cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên, giáo viên (trên 80% ý kiến) thì cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ, hiện đại, nhà trường liên tục thực hiện các dự án xây mới và cải tạo các phòng học, thực hành, thực tập phục vụ quá trình giảng dạy và học tập tốt hơn.

4.2.1.3. Đánh giá của HSSV đang theo học tại trường

a. Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của nhà trường tương đối phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của trường, phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học về khối lượng, thời gian, nội dung và kiến thức chuyên ngành, phương pháp giảng dạy được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo năm 2017

ĐVT: %

TT Đối tượng điều tra Rất

phù hợp

Phù hợp

Không phù hợp

1 Khối lượng kiến thức của CTĐT 46,15 45,05 8,80 2 Thời gian đào tạo 49,45 43,96 6,59 3 Nội dung và kiến thức chuyên ngành 39,56 46,15 14,29

4 Phương pháp giảng dạy 42,86 43,96 13,18

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.10 cho thấy, trên 90% ý kiến cho rằng khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo. Và trên 80% ý kiến cho rằng nội dung và kiến thức chuyên ngành và phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của từng môn học và từng phần học của môn học đó, và kết quả đánh giá của HSSV được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11. Đánh giá của HSSV về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực tế của chương trình đào tạo

ĐVT: Người

TT Mức độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1 Không cân đối 25 27,47

2 Cân đối 51 56,04

3 Khá cân đối 10 10,99

5 Rất cân đối 05 5,50

Tổng 91 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.11 cho thấy, phần lớn người học khi được hỏi đã cho rằng, trong chương trình đào tạo về cơ bản đã đảm bảo tính cân đối tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo (chiếm 72,53% tổng số ý kiến). Tuy nhiên, vẫn còn có 27,47% ý kiến cho rằng nội dung chương trình của một số môn còn nặng về lý thuyết, ít quan tâm đến việc rèn luyện khả năng thực hành cho người học, nhất là việc thực hành các kỹ năng sử dụng phần mềm và thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng.

b. Phương pháp đào tạo và trình độ của đội ngũ giảng viên, giáo viên; công tác tổ chức bộ máy đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

Để nâng cao hiệu quả của công tác dạy học, phương pháp đào tạo, tổ chức bộ máy đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cũng là những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Để đánh giá sự phù hợp của các yếu tố này, qua thăm dò trên nhóm đối tượng HSSV trong trường, có kết quả như sau:

Bảng 4.12. Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy và trình độ của đội ngũ giảng viên, giáo viên; công tác tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất

ĐVT: %

TT Đối tượng điều tra Rất phù hợp Phù hợp phù hợp Không

1 Phương pháp đào tạo và trình độ của đội

ngũ giảng viên/giáo viên 39,56 47,25 13,19 2 Công tác tổ chức bộ máy đào tạo 21,98 61,54 16,48 3 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập 70,1 16,4 13,5

Bảng 4.12 cho thấy:

- Phương pháp đào tạo và trình độ của đội ngũ giảng viên/giáo viên

Phương pháp giảng dạy của trường về cơ bản được đánh giá là đạt yêu cầu (trên 80% số ý kiến điều tra cho rằng phù hợp), điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, tiêu chí này chưa được khảo sát ở các đối tượng khác và nhóm đối tượng cũng đứng trên quan điểm khác nhau nên còn tồn tại ý kiến khác nhau và mang tính chủ quan. Như vậy, kết quả điều tra chưa đánh giá được bản chất của vấn đề.

- Công tác tổ chức bộ máy đào tạo

Hiện nay, bên cạnh việc giảng dạy, thì vấn đề kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức đào tạo đáp ứng được yêu cầu của công việc, hỗ trợ HSSV trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm cũng là nhân tố rất quan trọng được HSSV quan tâm và đưa ra những đánh giá giúp nhà trường có những nhìn nhận khách quan hơn.

Qua bảng số liệu ta thấy, công tác tổ chức bộ máy đào tạo hiện nay được cho là phù hợp (83,52% ý kiến đánh giá của người học). Tuy nhiên, vẫn có 16,48% ý kiến của HSSV cho rằng không phù hợp, là do nhiều thầy/cô kiêm nhiệm nên đôi lúc chưa đảm bảo và chủ động được thời gian và hoạt động lên lớp.

- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

Bên cạnh ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên, giáo viên về cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ, hiện đại, thì HSSV cũng có những đánh giá tốt về mức độ phục vụ của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học của nhà trường (trên 80% ý kiến).

4.2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá ngoài

4.2.2.1. Đánh giá của HSSV tốt nghiệp

a. Đánh giá nội dung của quá trình đào tạo và điều kiện phục vụ đào tạo

HSSV là sản phẩm của quá trình đào tạo và là nhân vật trung tâm của quá trình đào tạo. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra HSSV, đây là những HSSV của nhà trường đã tốt nghiệp ra trường và đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp. Kết quả đánh giá về nội dung của quá trình đào tạo và điều kiện phục vụ đào tạo của HSSV sau tốt nghiệp đã tổng hợp được qua bảng 4.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 83 - 87)