Mô hình quản lý nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 39 - 45)

Nguồn: Trần Khánh Đức (2000) Hay nói cách khác quản lý để nâng cao Chất lượng đào tạolà sự tác động và điều chỉnh bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm nâng cao năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Những năng lực đó gồm: Khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo.

2.1.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo

Có ba hình thức đánh giá được phân loại dựa trên quan hệ giữa bên đánh giá và bên được đánh giá như sau:

a) Đánh giá trong (Đánh giá nội bộ)

Là đánh giá được chính tổ chức hoặc bên được tổ chức uỷ quyền tự tiến hành đánh giá với các mục đích nội bộ và có thể tạo cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp. Tạo ra những biến đổi về chất của người học (theo các tiêu chí chất lượng trong sơ đồ 2.4) Chủ thể quản lý Công cụ Phương pháp Khách thể quản lý Đạt được mục tiêu đặt ra trong công tác đào tạo

- Đánh giá của nhà trường + Mục đích đánh giá + Chủ thể đánh giá + Đối tượng đánh giá + Các lĩnh vực đánh giá - Đánh giá của giảng viên: + Mục đích đánh giá + Chủ thể đánh giá + Đối tượng đánh giá + Các lĩnh vực đánh giá - Đánh giá của sinh viên: + Mục đích đánh giá + Chủ thể đánh giá + Đối tượng đánh giá + Các lĩnh vực đánh giá

b) Đánh giá ngoài

Là loại hình đánh giá được tiến hành bởi các bên quan tâm đến tổ chức như khách hàng, hay đại diện của khách hàng…. Hoặc do tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành. Tổ chức độc lập bên thứ ba được gọi là tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường hay sản phẩm của tổ chức phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

Đánh giá ngoài tại trường Cao đẳng, Đại học bao gồm: - Đánh giá của nhà tuyển dụng

- Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp - Đánh giá của các nhà khoa học

- Đánh giá của các Hiệp hội nghề nghiệp.

2.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

a. Nhóm các yếu tố bên ngoài

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Sự quản lýngành của Bộ GD - ĐT thông qua thông qua việc đề ra các chính sách đào tạo cụ thể, tạo điều kiện để các trường tham gia các dự án và các chương trình do Bộ chủ quản v.v…Có thể thấy rõ cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình ĐT và đầu ra của các trường Cao đẳng.

- Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

+ Trong thời đại hiện nay, cùng với việc phát triển của khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi Chất lượng đào tạo ở các trường Cao đẳng phải được cải thiện để sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường, khu vực và thế giới; đồng thời giúp cho người học nhanh chóng tiếp cận trình độ nghề nghiệp tiên tiến.

+ Do nhu cầu đào tạo của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, hệ thống các trường nói chung và các cơ sở đào tạo Cao đẳng nói riêng ngày càng phải tìm cách cải thiện Chất lượng đào tạo. Sự cạnh tranh trong các cơ sở đào tạo ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

- Tình hình phát triển Kinh tế - xã hội

Hiện nay sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền đối với các lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp được chú trọng và ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm tạo kiện thuận lợi cho giáo dục nghề nghiệp phát triển. Kinh tế - xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội về nghề nghiệp thay đổi, vai trò của lao động có tay nghề thay đổi; sự phát triển sản xuất và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo của các doanh nghiệp cũng ảnh hướng đến Chất lượng đào tạo trong các cơ sở đào tạo nói chung và trường Cao đẳng nói riêng.

- Văn hóa

Nếp sống, tâm lý, thói quen và nhận thức và thái độ của cộng đồng sẽ tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp, động cơ, thái độ học tập của người học, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Chất lượng đào tạo trong các trường Cao đẳng.

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui mô, số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và ảnh hưởng đến Chất lượng đào tạo ở các trường Cao

b. Nhóm các yếu tố bên trong

Đây là nhóm các yếu tố nội tại các trường Cao đẳng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo Chất lượng đào tạo.

- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý:phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

 Chất lượng từng giảng viên, cán bộ quản lý;

 Tính đồng bộ về cơ cấu (trình độ, ngành nghề, thâm niên,...) của

đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;

 Động lực của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý.

Muốn có đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lýcó chất lượng cần phải quan tâm đến ít nhất 3 vấn đề đó, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tạo cơ chế để phát huy động lực của giảng viên, cán bộ quản lý trong việc đảm bảo chất lượng.

+ Chất lượng đầu vào:phụ thuộc vào các yếu tố:

 Quy mô số thí sinh đăng ký tuyển sinh;

 Qui trình tuyển chọn (tổ chức tiếp nhận, sự lựa chọn,...);  Động lực của người học.

Muốn người học có động lực bản thân họ phải nhìn thấy tương lai, trên cơ sở uy tín của trường và các điều kiện thuận lợi phục vụ cho học tập và nghiên cứu mà cơ sởđào tạo dành cho họ.

+ Cơ sở vật chất và tài chính

 Cơ sở vật chất, điều kiện dạy học tốt, phù hợp, môi trường sư

phạm, môi trường KT-XH và đặc biệt môi trường học thuật thuận lợi. Những yếu tố này phụ thuộc vào ý thức và khả năng tạo ra nó của những người quản lý;

 Khả năng tài chính (từ ngân sách, từ huy động cộng đồng,..) có các

nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là các nguồn thu tự có của trường để trang trải yêu cầu đào tạo và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đó.

+ Yếu tố quản lý

Việc có được tất cả những yếu tố trên đây phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý, từ khâu đề ra kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Chất lượng của quản lý phụ thuộc vào:

 Các chính sách, quy chế quản lý (hành lang pháp lý);  Các quy trình quản lý;

 Con người tham gia quản lý (năng lực và phẩm chất người quản lý).

Thực tế cho thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào qui trình quản lý. Từ việc hoạch định chính sách cho đến việc tạo ra cơ chế, qui trình quản lý đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý. Quản lý là yếu tố sinh ra chất lượng của các yếu tố trên và tạo ra sự gắn kết các yếu tố đó lại với nhau hướng vào mục tiêu chung thúc đẩy quá trình đảm bảo chất lượng. Tư tưởng quản lý này nhằm vào các yếu tố cụ thể ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

+ Môi trường giáo dục trong nhà trường

 Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, người học được

cung ứng các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt, hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi và giải trí, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm;

 Môi trường học tập trong nhà trường an toàn, không bị các tệ nạn

xã hội thâm nhập; các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của sinh viên được thuận lợi;

 Môi trường văn hoá trong cơ sở đào tạo: Mối liên hệ giữa cán bộ

quản lý, giảng viên với học sinh, sinh viên và chế độ thông tin về quá trình đào tạo như: Người học được tiếp cận các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường một cách thuận lợi.

- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo

+ Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo

Muốn sản phẩm giáo dục Cao đẳng có chất lượng trước tiên phải có qui trình xác định mục tiêu đúng và đưa ra được mục tiêu đào tạo xác đáng. Chất lượng của sản phẩm đào tạo được xác định thông qua đạt được mục tiêu, quá trình đào tạo hướng vào mục tiêu đó mà tiến hành. Muốn có mục tiêu đào tạo xác đáng, khả thi cần thoả mãn một số yêu cầu cơ bản sau:

 Mục tiêu đào tạo là cụ thể hoá mục tiêu chung về đào tạo con

người, tức là mục tiêu ngành học cũng không thể nằm ngoài mục tiêu chung;

 Mục tiêu phải xác định trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, thái độ của

được xác định một lần rồi dùng mãi mà phải có qui trình xem xét, đánh giá, điều chỉnh. Từ mục tiêu sẽ lựa chọn nội dung và nội dung lựa chọn phải đảm bảo:

 Phù hợp với mục tiêu, với thời lượng và điều kiện lĩnh hội;  Được phân bổ hợp lí, hợp logic.

Chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong đào tạo. Chương trình đào tạo là cơ sở pháp lý để học sinh, sinh viên tiến hành quá trình học tập và giảng viên tiến hành quá trình giảng dạy, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung, Chương trình đào tạo phải phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế, phù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu của người học.

Phương pháp đào tạo là một chân kiềng quan trọng trong bộ ba mục tiêu - nội dung - phương pháp. Năng lực của người tốt nghiệp (cũng là chất lượng của sản phẩm đào tạo) phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đào tạo hướng vào phát triển khả năng tư duy và kỹ năng thực hành của người học và khi thực sự đạt được mục tiêu đó, sản phẩm đào tạo sẽ có thể thoả mãn yêu cầu của xã hội.Đổi mới phương pháp đào tạo phát huy cao nhất khả năng học tập của từng học sinh, sinh viên, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.

+ Đa dạng hoá các phương thức tổ chức và hình thức tổ chức đào tạo

 Mục tiêu: Để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; có sự liên kết

với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc thực hiện đào tạo và hỗ trợ tìm việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.

 Gắn việc đào tạo với sử dụng lao động (đào tạo theo nhu cầu của

thị trường) và khuyến khích học sinh, sinh viên theo học GDNN. + Qui trình đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

 Trên thực tế, cần phải có qui trình đào tạo tốt hay cần có sự tổ chức

khoa học, nền nếp, cần có sự giám sát điều chỉnh kịp thời để người học tận dụng tối đa điều kiện và phát huy tối đa tiềm năng của họ. Quy trình đào tạo tốt phải gắn với việc kiểm tra, đánh giá đúng, khách quan kết quả học tập của từng học sinh, sinh viên;

 Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người

thức đào tạo và đặc thù môn học; kết quả kiểm tra, đánh giá được thông báo kịp thời, công khai đến người học.

Tóm lại, các yếu tố trên đây có quan hệ mật thiết với nhau và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo Chất lượng đào tạo và góp phần quyết định chất lượng sản phẩm - đầu ra của các trường Cao đẳng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, phải chú trọng tới cả ba thành tố của quá trình đào tạo, đó là Đầu vào, Quá trình đào tạo kết quả đào tạo (Đầu ra) được biểu hiện qua sơ đồ 2.9 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 39 - 45)