Công tác tổ chức và quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 96 - 99)

4.3.3.1. Công tác tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy đào tạo của nhà trường bao gồm các phòng chức năng như: Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Công tác HSSV và các Khoa, các Bộ môn chuyên môn.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện nay việc giảng dạy các môn khoa học cơ sở, cơ bản được giao cho 2 Khoa thuộc Trường đảm nhiệm gồm: Khoa Cơ bản và Khoa Lý luận chính trị; đối với các môn chuyên ngành giao cho các Khoa chuyên ngành đảm nhiệm gồm: Xây dựng, Khoa Quản lý đô thị, Khoa Kỹ thuật đô thị, Khoa Kỹ thuật công nghệ và Khoa Đào tạo nghề.

Hiện nay, các khoa, bộ môn đã được kiện toàn về bộ máy tổ chức, đội ngũ lãnh đạo khoa, bộ môn hầu hết đều được trẻ hóa, có trình độ chuyên môn cũng

như năng lực đáp ứng được yêu cầu của công việc và tổ chức. Giảng viên nắm bắt được nhiệm vụ của mình và hoàn thành tốt theo yêu cầu của khoa, bộ môn đưa ra, đảm bảo cho sự phát triểnbền vững của nhà trường.

Bảng 4.20 Mức độ phù hợp của công tác tổ chức bộ máy đào tạo năm 2017 TT Đối tượng điều tra Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

1 Cán bộ quản lý và giảng viên 34,33 59,70 5,97

2 HSSV 21,98 61,54 16,48

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.20 cho thấy, công tác tổ chức bộ máy đào tạo hiện nay được cho là phù hợp (khoảng 60% ý kiến đánh giá của cả 2 nhóm đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên và người học). Tuy nhiên, vẫn có 16,48% ý kiến của HSSV cho rằng không phù hợp, là do nhiều thầy/cô kiêm nhiệm nên đôi lúc chưa đảm bảo và chủ động được thời gian và hoạt động lên lớp.

4.3.3.2. Công tác quản lý đào tạo

a. Công tác lập kế hoạch đào tạo

Xác định công tác đào tạo là hoạt động trọng tâm trong chiến lược phát triển cũng như kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để thực hiện công tác này, hàng năm vào đầu năm học nhà trường luôn xây dựng cho mình một kế hoạch đào tạo cụ thể. Nội dung của kế hoạch đào tạo được lập cho từng khóa học, năm học, học kỳ (tùy từng biểu mẫu). Căn cứ để lập kế hoạch đào tạo là chương trình đào tạo, đề cương môn học, số lượng HSSV thực tế, tình hình cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Theo đó kế hoạch đào tạo của nhà trường bao gồm:

- Kế hoạch đào tạo toàn khóa, gồm: + Kế hoạch giảng dạy

+ Kế hoạch nghỉ hè, nghỉ lễ...

+ Kế hoạch tham quan, kiến tập, thực tập ngoài trường + Kế hoạch thi và kiểm tra học kỳ

- Kế hoạch đào tạo năm học, gồm: + Tiến độ đào tạo năm học

+ Kế hoạch giảng dạy

- Đánh giá công tác lập kế hoạch đào tạo:

Để đánh giá công tác lập kế hoạch đào tạo, phân công giáo viên theo kế hoạch đào tạo hàng năm của trường trong thời gian qua, tác giả tiến hành khảo sát với nhóm đối tượng đã tốt nghiệp và đang theo học tại trường và cho kết quả ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Đánh giá của HSSV về công tác bố trí môn học được giảng dạy trong năm học năm 2017

ĐVT: Người TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Không phù hợp 25 19,08 2 Phù hợp 59 45,04 3 Khá phù hợp 37 28,24 4 Rất phù hợp 10 7,64 Tổng 131 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bảng 4.21 cho thấy, công tác lập kế hoạch đào tạo mà cụ thể là công tác bố trí môn học cho từng năm học của nhà trường được đánh giá ở mức khá. Có tới 28,24% ý kiến học sinh được hỏi đánh giá mức độ khá; 7,64% đánh giá mức độ rất phù hợp, trong khi đó đánh giá ở mức độ không phù hợp chỉ có 19,08%. Tuy nhiên, theo đánh giá của HSSV thì một số môn học được bố trí chưa thật sự hợp lý như bố trí một môn học trong cả ngày, hoặc trong nhiều ngày liên tiếp làm cho việc nghiên cứu môn học và lĩnh hội kiến thức của người học chưa sâu, đôi khi gây mệt mỏi cho họ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có kế hoạch giảng dạy cố định cho cả kỳ học của một số môn học, giáo viên phụ trách môn học còn thiếu, nhiều giáo viên đang trong quá trình đi học nên không chủ động được kế hoạch giảng dạy của mình.

b. Nguồn tài chính cho công tác đào tạo

Trong những năm qua, công tác tài chính của trường hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.

Bảng 4.22. Nguồn kinh phí của trường giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung 2015 2016 2017 1 Ngân sách chi TX 11.740 17.450 18.292 2 Ngân sách CTMT 8.040 23.220 25.480 3 Thu học phí khác 16.746 12.314 15.260 4 Ngân sách XDCB 20.265 21.020 50.630 Tổng cộng 56.791 74.004 109.662

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bảng 4.22 cho thấy, chi thường xuyên phục vụ cho các hoạt động phục vụ công tác, phục vụ đào tạo thường xuyên tăng, mặt khác các chi phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được tăng cường. Điều đó chứng tỏ, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí đào tạo cao hơn nhiều hơn so với tốc độ tăng của lượng HSSV nên việc sử dụng nguồn kinh phí đào tạo của nhà trường còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và tốt nhất cho đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 96 - 99)