Công tác xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 91 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường cao đẳng xây

4.3.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo

Đất nước đang trên đường hội nhập, cần một nguồn nhân lực chất lượng cao, một tấm bằng đại học không còn là chiếc chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa vào đời, bằng cấp chỉ là điều kiện cần, để thành công trong sự nghiệp, người lao động cần phải có điều kiện đủ là phải có kiến thức thực tiễn, chứng tỏ được kỹ năng thực hành tốt, thái độ làm việc đúng đắn. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đào tạo ra sinh viên không chỉ có được việc làm mà phải đạt yêu cầu của doanh nghiệp, nhà trường cần chú trọng tới công tác xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo tốt những ngành có tính chất mũi nhọn, nhu cầu tuyển dụng cao như: Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc; Quản lý xây dựng; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Công nghệ kỹ thuật trắc địa; Công nghệ kỹ thuật chiếu sáng đô thị; Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Cấp thoát nước; Hàn; Kỹ thuật xây dựng; Điện tử công nghiệp...

Hàng năm, nhà trường thực hiện gửi thông báo đến các đơn vị trong ngành Xây dựng, các đơn vị HCSN, các cơ quan, doanh nghiệp đã và đang sử dụng

HSSV đã tốt nghiệp của nhà trường; gửi thông báo tuyển sinh rộng rãi tới các địa chỉ mới, trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt được nhu cầu về lao động và sử dụng lao động ở các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, nhà trường mời các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành xây dựng về tham dự hội thảo, giao lưu, tọa đàm, tư vấn, hướng nghiệp cho HSSV. Từ đó, nhà trường có những điều chỉnh phù hợp về chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động cho xã hội.

Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh của nhà trường luôn được chú trọng và đầu tư, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với các đối tượng học sinh THPT để nắm bắt nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh, từ đó có những định hướng về ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Công tác xác định nhu cầu đào tạo sẽ tìm hiểu được nhu cầu của người lao động cũng như người sử dụng lao động, đề ra được định hướng các chương trình, ngành nghề đào tạo đáp ứng được yêu cầu xã hội và chất lượng việc làm của HSSV sau khi ra trường là thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng (Trang 91 - 92)