Khái niệm về tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng nghị định 43.2006.NĐ-CP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế (Trang 26 - 27)

1.1 .Một số khái niệm

1.1.7. Khái niệm về tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình

Để cho hoạt động của các tổ chức có hiệu quả và đạt đƣợc những mong đợi của xã hội, “tự chủ” không thể đứng một mình. “Tự chủ” đứng một mình rất dễ biến thành “tự tung tự tác” hay là tùy tiện vô nguyên tắc. Nhất là trong một xã hội mà hệ thống pháp luật còn nhiều khiếm khuyết bất cập, tự chủ càng không thể đứng một mình. Tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình (accountability) là một khái niệm trong đạo đức học và khoa học về quản trị, với nhiều ý nghĩa. Thuật ngữ này thƣờng đƣợc dùng với cùng ý nghĩa nhƣ những thuật ngữ trách nhiệm (responsibility), khả năng biện minh

(answerability), nghĩa vụ pháp lý (liability), là những thuật ngữ liên quan tới những mong đợi về khả năng chịu trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà chúng ta đƣa ra trong việc lãnh đạo, quản lý, và thực hiện

công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích, biện minh cho mọi hậu quả của những việc chúng ta làm. Khả năng giải trình trách nhiệm đƣợc hiểu nhƣ năng lực thực hiện nghĩa vụ thông tin đầy đủ, năng lực biện minh cho hành động của mình trong quá khứ hoặc tƣơng lai, và chịu đựng sự trừng phạt nếu nhƣ hành động ấy vi phạm các quy tắc đạo đức và pháp lý.

Trách nhiệm giải trình là cốt lõi của quan hệ công việc giữa các cá nhân với nhau, cũng nhƣ giữa một tổ chức với cơ quan quản lý và công chúng, và đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực có quan hệ tới lợi ích của số đông công chúng, chẳng hạn chính sách công hay những hoạt động sử dụng ngân sách công. Nhƣ vậy, khái niệm “trách nhiệm giải trình” và “tự chịu trách nhiệm” tuy gần nhau nhƣng có khác nhau. Trong lúc tự chịu trách nhiệm là một nghĩa vụ đƣơng nhiên, thì trách nhiệm giải trình là một dải rộng nhiều mức độ [23].

1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng nghị định 43.2006.NĐ-CP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)