Chỉ tiêu NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2006 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng nghị định 43.2006.NĐ-CP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế (Trang 48)

Mặc dù bệnh viện đã thu hút đƣợc nhiều cán bộ, nhƣng hiện tại, số lƣợng nhân lực của BVĐK Long An là chƣa đủ theo Thông tƣ liên tịch 08 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

Bảng 2.3: Biên chế đƣợc giao và thực hiện theo TT 08 tại BVĐK Long An

TT Các chỉ số Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Số giƣờng bệnh 600 700 700 800 800 900 900 2 Số NVYT theo TT 08 750 - 840 875 - 980 875 - 980 1.000 - 1.120 1.000 - 1.120 1.125 -1.260 1.125 -1.260 3 Số NVYT đƣợc SYT giao 618 944 1.013 1.120 1.120 1.120 1.259 4 Số NVYT thực hiện 599 678 782 787 807 897 987 5 Số NVYT còn thiếu 241 302 198 333 313 363 273

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, 2007-2013)

- Thu hút nhân lực

Công tác lập kế hoạch tuyển dụng cán bộ y tế

Bệnh viện Đa khoa Long An có xây dựng kế hoạch nhân lực. Phỏng vấn sâu lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện cho thấy việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế là quan trọng và cần thiết để định hƣớng đúng số lƣợng và chuyên môn đang cần, chủ động đƣợc về cơ sở vật chất trang thiết bị, máy móc, tài chính. Kế hoạch phát triển nhân lực y tế hàng năm đã đƣợc Ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm xây dựng từ đầu năm. Phòng Tổ chức phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp thực hiện trên cơ sở tổng hợp nhu cầu từ các khoa phòng sau đó thông qua hội đồng phê duyệt trong đó có Ban giám đốc và các phòng chức năng.

Nghiên cứu cho thấy bệnh viện có bản mô tả công việc theo chức danh và cho từng cá nhân ví dụ nhƣ bác sĩ trƣởng khoa, bác sĩ điều trị, điều dƣỡng

chăm sóc, kỹ thuật viên... Bản mô tả công việc đƣợc thực hiện bổ sung hàng năm theo quy trình triển khai từ trên xuống, các khoa phòng, cá nhân căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình và công việc hàng ngày để mô tả công việc theo mẫu đƣợc phòng tổ chức thiết kế sẵn, sau đó đƣợc tập hợp và lƣu tại phòng tổ chức. Tuy nhiên bệnh viện không sử dụng bản mô tả công việc để tuyển dụng.

Công tác quảng bá, thu hút nhân lực

Thông tin về quảng bá, thu hút, tuyển dụng nhân lực chủ yếu qua họp cơ quan, dán thông báo trên bảng thông tin chung tại bệnh viện. Hiện bệnh viện chƣa có bộ phận chuyên trách về quảng bá hình ảnh bệnh viện nói chung và thông tin về tuyển dụng nhân lực nói riêng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An đến tận các trƣờng đại học nhƣ Đại học Y Dƣợc Cần Thơ và Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh để vận động sinh viên ở tỉnh Long An về làm việc tại quê hƣơng.

Công tác tuyển dụng

Nhìn chung công tác tuyển dụng tại bệnh viện đều đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, quá trình tuyển dụng có sự phối hợp từ ban giám đốc, Công đoàn, các phòng chức năng và thực hiện theo quy trình các bƣớc tuyển dụng từ khâu thông báo tuyển dụng, sơ tuyển, phỏng vấn, thử việc…tiêu chí tuyển dụng dựa vào nhu cầu bổ sung, trình độ, năng lực chuyên môn thông qua thi tuyển và phỏng vấn trực tiếp, riêng đối tƣợng là bác sĩ, dƣợc sĩ nếu có xin việc sẽ đƣợc tiếp nhận ngay mà không chờ theo quy trình vì đối tƣợng này rất ít.

BVĐK tỉnh đang xây dựng kế hoạch xin kinh phí để hỗ trợ cho những ngƣời cam kết làm việc tại bệnh viện từ 10 năm trở lên.

Lý do thƣờng đƣợc đề cập nhất là Long An nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh nên bị chi phối nhân lực bởi sức hút của các bệnh viện lớn, bệnh viện ngoài công lập.

- Đào tạo cán bộ

Hàng năm phòng kế hoạch tổng hợp (KHTH) kết hợp với phòng tổ chức xây dựng chƣơng trình cụ thể về công tác đào tạo và phát triển cán bộ bệnh viện. Kế hoạch đƣợc xây dựng căn cứ vào nhu cầu phát triển của bệnh viện sau đó trình hội đồng đào tạo gồm đảng ủy, ban giám đốc, công đoàn và các phòng chức năng.

Trong các hình thức đào tạo nhƣ đào tạo ngắn hạn, dài hạn, liên thông, chuyên tu…thì đào tạo liên tục là hình thức phổ biến nhất. Mục đích đào tạo bao gồm đào tạo bồi dƣỡng để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn, tiếp theo đó là đào tạo tại chỗ và hình thức đào tạo vừa làm vừa học, chuyên tu và đào tạo theo hình thức chính quy.

Khó khăn trong công tác đào tạo là về nhân lực, cử ngƣời đi học thì không đủ nhân lực để ở lại làm việc, ngƣời ở lại phải cố gắng thực hiện phần công việc cho ngƣời đi học.

Đánh giá sau đào tạo

Đánh giá hiệu quả sau đào tạo đƣợc thực hiện dựa vào thành tích cá nhân, trình độ và kỹ năng qua quan sát hoặc phỏng vấn, sau khi học về đều đƣợc bố trí đúng chuyên ngành đã học và đƣợc bệnh viện tạo điều kiện để phát triển chuyên môn.

Đối với các khóa học khác nhƣ đào tạo và đào tạo lại đối với điều dƣỡng hoặc các lớp học về quy chế, kỹ năng giao tiếp, chủ trƣơng chính sách pháp luật… đều có những cuộc kiểm tra kiến thức chung cuối khóa hay đƣợc các bệnh viện tổ chức đánh giá bằng các hình thức thi đua ngắn hạn, hội thi tay nghề trong bệnh viện.

- Thu nhập, phúc lợi và thi đua khen thưởng

Khi đề cập vấn đề này chúng tôi ghi nhận đƣợc rằng khó khăn lớn nhất tác động chủ yếu đó là chế độ đãi ngộ, mức thu nhập còn thấp nên việc giữ chân nhân lực y tế cũng khó khăn, đặc biệt là giữ chân bác sĩ.

Tiền lƣơng và các khoản phụ cấp gần nhƣ cố định theo quy định của Nhà nƣớc, còn thu nhập hiện tại thấp. Một thực tế khác là Long An nằm tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh nhƣng thu nhập chênh lệch quá nhiều nên BS ra

trƣờng ở lại thành phố và con em ngƣời Long An cũng bỏ việc lên thành phố với mức lƣơng cao hơn.

Các tiêu chuẩn lao động, các chế độ xã hội đối với cán bộ viên chức đƣợc bệnh viện quan tâm thực hiện đầy đủ nhƣ: tham quan nghỉ mát hàng năm, chế độ thăm ốm đau… nhƣng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên một số hoạt động tham quan, nghỉ dƣỡng cho cán bộ viên chức hàng năm chƣa tạo đƣợc sự thoải mái hài lòng.

Về công tác thi đua khen thƣởng đƣợc bệnh viện thực hiện định kỳ hàng tháng, quí, năm. Đối với bệnh viện đây cũng là nguồn thu tăng thêm cho nhân viên, tuy còn hạn chế về giá trị không tƣơng xứng với kết quả làm việc nhƣng thể hiện tính khích lệ cho nhân viên.

- Chiến lược giữ chân nhân viên

Bệnh viện chƣa có biện pháp cụ thể trong chiến lƣợc thu hút và giữ ngƣời

- Chất lượng

Thực hiện tự chủ theo NĐ 43, BV cần đảm bảo số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ cung cấp nhằm thu hút bệnh nhân, giảm tình trạng chuyển tuyến. Do đó, bên cạnh việc tăng số lƣợng nhân lực y tế, BVĐK Long An đã rất nỗ lực triển khai các hoạt động và giải pháp để đảm bảo chất lƣợng nhân lực, nhằm nâng cao trình độ của CBVC.

Bảng 2.4: Trình độ NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2007 - 2013

TT Trình độ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thạc sĩ Bác sĩ 10 12 15 14 16 16 16 2 BS CKII 01 03 04 04 06 09 07 3 BS CKI 62 57 61 68 65 60 66 4 Bác sĩ 56 55 53 46 43 48 50 5 DS CKI 01 01 01 01 01 01 01 6 DS 06 04 03 03 04 04 06 7 CNĐD đại học 07 07 06 07 15 22 30

8 CNĐD cao đẳng 06 9 KTV đại học 04 04 05 05 05 09 11 10 KTV cao đẳng 04 04 04 04 04 02 01 11 NHS đại học 03 04 06 07 06 10 11 12 NHS cao đẳng 08 07 05 05 04 05 04 13 Thạc sĩ khác 03 14 Đại học khác 15 19 19 22 25 35 37 15 Cao đẳng khác 06 10 10 20 21 26 28 16 CB khác Tổng số cán bộ 599 678 782 787 807 897 987

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, 2007-2013)

Qua bảng 2.4, ta thấy số lƣợng bác sĩ đại học và sau đại học, dƣợc sĩ đại học và sau đại học không tăng, còn các đại học khác nhƣ cử nhân điều dƣỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh,… có tăng. Năm 2013, tỷ số bác sĩ sau đại học là 64% trong tổng số bác sĩ.

Thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC

Để nâng cao trình độ chuyên môn của CBVC, BV đã chú trọng công tác đào tạo cùng với chế độ thu hút, tuyển dụng ngƣời có trình độ cao ở bên ngoài về làm việc, đặc biệt chú trọng vào những khoa có triển khai các đề án cung cấp dịch vụ theo Nghị định 43.

Tuy nhiên, do BV thiếu nhân lực nên việc cử ngƣời đi học nâng cao trình độ chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo BV đã động viên các khoa phòng gánh vác công việc, cố gắng tạo điều kiện cho CBVC đƣợc tham gia các khóa đào tạo, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ NVYT, đáp ứng nhu cầu KCB của ngƣời dân.

- Cơ cấu chuyên môn

Bệnh viện đã nỗ lực triển khai các giải pháp để đảm bảo cơ cấu chuyên môn cho phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ của các khoa phòng.

Số lƣợng CBVC tại mỗi khoa phòng đều đƣợc lãnh đạo BV và phòng Tổ chức cân nhắc cho phù hợp. Hiện tại vẫn còn có những bộ phận, khoa phòng chƣa phù hợp hết đƣợc nhƣng cơ bản cũng tạm ổn để đảm đƣơng công việc. Do thực hiện cơ chế tự thu tự chi nên các khoa phòng đều không muốn hợp đồng thêm ngƣời.

Bảng 2.5: Cơ cấu chuyên môn tại BVĐK Long An từ năm 2007 - 2013

TT Các chỉ số TTLT 08/2007 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tỷ lệ Bác sĩ/ (ĐD,NHS,KTV) 1/3 – 1/3,5 1/2,55 1/2,98 1/3,28 1/3,23 1/3,61 1/3,8 1/4,4 2 Tỷ lệ Dƣợc sĩ Đại học/Bác sĩ 1/8 – 1/15 1/18,4 1/ 25,4 1/33,3 1/33 1/26 1/26,6 1/19,9 3 Tỷ lệ Dƣợc sĩ ĐH/Dƣợc sĩ TH 1/2 – 1/2,5 1/3 1/5,8 1/6,5 1/8 1/9,8 1/11 1/7,7

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, 2007-2013)

Số điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên bình quân/ bác sỹ tại BV tăng dần qua các năm, từ 2,55 vào năm 2007 lên đến 4,4 vào năm 2013. Tỷ lệ dƣợc sỹ đại học/ bác sỹ, dƣợc sỹ đại học/ dƣợc sỹ trung học giảm nhẹ vào năm 2013 là do số lƣợng dƣợc sĩ trung học tăng vào năm này. Tuy nhiên, các tỷ số bác sỹ/ chức danh chuyên môn y tế khác (ĐD, NHS, KTV), dƣợc sĩ ĐH/ dƣợc sỹ TH đều cao hơn so với quy định, còn dƣợc sỹ ĐH/ bác sĩ đạt theo quy định.

Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy rằng từ khi thực hiện Nghị định 43, BVĐK Long An đã có nỗ lực trong việc đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng nhân lực y tế để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ tại BV. Tuy nhiên, so với các quy định của nhà nƣớc thì số lƣợng nhân lực của BV cũng chƣa phù hợp.

2.2. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính

2.2.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Căn cứ vào NĐ43 và Quyết định của UBND tỉnh Long An về giao quyền tự chủ, Bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, mục đích là quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị để việc sử dụng kinh phí hợp lý có hiệu quả, đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong các khoản chi hành chính.

Nguyên tắc xây dựng đƣợc thống nhất giữa Ban lãnh đạo Bệnh viện, Tổ chức Đảng, Tổ chức Công đoàn và toàn thể cán bộ viên chức bệnh viện đảm bảo dân chủ công khai, công bằng hợp lý trong toàn bệnh viện nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho mỗi công viên chức trong bệnh viện.

Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc sửa đổi, bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện.

2.2.2. Huy động vốn để đầu tư trang thiết bị y tế

Các năm gần đây, để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cao, TTBYT hiện đại đƣợc đầu tƣ và mua mới ngày càng nhiều ở các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ƣơng. Để đẩy mạnh việc đƣa các TTBYT công nghệ cao vào phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và tiết kiệm một phần ngân sách nhà nƣớc, huy động nguồn vốn nhàn rỗi, Bộ Y tế đã ban hành thông tƣ số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Trong thời gian qua, các bệnh viện cả nƣớc đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn tƣơng đối lớn cho Ngành Y tế, góp phần làm giảm gánh nặng đầu tƣ cho y tế bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cũng vậy, do không có đủ kinh phí để trang bị những TTBCĐ hiện đại nên Bệnh viện đã tiến hành xã hội hóa y tế bằng hình thức liên kết đặt máy mua hóa chất với các công ty có uy tín, chủ

yếu tại các khoa là HHTM, Vi sinh, Hóa sinh, Mắt, Nội Phổi thận với tổng số lƣợng là 33 TTBYT và tổng giá trị TTB là 24,853 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4:Số lƣợng trang thiết bị LDLK tại các khoa

Biểu đồ 2.5: Tổng giá trị trang thiết bị LDLK tại các khoa

Mục đích liên doanh liên kết đặt máy

Lý do mà Bệnh viện tiến hành liên kết đặt máy, thứ nhất, kinh tế ngày càng phát triển, ngƣời bệnh có nhu cầu ngày càng cao về việc sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao tại chính địa phƣơng mình sinh sống. Thứ hai, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đây là cơ hội để Bệnh viện mở thêm các dịch vụ y tế, trong đó Bệnh

viện đƣợc quyền liên doanh, liên kết đặt máy nhằm nâng cao hình ảnh cũng nhƣ uy tín của BV thông qua việc trang bị các trang thiết bị hiện đại và tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện. Thứ ba, bệnh viện không có đủ kinh phí để trang bị những TTBYT hiện đại.

Hình thức liên kết đặt máy

Hình thức liên kết đặt máy tại các khoa xét nghiệm và khoa Mắt đều là công ty đặt máy và bán hóa chất, vật tƣ y tế tiêu hao cho bệnh viện. Còn tại khoa Nội Phổi Thận, BV thuê máy và mua hóa chất, vật tƣ y tế tiêu hao.

Đối với Ngành Y tế Long An, Sở Y tế đứng ra tổ chức đấu thầu cung cấp hóa chất cho tất cả các bệnh viện trong tỉnh có đặt máy mua hóa chất, vì vậy, khi một công ty muốn lắp đặt máy với Bệnh viện thì bắt buộc phải tham gia đấu thầu các loại hóa chất tại Sở Y tế.

2.2.3. Thực trạng nguồn thu, chi

2.2.3.1. Thực trạng nguồn thu

Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp và NSNN cấp cho hoạt động thƣờng xuyên tại bệnh viện

(Đơn vị tính: 1.000 VNĐ) TT Chỉ tiêu Năm So

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng nghị định 43.2006.NĐ-CP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)