Thực trạng đào tạo nghề hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 37 - 49)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

2.1. Một số đặc điểm, tình hình của Tỉnh Thái Bình liên quan đến đào tạo nghề cho

2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề hiện nay

Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống trƣờng nghề tại Việt Nam đã đƣợc Nhà nƣớc và xã hội quan tâm nhiều hơn, bằng chứng là có cả những khích lệ về vật chất lẫn tinh thần, sự đầu tƣ về tài chính, cải cách về chất lƣợng giáo dục, đầu tƣ về quy mô, khích lệ bằng các giải thƣởng “Nhất Nghệ tinh”,… điều này chứng tỏ rằng trƣờng nghề đang là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để vận hành guồng máy của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và trong cả tƣơng lai.

Tuy nhiên, thực trạng mạng lƣới cơ sở dạy nghề, giáo viên, tình trạng tuyển sinh và việc làm học sinh sau tốt nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị…của các cơ sở dạy nghề vẫn còn rất nhiều những bất cập cần đƣợc khắc phục.

Tính đến cuối năm 2011 cả nƣớc có 1293 cơ sở dạy nghề, tuy nhiên việc phân bố còn nhiều bất cập:

- Nhiều nhất tập trung ở đồng bằng sông Hồng với 27,3% số cơ sở trên cả nƣớc. - Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ với 20,4%.

- Thấp nhất là vùng Tây Nguyên: 5,3%.

Các trƣờng, trung tâm dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành thị, các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm.Trong khi đó, vùng nông thôn, số trƣờng, trung tâm dạy nghề rất ít ỏi. Đến nay còn 163 huyện chƣa có trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân ở các vùng này đƣợc học nghề, đồng thời khó triển khai các chủ trƣơng học tập suốt đời.

Ví dụ điển hình nhƣ đồng bằng sông Hồng cũng là vùng có số lƣợng trƣờng cao đẳng nghề cao nhất trong cả nƣớc (với 52 trƣờng), trong khi cả vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trƣờng cao đẳng nghề. Riêng thủ đô Hà Nội, tốc độ tăng số lƣợng trƣờng cao đẳng nghề nhanh nhất, từ 8 trƣờng năm 2011 lên tới 22 trƣờng vào năm 2013.

Nhiều trƣờng nghề thiết bị lạc hậu:

- Rất ít trƣờng nghề đáp ứng đƣợc 100% quy mô đào tạo, đa phần mới đáp ứng đƣợc trên 50% quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn, quy định ban hành.

- Thêm nữa, đa phần các trƣờng chƣa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đƣờng theo quy định. Một số trƣờng chƣa có cơ sở riêng phải thuê giảng đƣờng, phòng làm việc.Thƣ viện của các trƣờng nhỏ, chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu của ngƣời học, số lƣợng đầu sách nghèo nàn.

- Khi sinh viên đến đợt thực tập, mặt bằng các xƣởng không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho sinh viên.

- Nhiều trƣờng còn không có diện tích để sinh viên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời.

Trƣờng nghề lãng quên một số ngành học: Có đến 16 nghề thuộc nhóm nông nghiệp và một số nghề có nhu cầu lao động cao thuộc nhóm nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí nhƣ:

- Nghề nguội chế tạo,

- Nghề nguội lắp ráp cơ khí, rèn, dập.

- Một số nghề thuộc nhóm nghề công nghệ dầu khí và khai thác… không có trƣờng cao đẳng nghề nào tổ chức đào tạo trong năm 2011 và đến năm 2012 điều này vẫn đang tiếp diễn.

Các ngành nghề sản xuất và phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng chƣa đƣợc chú trọng đào tạo, trong khi những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc các lĩnh vực này.

Báo cáo từ 101 trƣờng nghề cho biết, mức lƣơng khởi điểm bình quân cho học viên sau khi tốt nghiệp đạt từ khoảng 3 đến 3, 5 triệu đồng/tháng. Mức lƣơng có sự chênh lệch ở các nghề đào tạo, cụ thể, nhóm nghề kỹ thuật có lƣơng bình quân cao hơn, đạt khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Các nghề dịch vụ nhƣ khách sạn, nhà hàng, lƣơng bình quân thấp, chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng.

Có thể đây đƣợc xem nhƣ nguyên nhân chính khiến giới trẻ quay lƣng với các trƣờng nghề?Câu hỏi còn đang chờ sự giải đáp từ các nhà chức trách, nhà quản lý có liên quan.Thiết nghĩ, bức tranh tổng thế về hệ thống trƣờng nghề tại Việt Nam vẫn còn nhiều những lỗ hổng dẫn đến bất cập trong nhiều khâu, nhƣng không vì thế mà chúng ta lãng quên trƣờng nghề, vì vô hình chung điều này sẽ gây những phí phạm không đáng có cho nền giáo dục Việt Nam. Nền kinh tế nƣớc ta quả thực cần những nhà quản lý, lãnh đạo trẻ tài năng và có tầm nhìn, nhƣng bên cạnh đó xã hội không thể thiếu đƣợc những ngƣời thợ lành nghề, tạo ra sản phẩm thực, đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng tầm nền kinh tế Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trƣởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lƣợng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nƣớc, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã đƣợc Nhà nƣớc và xã hội quan tâm cả về đầu tƣ tài chính và các nguồn lực khác, nên đã có bƣớc phát triển tích cực, từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng

kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này đƣợc thể hiện ở một số điểm sau:

- Nhà nƣớc Việt Nam đã thiết lập hệ thống pháp luật tƣơng đối đồng bộ và thống nhất về dạy nghề (gồm Luật Dạy nghề và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan); hình thành hệ thống dạy nghề theo hƣớng thực hành với 3 cấp trình độ chính quy là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề thƣờng xuyên. - Mạng lƣới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tƣơng đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phƣơng, vùng, miền. Năm 2011 cả nƣớc có 136 trƣờng cao đẳng nghề, 308 trƣờng trung cấp nghề; 849 trung tâm dạy nghề (trong đó có 296 trung tâm ngoài công lập) và hơn 1000 cơ sở khác (các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp,…) tham gia dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 35,4%.

- Số lƣợng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 ngàn ngƣời (ngoài công lập 170 ngàn) năm 2001 lên 1,860 triệu ngƣời (ngoài công lập 700 ngàn) năm 2011, tăng 2,01 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 3,3 lần.

- Mạng lƣới cơ sở dạy nghề mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2011 đạt 32%.

- Các nghề đào tạo đƣợc mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bƣớc phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chƣơng trình dạy nghề đƣợc xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề đã đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển nhƣ giáo viên dạy nghề (năm 2010 có khoảng 35.000 giáo viên dạy nghề tăng hơn 4 lần so với 2001); phát triển chƣơng trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề…. Từ năm 2008 đã triển khai kiểm định chất lƣợng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề cho ngƣời lao động. Ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và qui trình kiểm định chất lƣợng.

Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đƣợc cải thiện nên chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề có bƣớc chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các CSDN đã đƣợc nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề đƣợc sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên.

Ở một số nghề (nghề hàn, nghề dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tầu biển, thuyền trƣởng, và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận đƣợc các vị trí công việc phức tạp mà trƣớc đây phải do chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

Dạy nghề cho lao động nông thôn đã bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Năm 2009,Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo đó, bình quân mỗi năm có khoảng 1 triệu lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp hiện đại.

Một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi ngƣời có nhu cầu học nghề đều đƣợc tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ƣu tiên dạy nghề cho những nhóm ngƣời yếu thế nhƣ: ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật, và chính sách ƣu tiên dạy nghề cho bộ đôi xuất ngũ, cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dạy nghề cho lao động nông thôn. Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nƣớc mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho XKLĐ.

Nguồn lực đầu tƣ cho dạy nghề đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%). Ngân sách nhà nƣớc chi cho dạy nghề tăng dần qua các năm (năm 2001 chiếm 4,9% trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục và đào tạo, năm 2010 khoảng 9%.

Phát triển dạy nghề ở khu vực ngoài công lập đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. Nhà nƣớc đã có chính sách đẩy mạnh phát triển dạy nghề ngoài công lập, đã huy động đƣợc khoảng 40% từ nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc cho dạy nghề. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc đã đầu tƣ thành lập cơ sở dạy nghề. Năm 2001, số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 22,88% đến năm 2011 tăng lên 35,4%, thu hút khoảng 30% học sinh vào học nghề trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Hợp tác quốc tế về dạy nghề đã đƣợc tăng cƣờng cả ở tầm quốc gia và ở các cơ sở dạy nghề. Việt Nam đã lựa chọn một số nƣớc thành công về dạy nghề trên thế giới và khu vực làm đối tác chiến lƣợc, nhƣ Đức, Hàn quốc, Nhật bản, Malaysia…Thay mặt cho Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Hợp tác Phát triển Việt-Đức trong lĩnh vực ƣu tiên “Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo nghề” tập trung hỗ trợ những nỗ lực phát triển hƣớng tới hệ thống Đào tạo nghề định hƣớng cầu. Để đạt đƣợc mục tiêu này, “Chƣơng trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đào tạo nghề và cũng đồng thời hợp tác với các đối tác Việt Nam để phát triển các cơ sở đào tạo nghề đƣợc lựa chọn.GIZ (Hợp tác Kỹ thuật) và Ngân hàng Tái thiết Đức KfW (Hợp tác Tài chính) cùng làm việc để tiếp tục phát triển các cơ sở đào tạo nghề đƣợc lựa chọn này. Từ năm 2006 đến nay, chƣơng trình “Hỗ trợ kỹ thuật Dạy nghề” (hỗ trợ 11 cơ sở đào tạo nghề) đã đƣợc thực hiện xong, và “Chƣơng trình Đào tạo nghề 2008” (hỗ trợ 5 cơ sở đào tạo nghề đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chí) cũng nhƣ hợp phần “Tƣ vấn Hệ thống Đào tạo nghề Việt Nam” đã và đang đƣợc triển khai. Tổng kinh phí của Hợp tác Việt-Đức về Đào tạo nghề từ năm 2006 là 47,6 triệu EURO và tập trung vào phát triển năng lực (bao gồm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề, tổ chức, phát triển mạng lƣới và khung chính sách) hƣớng đến việc cải thiện định hƣớng cầu của hệ thống đào tạo nghề Việt Nam và nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của các cơ sở đào tạo nghề. Thông qua tƣ vấn chính sách, các chuyên gia của Đức và Việt Nam hợp tác trong việc hoàn thiện, giới thiệu và lập kế hoạch thực hiện các tài liệu chiến lƣợc, các điều lệ và quy định pháp lý cho Đào tạo nghề (chẳng hạn nhƣ Chiến lƣợc Phát triển Dạy nghề Việt Nam 2011-2020). Các hợp phần chƣơng trình tiếp theo đang trong giai đoạn chuẩn bị, ví dụ “Trung tâm chất lƣợng cao về Đào tạo nghề LILAMA 2”, hợp phần này sẽ hỗ trợ Trƣờng Cao đẳng nghề 2 Ngân sách nhà nƣớc chiếm 60%, doanh nghiệp chiếm 10%, ngƣời học chiếm khoảng 20%, các nguồn khác chiếm 10%.

Tuy nhiên, Dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đó là:

- Chất lƣợng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm nhƣ tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp

của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nƣớc phát triển trên thế giới và trong khu vực.

- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chƣa hợp lý, chƣa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phƣơng; chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lƣợng cao cho sản xuất và thị trƣờng lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm. -Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng.

- Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chƣa đồng bộ.

- Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trƣờng lao động còn chậm.

- Chƣa thiết lập đƣợc mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động, chƣa có văn bản xác định doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề. - Về mặt nguyên tắc, Luật Dạy nghề công nhận tầm quan trọng của “năng lực thực hành” (Điều 12), hợp tác với doanh nghiệp, và thực hiện sản suất ở cơ sở đào tạo nghề cũng nhƣ lợi thế của việc đào tạo tƣ nhân và đào tạo dựa trên doanh nghiệp và học tập phi chính quy (Điều 55) và sự linh hoạt của việc cung cấp đào tạo nghề (các cơ sở đào tạo công, tƣ, dựa trên doanh nghiệp ở các bậc gồm trung học, cao đẳng, đại học và các bậc học khác…)

- Tuy nhiên, mối liên hệ chặt chẽ và đƣợc thể chế hóa giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề chƣa đƣợc thiết lập. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo nghề là rất bị động, có sự thiếu hụt về các văn bản pháp lý quan trọng và những quy định về cộng động doanh nghiệp và vai trò của họ nhƣ một bên liên quan của đào tạo nghề.

Thực trạng và định hƣớng một số lĩnh vực dạy nghề:

Hoạt động dạy nghề có nhiều lĩnh vực khác nhau, tập trung vào 4 lĩnh vực chính, đó là: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề; Đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; Hợp tác với doanh nghiệp và tài chính đối với dạy nghề.

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia:

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và chất lƣợng lao động có kỹ năng nghề di chuyển trong khu vực ASEAN nói riêng mang lại lợi ích cho cả hai

quốc gia – nƣớc có lao động di cƣ và nƣớc tiếp nhận lao động di cƣ. Việc các nƣớc ASEAN có chủ trƣơng hài hòa các tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề giữa các nƣớc tiến tới công nhận lẫn nhau trình độ và văn bằng cho ngƣời laođộng ở một số nghề phổ biến là hết sức cần thiết. Nội dung này đã đƣợc nhắc đến tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)