Thực trạng giải quyết việc làm hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 60 - 66)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

2.4. Thực trạng giải quyết việc là mở Thái Bình

2.4.2. Thực trạng giải quyết việc làm hiện nay

Theo báo cáo năm 2011 của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội Tỉnh Thái Bình:

Thực hiện công tác giải quyết việc làm và dạy nghề 9 tháng đầu năm 2011 có bƣớc chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 23.174/32.000 ngƣời (đạt 72,4% kế hoạch năm, bằng 112% so với cùng kỳ năm trƣớc), trong đó: giải quyết việc làm tại chỗ cho 16.929 ngƣời (chiếm 73,05%), cung ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 4.914 ngƣời (chiếm 21,2%), xuất khẩu lao động đi nƣớc ngoài 1.331 ngƣời (chiếm 5,75%).

Sở LĐTB & XH trình UBND tỉnh quyết định cho 212 dự án vay với doanh số 21.441 triệu đồng từ nguồn vốn Quốc gia hỗ trợ việc làm, đã hỗ trợ việc làm cho 2.105 ngƣời. Thẩm định và quyết định trợ cấp cho 2.613 trƣờng hợp hƣởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tham mƣu UBND tỉnh trích 274 triệu đồng từ ngân sách tỉnh

hỗ trợ cho 274 lao động trong tỉnh (01 triệu đồng/lao động) đi làm việc tại Lybia phải về nƣớc trƣớc thời hạn do mất ổn định chính trị.

Tham mƣu UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động hƣởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 13 của tỉnh. Tổ chức tập huấn an toàn lao động cho 280 lao động; tổ chức hội nghị tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp và công tác an toàn vệ sinh lao động cho 60 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tổ chức tập huấn phƣơng pháp rà soát, cập nhật thông tin thị trƣờng lao động (phần cung lao động) cho hơn 500 đại biểu là lãnh đạo UBND, cán bộ lao động, thƣơng binh và xã hội của 286 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, 9 tháng đầu năm 2011, Sở đã đăng ký sử dụng lao động cho 4.093 ngƣời ở 101 đơn vị, trong đó 2.955 lao động đăng ký xác định thời hạn, 1.138 lao động đăng ký xác định không thời hạn; tiếp nhận thang bảng lƣơng cho 105 doanh nghiệp; tiếp nhận thỏa ƣớc lao động tập thể cho 21 đơn vị; cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép cho 144 lao động là ngƣời nƣớc ngoài đến làm việc tại Thái Bình; giới thiệu 23 công ty có chức năng xuất khẩu lao động về các huyện, thành phố để tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài; kiểm tra tình hình thực hiện Bộ luật Lao động tại 66 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9 tháng đầu năm 2011, Sở đã tham mƣu cho UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt dộng dạy nghề cho 04 cơ sở, nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 50 cơ sở, trong đó: 8 trƣờng trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề, 23 cơ sở tham gia dạy nghề và 01 văn phòng đại diện của trƣờng cao đẳng nghề. Tổ chức hội nghị triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2011 cho 88 đại biểu tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 25.255/33.000 ngƣời (đạt 76,53% kế hoạch năm, bằng 143,5% so với cùng kỳ năm trƣớc), trong đó: trình độ cao đẳng nghề 1.279 ngƣời (chiếm 5,06%), trung cấp nghề 2.903 ngƣời (chiếm 11,5%), sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên 21.073 ngƣời (chiếm 83,44%).

Với kết quả đã đạt đƣợc trong 9 tháng, ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội sẽ hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra.

Quý I/2012, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.500 ngƣời (đạt 17% kế hoạch năm, tăng 120% so với cùng kỳ năm trƣớc), trong đó: giải quyết việc làm tại chỗ cho 3.080 ngƣời, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 2.010 ngƣời, lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài 410 ngƣời. Thẩm định hồ sơ và quyết định trợ cấp cho 535 ngƣời hƣởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Đăng ký sử dụng lao động cho 1.133 ngƣời ở 14 đơn vị; xét duyệt đăng ký thang bảng lƣơng cho 14 doanh nghiệp; tiếp nhận nội quy lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể cho 02 đơn vị; kiểm tra tình hình thực hiện Bộ Luật Lao động tại 03 doanh nghiệp; giới thiệu 05 công ty có chức năng xuất khẩu lao động về các huyện, thành phố để tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 4.520 ngƣời (1.240 ngƣời là nam, tỷ lệ 27,4%; 3.280 ngƣời là nữ, tỷ lệ 72,6%), trong đó: cao đẳng nghề 237 ngƣời; trung cấp nghề 545 ngƣời; sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng 3.738 ngƣời.

Nghề và làng nghề ở Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào việc phân công lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm khi đất nông nghiệp chỉ còn 360m2/ngƣời. Năm 2000, nghề mới giải quyết đƣợc việc làm cho 78.000 lao động, thì năm 2010, số lao động làm nghề đã lên tới 150.000 ngƣời (Nguồn: http://thaibinh.gov.vn)

Năm 2010 giá trị sản xuất (GTSX) các làng nghề đạt 2520 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng GTSX của toàn ngành CN - TTCN Thái Bình. Nhiều xã duy trì và phát triển đƣợc làng nghề trở lên giàu có nhƣ Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao (Kiến Xƣơng); Tân Lễ, Thái Phƣơng (Hƣng Hà), Đông Sơn, Đông La, Nguyên Xá (Đông Hƣng)… mỗi năm GTSX của các làng nghề chiếm từ 50 -60% trong tổng GTSX của xã. Cũng từ làng nghề, nhiều "ông chủ mới" ra đời và trở thành những DN có tầm cỡ nhƣ Tập đoàn kinh tế Bình Minh, Tập đoàn Hƣơng Sen, Lam Sơn, Thành Công, Thăng Long, Phƣơng Anh.

Nguyên nhân làng nghề ở Thái Bình phát triển nhanh chóng thời gian qua là do ngoài yếu tố khách quan về một vùng đất vốn sẵn nhiều nghề truyền thống, còn một nguyên nhân chủ quan là Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy Thái Bình và các cơ chế chính sách khuyến khích của Thái Bình ra đời đúng lúc, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Sau 10 năm phát triển (2000 - 2010) đến 2011 làng nghề ở Thái Bình bƣớc vào giai đoạn khó khăn.Đến 12-2011, toàn tỉnh có 78 làng nghề suy giảm

nghiêm trọng.Trong đó có 32 làng nghề không đủ tiêu chí, 46 làng chỉ còn 50% tiêu chí. Huyện Tiền Hải có 24 làng suy giảm trong tổng số 27 làng đã đƣợc tỉnh công nhận (trong đó có 5 làng đã dừng hoạt động); Vũ Thƣ 18 làng, Kiến Xƣơng 10 làng, các huyện, thành phố Thái Bình mỗi nơi có từ 3 đến 7 làng suy giảm hoạt động và dừng hoạt động. Toàn tỉnh còn có 28 làng nghề có nhiều khả năng mai một.Một số nghề khó có khả năng hồi phục, nhƣ ƣơm tơ, nghề ren, đan lát. Nhiều DN làng nghề nhƣ Minh Long, Tuấn Dƣơng đang tìm hƣớng chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác.

Có nhiều nguyên nhân làm cho làng nghề ở Thái Bình suy giảm. Ngoài nguyên nhân chính do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế quốc tế và lạm phát trong nƣớc (đầu ra sản phẩm bị thu hẹp, trong khi giá điện, xăng dầu, nguyên liệu tăng cao), còn một số nguyên nhân khác là Thái Bình đã xây dựng thành công 6 khu công nghiệp, thu hút hàng trăm DN vào đầu tƣ và hàng chục điểm, cụm công nghiệp, thu hút hàng chục vạn lao động nông thôn, không làm nông nghiệp, không làm nghề tiểu thủ công nghiệp đi vào các nhà máy, xí nghiệp làm công nhân. Quan trọng hơn là thu nhập ở các làng nghề quá thấp, trong khi lao động tại các khu công nghiệp điểm, cụm công nghiệp đạt thu nhập tối thiểu là 2,2 triệu đồng/ngƣời/tháng. Nguyên nhân thứ 3 là phong trào phát triển làng nghề thời gian qua theo chiều rộng, thiếu chiều sâu. Khi làng nghề khó khăn thì cấp ủy, chính quyền địa phƣơng thiếu quan tâm, giúp cơ sở tháo gỡ, trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Trong tiến trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Thái Bình vẫn coi trọng nhiệm vụ phát triển nghề và làng nghề. Mục tiêu CN- TTCN của tỉnh đến 2015 phấn đấu đạt tổng GTSX CN - TTCN là hơn 15.000 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) trong đó CN - TTCN làng nghề phấn đấu đạt 5.150 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 14%.

Để đạt mục tiêu này, định hƣớng của Thái Bình chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của làng nghề. Cụ thể hơn là: Duy trì ổn định phát triển 200 làng nghề thay cho 229 làng nghề thời gian vừa qua. Tiếp tục hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách để duy trì 300 DN làng nghề - làm bà đỡ cho hộ sản xuất. Để duy trì và tạo việc làm cho 150.000 lao động làng nghề, Tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, một số chính sách về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất… bảo đảm cho lao động làng nghề có thu nhập, đạt mức bình quân từ 1,5 triệu

đồng/ngƣời/ tháng trở lên. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, thành phố và 285 xã, phƣờng tìm các nghề phù hợp, ổn định cho dân, hoặc liên kết với công ty, xí nghiệp nhà máy đƣa các mặt hàng gia công xuống hộ gia đình. Gắn với công tác khuyến nông, tƣ vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp với chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.Ngoài ra, Thái Bình tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ khoa học - công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trƣờng cho các làng nghề.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội Tỉnh Thái Bình: Trong năm 2013, BCĐ tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 26 Công ty và giới thiệu về tuyển chọn lao động tại 8 huyện, thành phố. Kết quả đã tuyển chọn, làm thủ tục xuất cảnh cho trên 2.500 ngƣời, tăng so với năm 2012 là 19% (lao động nữ chiếm khoảng 43%), thị trƣờng chủ yếu là Đài Loan (chiếm 68,7%), Nhật Bản (chiếm 18%), Malaysia (chiếm 5%), các nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc, UAE, MaCao… chiếm 8,3%. Nâng tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài lên trên 20.000 ngƣời. Địa phƣơng có phong trào tốt là huyện Vũ Thƣ (558 ngƣời), Đông Hƣng (272 ngƣời), Kiến Xƣơng (239 ngƣời).

Theo báo cáo từ các doanh nghiệp, hầu hết lao động đang làm việc ở nƣớc ngoài có sức khỏe tốt, việc làm ổn định, mức thu nhập khá (khoảng 10-14 triệu đồng/ngƣời/tháng) chiếm 51%, từ 15-17 triệu đồng/ngƣời/tháng, chiếm 32%, trên 17 triệu đồng/ngƣời/tháng chiếm 17%. Số ngoại tệ gửi từ nƣớc ngoài qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại năm 2013 gần 75 triệu USD, tƣơng đƣơng 1.500 tỷ đồng. Số tiền mà ngƣời lao động gửi về đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế giảm nghèo cho ngƣời lao động, hộ gia đình và địa phƣơng.

Những công ty tuyển chọn và đƣa đƣợc nhiều lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài là công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà (232 lao động), Công ty Đào tạo và cung ứng nhân lực HAUI (189 lao động), Công ty CP phát triển Quốc tế Việt Thắng (133 lao động), Công ty xuất khẩu lao động Thƣơng mại và du lịch (124 lao động), Công ty Cổ phần hợp tác lao động và thƣơng mại (115 lao động), bên cạnh những công ty làm tốt còn có những công ty trong năm không đƣa đƣợc lao động nào của tỉnh đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác XKLĐ tại tỉnh Thái Bình vẫn tồn tại những hạn chế:

- Chất lƣợng lao động tham gia xuất khẩu lao động chƣa cao, tay nghề, ngoại ngữ còn hạn chế; ý thức kỷ luật của một bộ phận lao động còn yếu.

- Việc tổ chức giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động ở một số đơn vị còn hình thức, quy trình thực hiện hợp đồng có đơn vị chƣa đảm bảo quy định, tuyển chọn lao động nhiều hơn so với năng lực của thị trƣờng lao động làm nảy sinh tiêu cực, ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời lao động.

- Một số doanh nghiệp chƣa đƣợc Cục quản lý lao động ngoài nƣớc thẩm định thị trƣờng nhƣ: Nga, Séc nhƣng vẫn tổ chức cung ứng và tuyển chọn lao động gây ra thiệt hại đến lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, giảm lòng tin của ngƣời dân đến chính sách xuất khẩu lao động.

- Chế độ thông tin, báo cáo của một số Ban chỉ đạo các huyện thành phố và doanh nghiệp về tuyển lao động tại địa phƣơng với Ban chỉ đạo XKLĐ của tỉnh đôi lúc chƣa thƣờng xuyên, kịp thời.

- Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc qua dự án “hỗ trợ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài” để hỗ trợ ngƣời lao động đi xuất khẩu thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, lao động mất đất nông nghiệp chƣa có đối tƣợng tham gia. Theo báo cáo của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Thái Bình:Năm 2014, Thái Bình phấn đấu đƣa 2500 ngƣời trở lên đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, trong đó lao động có tay nghề chiếm khoảng 40-50%. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, Sở Lao động TB&XH đã đề ra những biện pháp nhƣ sau:

- Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp; tăng cƣờng công tác tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng về công tác XKLĐ tới nhân dân;

- Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp, nâng cao trách nhiệm của từng ngành thành viên;

- Thực hiện tuyển chọn và đào tạo kỹ lƣỡng cho lực lƣợng lao động cả về kỹ thuật, tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật trong lao động và sinh hoạt tập thể. Chú trọng chất lao động, ý thức tổ chức kỷ luật. Kiểm soát chặt chẽ kiên quyết không đƣa những lao động không đạt yêu cầu hoặc ý thức kém đi nƣớc ngoài tránh hậu quả gây ảnh hƣởng uy tín tới thị trƣờng lao động Việt Nam.

- Tích cực làm tốt công tác tuyên truyền vận động những lao động hết hạn hợp đồng về nƣớc đúng thời hạn, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành

chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ đối với lao động vi phạm hợp đồng.

- Thực hiện tốt công tác báo cáo thƣờng xuyên định kỳ về công tác xuất khẩu lao động với Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động của tỉnh theo quy định

2.5. Những chính sách của UBND Tỉnh Thái Bình về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)