Triển khai đề án đào tạo nghề cho laođộng trong Tỉnh năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 54 - 57)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

2.3. Triển khai đề án đào tạo nghề cho laođộng trong Tỉnh năm 2014

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp xác định trong Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ (gọi tắt là Đề án) và Thông tƣ liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV- BNN&PTNT-BCT-BTTTT – ngày 12/12/2013 của liên Bộ Lao động TBXH – Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và PTNT – Bộ Công thƣơng – Bộ Thông tin và truyền thông hƣớng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là thông tƣ liên tịch số 30); phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

2.3.1 Xác định rõ từng mục tiêu của Đề án đào tạo nghề cho lao động trong Tỉnh cần đạt được trong năm 2013. trong Tỉnh cần đạt được trong năm 2013.

Theo báo cáo của Sở Lao động Thƣơng Binh và Xã hội Tỉnh Thái Bình: Năm 2013 chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh, bám sát các mục tiêu đề ra nhằm nâng cao chất lƣợng, số lƣợng học viên học nghề tại các địa phƣơng với:

Mục tiêu chung:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao quy mô và chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn, sát với nhu cầu của thị trƣờng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo bƣớc đột phá và tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, tận dụng thời gian nông nhàn của nông dân để tạo việc làm tăng thêm thu nhập.

- Chuyển dần hình thức dạy nghề theo năng lực sẵn có sang hình thức dạy nghề theo nhu cầu của ngƣời học và nhu cầu về lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Gắn dạy nghề với giải quyết việc làm và phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ học sơ cấp nghề và học nghề dƣới 3 tháng theo các chính sách của đề án 1956 cho 13.000 lao động nông thôn. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 39%.

- Đào tạo, bồi dƣỡng cho 750 cán bộ công chức của các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Mỗi phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyện, thành phố đƣợc bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề.

2.3.2 Tuyên truyền.

- Nội dung:

+ Tuyên truyền các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về dạy nghề, chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề thuộc đề án và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị và ngƣời lao động đối với phát triển dạy nghề.

+ Một số kết quả nổi bật và mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả.

- Hình thức: Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng qua các chuyên trang, chuyên mục, bản tin; báo Thái Bình; trên hệ thống truyền thanh cơ sở.

2.3.3 Điều tra, khảo sát.

- Nội dung: Điều tra, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại các hộ gia đình và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Phƣơng án:

Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát; lập mẫu biểu và tổ chức tập huấn phƣơng pháp điều tra tới cán bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội cấp huyện, xã.

Ban chỉ đạo huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều tra của huyện, tổ chức tập huấn phƣơng pháp điều tra cho cán bộ thôn, tổ dân phố; tổ chức cuộc điều tra, tổng hợp kết quả báo cáo về ban chỉ đạo tỉnh.

2.3.4 Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.

- Căn cứ kinh phí hỗ trợ cho từng đơn vị đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan hƣớng dẫn các đơn vị triển khai việc đầu tƣ mua sắm sau khi có Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng kinh phí của UBND tỉnh, đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu của Đề án và cấc quy định hiện hành.

- Ban chỉ đạo huyện, thành phố tham mƣu cho UBND các huyện chỉ đạo các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch đầu tƣ mua sắm.

2.3.5 Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. công chức cấp xã.

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề:

- Mức kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề thực hiện theo quy định tại Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh v/v phê duyệt quy định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Các sở, ngành có liên quan của tỉnh và UBND huyện, thành phố chỉ đạo tập trung triển khai các mô hình dạy nghề có hiệu quả, dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, các xã điểm xây dựng nông thôn mới. Ƣu tiên tuyển sinh dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc nhóm 1, nhóm 2 (quy định tại đề án) vào lao động nữ.

- Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hƣớng dẫn các đơn vị triển khai đề án theo quy định trách nhiệm tại Thông tƣ liên tịch số 30.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã:

Sở Nội vụ lập kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ.

2.3.6 Giám sát, đánh giá.

- Việc giám sát, đánh giá kết quả triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2012 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội ban hành các chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Tăng cƣờng giám sát các nội dung:

+ Quản lý và sử dụng kinh phí đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; + Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Ban chỉ đạo các huyện, thành phố chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá theo các tiêu chí giám sát quy định tại Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định. Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tham mƣu cho ban chỉ đạo tỉnh tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở báo cáo Ban chỉ đạo trung ƣơng và Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

- Ban chỉ đạo các cấp tích cực tham mƣu cho đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp tăng cƣờng công tác giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án; trong đó, Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án đối với tất cả các huyện, thành phố; ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của đề án đối với tất cả các xã, phƣờng, thị trấn. Cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)