Nội dung quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 80)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

3.2. Chủ trƣơng, kế hoạch phát triển đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho lao

3.2.3. Nội dung quy hoạch

3.2.3.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề.

Phát triển mạng lƣới các cơ sở dạy nghề tại tất cả các huyện, thành phố để đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo của ngƣời lao động, giải quyết việc làm tại các địa bàn trong tỉnh. Đến năm 2015, Thái Bình có 34 cơ sở dạy nghề, đến năm 2016 có 39 cơ sở dạy nghề.

3.2.3.2. ơ cấu ngành nghề đào tạo.

Tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng lao động đã qua đào tạo làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm số lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm, ngƣ nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Tăng quy mô đào tạo thuộc nhóm nghề thu hút đƣợc số lƣợng lớn học viên theo học nhƣ nghề may thời trang, nghề vận hành và sữa chữa máy công cụ, nghề điện công nghiệp và điện dân dụng, nghề trồng trọt và chăn nuôi, nhóm nghề về tiểu thủ công nghiệp…

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tập trung đào tạo các nghề phục vụ nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhƣ một số ngành: công nghệ thông tin, cơ khí, điện, điện tử và các ngành nghề có nhu cầu lao động cao.

3.2.3.3. ơ sở vật chất.

Trang thiết bị cho công tác dạy nghề cần phải hƣớng tới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động và trình độ tay nghề của học sinh, khả năng thích ứng với các công nghệ hiện đại. Việc đầu tƣ máy móc, thiết bị cần phải có những khoản đầu tƣ lớn và dài hạn. Việc huy động vốn bên ngoài là rất cần thiết, giúp cho các cơ sở dạy nghề đạt đƣợc mục tiêu của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

3.2.3.4. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp; đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra cần thực hiện chế độ định kỳ bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Để đảm bảo cho chất lƣợng công tác dạy nghề thì việc đảm bảo đủ số lƣợng giáo viên là một trong những điều kiện cần thiết, với tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lƣợng học sinh ở mức 1/20 và 10% trong tổng số giáo viên trong các trƣờng Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề có trình độ sau đại học; Định hƣớng đến năm 2020 thì 30% số lƣợng giáo viên trong các trƣờng Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề có trình độ sau đại học; ngoài ra, các tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học phải đạt mức cơ bản 100% số lƣợng giáo viên ở các trƣờng này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phải đảm bảo đƣợc 50% số lƣợng giáo viên sử dụng thành thạo các chƣơng trình ứng dụng.

3.2.3.5. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề.

Trên cơ sở về đặc điểm kinh tế xã hội và nguồn nhân lực địa phƣơng cần xây dựng các chƣơng trình đào tạo một cách phù hợp trên cơ sở các tiêu chuẩn chung của cả nƣớc. Việc xây dựng và đổi mới nội dung, chƣơng trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất và đạt đƣợc những tiêu chuẩn của khu vực. Xây dựng

chƣơng trình dạy nghề theo phƣơng pháp phân tích nghề, từng bƣớc chuyển sang chƣơng trình dạy nghề theo module.

Đến năm 2015, các trƣờng Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề có các chƣơng trình, giáo trình đào tạo nghề phù hợp với công nghệ tiên tiến, ứng dụng những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vào việc đào tạo cho học sinh, sinh viên học nghề.

3.2.3.6. Xã hội hóa hoạt động dạy nghề.

Cùng với công tác xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề của cả nƣớc, đến năm 2015, thí điểm cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, chuyển 20% các trƣờng Trung cấp nghề công lập sang loại hình tƣ thục, có 70% học sinh học nghề ngoài công lập trong đó khoảng 20% học sinh trung cấp nghề. Đến năm 2020, triển khai rộng rãi cổ phần hóa cơ sở dạy nghề, chuyển 60% các trƣờng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề sang loại hình tƣ thục, có 85% tổng số học sinh học nghề ngoài công lập trong đó khoảng 50% học sinh trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

3.2.4. Một số giải pháp cơ bản.

3.2.4.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển dạy nghề. 3.2.4.1.1. Nhu cầu kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí đầu tƣ phát triển dạy nghề giai đoạn 2013-2020 là: 592.890 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ƣơng: 281.030 triệu đồng (chiếm 47,4%); - Ngân sách địa phƣơng: 99.605 triệu đồng (chiếm 16,8%); - Kinh phí khác: 212.255 triệu đồng (chiếm 35,8%);

3.2.4.1.2. Huy động, sử dụng nguồn vốn:

Ƣu tiên đầu tƣ cho phát triển dạy nghề. Hiện tại, ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục đào tạo chiếm khoảng 20% tổng chi hàng năm trong đó chi cho đào tạo nghề còn ở mức khiêm tốn (trong năm 2010, tổng vốn đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề - 27 cơ sở - khoảng 26 tỷ đồng). Do đó, trong những năm tới cần nâng cao tỷ lệ chi từ ngân sách hàng năm cho dạy nghề theo tỷ lệ tăng GDP, đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ chi cho dạy nghề đạt 1% GDP của tỉnh.

Ngân sách nhà nƣớc tập trung đầu tƣ đồng bộ cho những cơ sở dạy nghề chất lƣợng cao, nghề trọng điểm, những vùng khó khăn, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; phát triển chƣơng trình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhà nƣớc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngƣời học nghề

thuộc đối tƣợng đặc thù, nhất là đối với những đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời tàn tật, ngƣời nghèo, nông dân chuyển đổi việc làm, bộ đội xuất ngũ…

Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề bao gồm: nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời học, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, trong đó nguồn ngân sách nhà nƣớc là chủ yếu.

Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở dạy nghề mạnh dạn đầu tƣ phát triển vừa là thƣớc đo đánh giá hiệu quả hoạt động.

3.2.4.2 Giải pháp về chế độ, chính sách.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách dạy nghề, học nghề bao gồm: + Chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề.

+ Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề, có chính sách thu học phí phân biệt theo nghề và trình độ đào tạo, thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo cho các cơ sở dạy nghề không phân biết hình thức sở hữu. Ngân sách nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho những cơ sở dạy nghề trọng điểm, nghề trọng điểm, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý, phát triển chƣơng trình, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho các đối tƣợng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội và phổ cập nghề cho ngƣời lao động. Có cơ chế chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển dạy nghề.

+ Chính sách đào tạo ngoại ngữ phù hợp trình độ đào tạo.

+ Chính sách đối với ngƣời lao động qua đào tạo nghề, chính sách đào tạo liên thông, hỗ trợ ngƣời học nghề (đối tƣợng chính sách, ngƣời khuyết tật, nhóm yếu thế trong xã hội), chính sách đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội có nhu cầu nhƣng khó thu hút học sinh vào học nghề.

+ Xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành một chủ thể quan trọng trong đào tạo nghề. Có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trƣờng nghề, trung tâm dạy nghề, liên kết với trƣờng nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm, nhận học sinh, sinh viên của nhà trƣờng đến doanh nghiệp thực hành, thực tập. Xây dựng các mô hình, hình thức và phƣơng thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo. Phát triển mạnh các cở sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội,

khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề nhƣ:

+ Xây dựng mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dào tạo nghề; xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề ; xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch phát triển dạy nghề. Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động đã qua đào tạo.

Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề theo hƣớng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo sự giám sát của các cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề các cấp.

Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ, ngƣời đứng đầu đơn vị phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và phải đƣợc đào tạo về quản lý dạy nghề.

Chú trọng phân bổ và đầu tƣ các trƣờng chất lƣợng cao ở các vùng kinh tế động lực của tỉnh; ƣu tiên, khuyến khích thành lập mới cơ sở dạy nghề ngoài công lập, khuyến khích hợp tác thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

3.2.4.3 Giải pháp về pát triển dội ngũ giáo viên dạy nghề.

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề dạy các nghề trọng điểm cấp quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng sƣ phạm nghề.

Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo, huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, ngƣời lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đến năm 2015, thành lập khoa sƣ phạm dạy nghề tại trƣờng cao đẳng nghề của tỉnh để đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, xây dựng nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý chuyên nghiệp.

3.2.4.4 Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình dạy nghề.

Đối với các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề trong nƣớc và các nƣớc tiên tiến trong khu vực và quốc tế.Đối với các nghề không phải trọng điểm áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu.

Các cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo. Trang thiết bị cho công tác dạy nghề cần phải hƣớng tới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động về trình độ tay nghề của học sinh và khả năng thích ứng với các công nghệ hiện đại.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, nâng cao chất lƣợng dào tạo nghề, chú trọng kỹ năng thực hành sau đào tạo. Các cơ sở dạy nghề tự kiểm định chất lƣợng và chịu sự đánh giá định kỳ của cơ quan chức năng. Xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ đạt tiêu chuẩn, trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng ngành, từng nghề và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng lao động.

3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình hiện nay.

3.3.1. ần nâng cao nhận thức xã hội về vai tr , vị trí của đào tạo nghề và học nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thái Bình chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Nhiều ngành, địa phƣơng, cán bộ và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thƣờng xuyên, liên tục và có tính hệ thống. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn cầm chừng, chƣa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều nông dân chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy nghề. Nhiều gia đình chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ chỉ tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nào khác.

Vì vậy, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, định hƣớng cho nhân dân trong toàn tỉnh nhận thức đúng vị trí, vai trò của dạy nghề và học nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, và là yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của đào tạo nghề đối với sự phát triển bền vững của gia đình, tổ hợp tác xã, doanh nghiệp …trong toàn tỉnh, từ đó để cán bộ và nhân dân chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề và học nghề. Công tác tuyên truyền cần đƣợc các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Ðể thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề, Tỉnh cần khảo sát nhu cầu ngƣời dân, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển, gắn với các thế mạnh của từng địa phƣơng và nhu cầu về kiến thức khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, khuyến khích sự tham gia của ngƣời lao động nông thôn vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo nghề… Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, ngƣời lao động nông thôn là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung. Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chƣa đầy đủ về việc cần phải đƣợc đào tạo, chƣa có đƣợc tầm nhìn cả hiện tại và tƣơng lai trong việc xác định nghề cần học, học cái gì? học nhƣ thế nào? học ở đâu?... Do vậy, chính quyền các cấp, cũng nhƣ các tổ chức khác còn đóng vai trò định hƣớng, tƣ vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.

Các xã, huyện cần quan tâm đổi mới nội dung tƣ vấn, giúp ngƣời lao động lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và nhu cầu thị trƣờng lao động. Các chƣơng trình, giáo trình dạy nghề đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian đào tạo, phù hợp với đối tƣợng và đặc điểm của các địa phƣơng trong tỉnh.

3.3.2. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề.

Ngày nay yêu cầu của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trƣờng, buộc ngƣời lao động, các hộ kinh doanh, các nhà sản xuất phải tính toán tới hiệu quả sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 80)