Thực trạng công tác đào tạo nghề ở Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 49 - 54)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề ở Thái Bình

Về mạng lƣới: trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở dạy

nghề gồm: 8 trƣờng trung cấp nghề, 18 trung tâm dậy nghề và 01 cơ sở liên kết đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề. Ngoài ra, còn có các cơ sở khác hàng năm có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tổ chức tuyển sinh dạy nghề ở các cấp trình độ cho 33.500 ngƣời, trong đó trình độ cao đẳng nghề 2.000 ngƣời, trình độ trung cấp nghề 4.800 ngƣời, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề duới 3 tháng 26.700 ngƣời (trong đó có 11.350 lao động nông thôn đƣợc hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án). Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2013 lên 36,5%.

Trên cơ sở hƣớng dẫn của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, năm 2013, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành tham mƣu cho UBND tỉnh kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cở sở Quyết định số 2494/QĐ- UBND ngày 19/10/2012 v/v kiện toàn Ban chỉ đạo của tỉnh thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Cấp huyện: 8/8 huyện, thành phố đã thành lập, kiện toàn đƣợc Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Cấp xã: 100% các xã, phƣờng, thị trấn đã hoàn thành việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (hoặc Tổ công tác) cấp xã thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Sau khi nhận đƣợc thông báo vốn năm 2013 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Tổng cục dạy nghề, UBND tỉnh Thái Bình ban hành các Quyết định phê duyệt kế hoạch vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2013, gồm: Quyết

định số 2918/QĐ-UBND ngày 13/12/2012; Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 18/01/2013; Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 20/3/2013.

Kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; bồi dƣỡng giáo viên, ngƣời dạy nghề, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức xã: 15.100 triệu đồng, gồm:

- Phân bố cho 30 cơ sở dạy nghề (trong đó Dạy nghề nông nghiệp phân bố cho 06 cơ sở tham gia dạy nghề 4.300 triệu đồng, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai. Dạy nghề phi nông nghiệp phân bố cho 24 cơ sở 9.200 triệu đồng do sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội triển khai).

- Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên dạy nghề: 100 triệu đồng. - Xây dựng phần mềm quản lý dạy nghề, nhập tin các lớp dạy nghề từ năm 2010 đến năm 2013: 100 triệu đồng.

- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức xã: 1.400 triệu đồng (do Sở Nội vụ triển khai thực hiện).

Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (thƣờng trực Ban chỉ đạo tỉnh) đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mƣu cho Ban chỉ đạo tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Đề án năm 2013, kết quả nhƣ sau:

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: Các cơ sở đã tuyển sinh dạy nghề cho 11.855 lao động nông thôn với 22 nghề đào tạo (trong đó có 6 nghề nông nghiệp: 4.800 ngƣời do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai và 16 nghề phi nông nghiệp: 7.055 ngƣời do sở Lao đông Thƣơng binh và Xã hội triển khai). Đã có bình quân trên 80% lao động nông thôn hoàn thành khóa học, đƣợc cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp tuyển dụng, giới thiệu việc làm, bao tiêu sản phẩm sau học nghề.

- Năm 2013, có 02 đơn vị không thể triển khai kế hoạch, gồm: trƣờng Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật công nghiệp Thái Bình do phải bố trí giáo viên tập trung giảng dạy trình độ trung cấp nghề nên không có giáo viên giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (kinh phí 100 triệu đã chuyển cho Trung tâm dạy nghề huyện Quỳnh Phụ thực hiện, kế hoạch hoàn thành trong tháng 12/2013) và trƣờng Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xƣơng do lãnh đạo nhà trƣờng đã đƣợc kiện toàn bộ máy lãnh đạo mới (kinh phí 600 triệu, nhà trƣờng đã báo cáo Sở Tài chính trình UBND tỉnh cho phép chuyển nguồn để thực hiện vào năm 2014).

- Nâng cao năng lực quản lý: Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp xây dựng và triển khai phần mềm quản lý để hỗ trợ công tác quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn, đến nay, đã hoàn thành việc nhập thông tin các lớp dạy nghề từ năm 2010 đến năm 2013 của các cơ sở dạy nghề có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề: Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với viện nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề tổ chức mở các lớp bồi dƣỡng Nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho 60 giáo viên dạy nghề của các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã hoàn thành tháng 10/2013

- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã: sở Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho 690 cán bộ công chức cấp xã của các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, kế hoạch đã hoàn thành.

- Năm 2013, tỉnh Thái Bình không đƣợc trung ƣơng bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập của huyện.

Công tác truyền thông, giám sát:

- Công tác truyền thông: Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình xây dựng chuyên mục, bản tin về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và tuyên truyền trên phòng phát thanh và truyền hình tỉnh với kinh phí thực hiện là 6 triệu đồng. Kế hoạch đã hoàn thành tháng 11/2013.

- Về giám sát triển khai thực hiện: Năm 2013, tổng số lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đƣợc kiểm tra, giám sát là 339 lƣợt các lớp học nghề, trong đó, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã trực tiếp tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát đƣợc trên 70 lớp và đã ký hợp đồng hỗ trợ phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội các huyện thành phố để tổ chức kiểm tra, giám sát đƣợc 254 lớp.

Theo báo cáo của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã Hội: Giai đoạn 2010 - 2015 tập trung đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên hiện có (541 giáo viên) đạt chuẩn và đào tạo mới khoảng 500 giáo viên. Đào tạo mới và đào tạo lại khoảng 800 giáo viên trong giai đoạn 2016- 2020. Coi trọng chuẩn hóa và phát triển đội ngũ

giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động, nhất là các nghề mới, kiến thức về công nghệ mới, tin học, ngoại ngữ; cả về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và nghiệp vụ sƣ phạm. Áp dụng thống nhất chƣơng trình, giáo trình dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, rà soát giấy phép dạy nghề của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

* Nhận xét, đánh giá chung:

2.2.1. Mặt tích cực:

- Việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp đƣợc thực hiện tốt và đúng theo hƣớng dẫn.

- Công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh đã góp phần làm thay đổi nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và ngƣời lao động về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phát triển dạy nghề của tỉnh.

- Công tác tƣ vấn, hƣớng dẫn tuyển sinh dạy nghề đƣợc đẩy mạnh dẫn đến số lƣợng lao động tham gia học nghề ở các cấp trình độ tăng, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh tăng, đến hết năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 36,5%, tăng thêm khoảng 2,5% so với năm 2012.

- Do công tác tham mƣu tích cực, chủ động của các sở, ngành nên Kế hoạch phân bổ kinh phí thực hiện các dự án về dạy nghề thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2013 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt từ đầu năm.

- Một số cơ sở đã thực hiện tốt và sớm hoàn thành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013; một số đơn vị thực hiện tốt việc tuyển dụng và bao tiêu sản phẩm cho ngƣời lao động sau học nghề (chủ yếu là các doanh nghiệp, một số cơ sở giáo dục xã hội và cơ sở phối hợp với doanh nghiệp để dạy nghề).

- Số lƣợng giáo viên dạy nghề đƣợc bồi dƣỡng năm 2013 đã góp phần nâng tỷ lệ giáo viên chuẩn hóa của tỉnh ngày một tăng.

- Phần mềm quản lý công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đƣợc xậy dựng sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý dạy nghề (giúp các đơn vị có thể kiểm tra trƣớc đƣợc đối tƣợng trùng lặp, quá tuổi…)

- Một số phòng Lao động Thƣơng binh và xã hội (thƣờng trực Ban chỉ đạo cấp huyện) đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề và tổ chức kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

2.2.2. Tồn tại, hạn chế:

- Ban chỉ đạo các cấp mặc dù đã đƣợc thành lập, kiện toàn, tuy nhiên, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các hoạt động chỉ đạo thực hiện Đề án chƣa cao.

- Công tác tuyên truyền đƣợc triển khai rộng nhƣng chƣa sâu và chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục.

- Công tác tổ chức các lớp dạy nghề của một số đơn vị chƣa tốt, vẫn còn để xảy ra một số sai phạm.

- Một số đơn vị triển khai nhiệm vụ chậm, chƣa đáp ứng đƣợc so với kế hoạch đề ra.

- Công tác điều tra, khảo sát chƣa đƣợc triển khai một cách tổng thể với quy mô lớn; ở cấp tỉnh, mới chỉ dừng lại ở triển khai văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn. Việc điều tra nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua học nghề đƣợc cơ sở đào tạo phối hợp với UBND các xã, phƣờng, thị trấn và doanh nghiệp để rà soát, xác định nhu cầu, dẫn đến số lƣợng ngƣời đƣợc điều tra ít, hình thức còn đơn giản, quy mô nhỏ.

- Chƣa thực hiện đƣợc việc rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngƣời lao động sau học nghề.

- Việc giám sát, đánh giá các hoạt động đào tạo, dạy nghề chƣa đƣợc thƣờng xuyên, chƣa toàn diện.

- Năm 2013, tỉnh vẫn chƣa bố trí đƣợc cán bộ quản lý, giám sát chuyên trách về dạy nghề ở cấp huyện.

2.2.3. Một số nguyên nhân cơ bản.

- Năm 2013, Thái Bình không đƣợc trung ƣơng bố trí kinh phí hỗ trợ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động sau học nghề và rà soát, đánh giá hiệu quả sau học nghề. Kinh phí đƣợc bố trí để thực hiện công tác tuyên truyền ít so với nhu cầu.

- Tâm lý xã hội vẫn quá chú trọng việc học đại học, coi việc học nghề chƣa phải là chỗ dựa vững chắc đối với việc lập nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm ổn định lâu dài của ngƣời lao động.

- Do đặc thù đối tƣợng ngƣời học nghề là nông dân và chịu ảnh hƣởng của công việc mùa vụ ở khu vực nông thôn.

- Thủ trƣởng một số cơ sở dạy nghề thực hiện không đúng theo hƣớng dẫn của các sở, ngành.

- Thiếu nguồn nhân lực tham gia công tác quản lý nhà nƣớc và giám sát các hoạt động của các Đề án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)