9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng
2.5. Những chính sách của UBND Tỉnh Thái Bình về đào tạo nghề và giải quyết việc
Tính đến hết năm 2013, Thái Bình có 242 làng nghề và 8 xã nghề đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Đây là sự ghi nhận đối với các địa phƣơng làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề trong toàn tỉnh.
Nghề, làng nghề ở Thái Bình từ lâu đã đƣợc cả nƣớc biết đến. Đến nay, nhiều nghề truyền thống vẫn đƣợc duy trì và phát triển mạnh nhƣ: nghề dệt khăn, dệt vải ở Thái Phƣơng, dệt đũi ở Nam Cao, chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hƣng Nhân; chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan ở Thƣợng Hiền, đúc đồng ở Đông Kinh, một số nghề mới du nhập đang có chiều hƣớng phát triển tốt nhƣ: nghề làm lông my giả ở Quỳnh Phụ, nghề đan đệm ghế cói ở Đông Hƣng, Tiền Hải, làm song nứa ghép sơn mài ở Thành phố, Kiến Xƣơng.
Phát triển nghề và làng nghề đã góp phần tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng tích cực; bộ mặt nông thôn từng bƣớc thay đổi, kết cấu hạ tầng dần đƣợc hoàn thiện, xoá dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, hình thành các vùng cụm nghề, các thị tứ, thị trấn. Ở những nơi có nghề, làng nghề phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh trật tự đƣợc đảm bảo, nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt của nhân dân đƣợc khôi phục. Nhiều xã đã xây dựng hƣơng ƣớc của làng, chú trọng giáo dục truyền thống cho con em. Do có nghề tại địa phƣơng đã góp phần giải quyết tốt lao động việc làm tại chỗ, ngƣời dân đỡ phải đi làm ăn xa, tai tệ nạn xã hội giảm, thực hiện đƣợc chủ trƣơng “Ly nông bất ly hƣơng" của tỉnh, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của nghề và làng nghề, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã xác định phát triển nghề, làng nghề là một trong năm trọng tâm tạo bƣớc đột phá tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 5 tháng 6 năm 2001 về phát triển nghề,
làng nghề và UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích để phát triển làng nghề: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND, ngày 07/4/2008 về trình tự thủ tục và tiêu chuẩn công nhận làng nghề; Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh về tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ƣu tú ngành thủ công mỹ nghệ; Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND, ngày 06/11/2009 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, đến nay hoạt động của làng nghề đã có nhiều thay đổi do phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án đầu tƣ trong đó có cả dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Cùng với đó trên thị trƣờng đã hình thành nhiều loại hình dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ lao động nƣớc ngoài, v.v... Chính vì vậy làm cho một số làng nghề đến nay không còn tồn tại hoặc phát triển theo chiều hƣớng khác. Để kịp thời động viên khuyến khích các địa phƣơng làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề, ngày 18/12/2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2838/QĐ- UBND công nhận làng Trung Thôn 2, xã Kim Trung, huyện Hƣng Hà đủ tiêu chuẩn làng nghề và xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy đạt tiêu chuẩn xã nghề. Tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 242 làng nghề và 8 xã nghề đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận.
Trong tình hình hiện nay việc phát triển nghề, làng nghề còn gặp những khó khăn nhất định. Song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, cùng với cơ chế chính sách khuyến khích của tỉnh và sự nỗ lực của các địa phƣơng, trong thời gian tới nghề và làng nghề của tỉnh sẽ duy trì và phát triển theo hƣớng bền vững.
Với trên 1.000 cơ sở và 568 doanh nghiệp sản xuất CN- TTCN trên địa bàn tỉnh, tổng giá trị sản xuất CN - TTCN đạt đƣợc 5 năm từ 2008 - 2012 đạt 50.108 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp bình quân đạt 21,4%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm tỷ trọng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt 30.064 tỷ đồng.
Lao động sử dụng tại khu vực CNNT trên 163.000 ngƣời. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 2.387,5 triệu USD, tốc độ tăng trƣởng trung bình 5 năm là
26,3%/năm, trong đó, xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm trên 95%, đạt 2.268,13 triệu USD.
Các làng nghề phát triển mạnh mẽ và không ngừng đƣợc mở rộng, tiêu biểu có các làng nghề nổi tiếng nhƣ:Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm: Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xƣơng, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm đƣợc tổ chức từ ngày 1- 5/4 âm lịch với nghi lễ rƣớc, tế linh đình, các trò chơi dân gian đƣợc duy trì và mở rộng nên đã thu hút đƣợc nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩmchạm bạc của làng đƣợc trƣng bầy và bán hàng lƣu niệm.(nguồn Thaibinh.gov.vn)
Làng Nguyễn: Làng Nguyễn chỉ là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình. Nói tới Thái Bình là mọi ngƣời nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là Bánh Cáy Làng Nguyễn.Bánh Cáy ngày nay đã trở thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra món đặc sản đó.
Làng Chiếu Hƣng Nhân: Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở nƣớc ta. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hƣng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hƣng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh).
Làng vƣờn Bách Thuận: Làng Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hƣớng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thƣ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến thăm quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nƣớc rất thích thú với cảnh quan, môi trƣờng sinh thái ở làng vƣờn Bách Thuận này. (nguồn Thaibinh.gov.vn).
Từ khi thực hiện Quyết định 136/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012, công tác quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công của Thái Bình ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công của tỉnh đƣợc ban hành kịp thời, đảm bảo theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, sát thực với thực tiễn quản lý, giảm bớt tầng nấc và gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý với đối tƣợng sử dụng. Hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến công đã góp phần phân công lại lao động xã hội khu vực nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh.
Bằng nguồn kinh phí khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển Công nghiệp Thái Bình đã thực hiện hỗ trợ 145 DN, cơ sở sản xuất đƣợc chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm cho trên 1.500 ngƣời, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ở trong nƣớc và xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Điển hình nhƣ các DN: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Phƣơng Thanh, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tây An, DN Phƣơng Anh, DN mây tre Thanh Bình, cơ sở sản xuất khung xe đạp Dƣơng Văn Tuấn… Với kinh phí 20.150 triệu đồng, Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề TTCN cho 15.743 học viên, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập của ngƣời lao động, tăng lợi nhuận của cơ sở sản xuất, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trung tâm đã tổ chức cho 2.080 cá nhân tham dự lớp khởi sự DN và nâng cao năng lực quản lý DN, tổ chức sản xuất, tăng cƣờng khả năng kinh doanh của các DN, cơ sở, HTX sản xuất CNNT. Các lớp học đã giúp tổ chức, cá nhân, các cơ sở CNNT nắm vững thủ tục pháp lý thành lập DN, nâng cao nhận thức, ý tƣởng và lập kế hoạch kinh doanh, phân tích khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất,... Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức 16 hội nghị trình diễn kỹ thuật giới thiệu công nghệ, thiết bị SXCN và xử lý ô nhiễm môi trƣờng cho 16 DN SXCN - TTCN; tổ chức 22 hội nghị tập huấn cho 2.124 lƣợt ngƣời tham dự, giúp cho cán bộ quản lý nắm vững những quy định, chính sách của nhà nƣớc về quản lý công nghiệp địa phƣơng.
Sở Công Thƣơng đã phối hợp với các cơ quan liên quan nhƣ Liên minh HTX, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội phụ nữ… thực hiện các chƣơng trình thúc đẩy hoạt động khuyến công và phát triển CNNT. Kết quả từ năm 2008 - 2012, hoạt động khuyến công đã thực hiện 8 dự án, với tổng kinh phí hỗ trợ là 270 triệu đồng để bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý cho 240 cán bộ quản lý DN, cơ sở, HTX, nữ chủ DN, chủ cơ sở và các hội viên trong Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh. Để có thông tin phục vụ phát triển CNNT, Sở Công Thƣơng đã xuất bản gần 6.000 bản tin Khuyến công Thái Bình và 66 chƣơng trình tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng.
Hoạt động khuyến công đã đem lại nhiều kết quả quan trọng vào công tác đầu tƣ và phát triển CN - TTCN, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng CNH, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã
hội ở nông thôn, đƣa tỷ trọng phát triển CNNT đạt mức tăng trƣởng khá, bình quân 25%/năm; số lƣợng các DN, cơ sở sản xuất, các làng nghề, cụm công nghiệp trong tỉnh đều tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 568 DN và trên 1.000 cơ sở SXCN - TTCN ở nông thôn; có 233 làng nghề đã đƣợc UBND tỉnh công nhận, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 163.000 lao động khu vực nông thôn.
Mục tiêu phát triển công nghiệp của Thái Bình đến năm 2015, giá trị SXCN đạt 26.550 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 21%; giá trị SXCN - TTCN của làng nghề đạt 6.754 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 17%. Toàn tỉnh có trên 800 DN SXCN - TTCN, trong đó có khoảng 400 DN trong làng nghề. Duy trì lao động ổn định trong khu vực làng nghề là 150.000 ngƣời, thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/ngƣời/tháng.
Để thực hiện mục tiêu này, hoạt động khuyến công trong thời gian tới sẽ tập trung hỗ trợ cho việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, tăng hàm lƣợng chất xám trong giá trị sản phẩm công nghiệp và đầu tƣ chiều sâu cho sản xuất CNNT.
Đến năm 2015, sẽ có thêm 27 DN, cơ sở sản xuất đƣợc hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công với kinh phí dự kiến 1.890 triệu đồng; 80 DN, cơ sở sản xuất với trên 9.000 ngƣời đƣợc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo an sinh xã hội tại các khu vực lấy đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp và các xã xây dựng nông thôn mới; tổ chức 24 lớp khởi sự DN, nâng cao năng lực quản lý cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý của DN, cơ sở sản xuất CNNT. Tỉnh sẽ quan tâm hơn đến chất lƣợng và hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến công của các dự án, chú trọng việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững. Các cấp, các ngành và cộng đồng các DN, cơ sở SXCN tích cực tham gia theo hƣớng coi trọng hiệu quả, đáp ứng tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Xác định công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, là động lực phát triển kinh tế – xã hội góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội nên các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện, thành phố đã bám sát chƣơng trình việc làm của tỉnh và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, thành phố xây dựng chƣơng trình việc làm của cấp mình.
Những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hƣởng của tác động kinh tế nhƣng thị trƣờng lao động của tỉnh vẫn không ngừng phát triển, Trung tâm Giới thiệu việc làm đƣợc đầu tƣ tập trung theo hƣớng hiện đại, hệ thống Sàn giao dịch việc làm
bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả kết nối giữa cung – cầu lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm, doanh nghiệp tuyển đƣợc lao động nhất là công tác tuyển, chọn đƣa ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Dự kiến, giai đoạn 2010-2013 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 215.000 ngƣời.
- Giải quyết việc làm trong nƣớc: 130.000 ngƣời, chiếm 89,6% (riêng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm mới cho 16.950 ngƣời);
- Xuất khẩu lao động: 14.650 ngƣời, chiếm 10,4% (thị trƣờng Đài Loan, Ma Cao, Malayxia, Hàn Quốc và các nƣớc Trung Đông chiếm khoảng 70% lao động).
Kết quả trên đã góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu việc làm cho lực lƣợng lao động bƣớc vào độ tuổi lao động, hỗ trợ thêm việc làm cho nhiều ngƣời dân khu vực nông thôn trong những lúc nông nhàn, nhất là lao động thuộc những vùng thu hồi đất xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Cơ cấu lao động chuyển dịch dần từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, dự kiến hết năm 2013 tỷ lệ cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là 62,3% - 22% - 15,7%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm bình quân 0,2%/năm, dự kiến cuối năm 2013 tỷ lệ này còn dƣới 2%. Đặc biệt là giải quyết việc làm thông qua XKLĐ đã đạt đƣợc hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn, hiện nay tỉnh Thái Bình có khoảng 20.000 lao động đang làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, bình quân mỗi năm ngƣời lao động gửi tiền về cho gia đình khoảng 750 tỷ đồng, đã góp phần cải thiện nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình họ, diện mạo khu vực nông thôn ở những vùng có đông ngƣời đi XKLĐ có nhiều thay đổi và phát triển theo hƣớng đô thị hóa.
Từ những kết quả trên, có thể nhận định rằng: Giải quyết việc làm chính là tạo ra của cải vật chất, đảm bảo an sinh xã hội - một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển kinh tế - xã hội.
CHƢƠNG 3.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO