Giải pháp về pát triển dội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 84)

9. Kết cấu luận văn: Chia làm 03 chƣơng

3.2. Chủ trƣơng, kế hoạch phát triển đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho lao

3.2.4.3 Giải pháp về pát triển dội ngũ giáo viên dạy nghề

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề dạy các nghề trọng điểm cấp quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng sƣ phạm nghề.

Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo, huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, ngƣời lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đến năm 2015, thành lập khoa sƣ phạm dạy nghề tại trƣờng cao đẳng nghề của tỉnh để đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, xây dựng nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý chuyên nghiệp.

3.2.4.4 Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình dạy nghề.

Đối với các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề trong nƣớc và các nƣớc tiên tiến trong khu vực và quốc tế.Đối với các nghề không phải trọng điểm áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu.

Các cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo. Trang thiết bị cho công tác dạy nghề cần phải hƣớng tới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động về trình độ tay nghề của học sinh và khả năng thích ứng với các công nghệ hiện đại.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, nâng cao chất lƣợng dào tạo nghề, chú trọng kỹ năng thực hành sau đào tạo. Các cơ sở dạy nghề tự kiểm định chất lƣợng và chịu sự đánh giá định kỳ của cơ quan chức năng. Xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ đạt tiêu chuẩn, trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng ngành, từng nghề và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng lao động.

3.3. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình hiện nay.

3.3.1. ần nâng cao nhận thức xã hội về vai tr , vị trí của đào tạo nghề và học nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thái Bình chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Nhiều ngành, địa phƣơng, cán bộ và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thƣờng xuyên, liên tục và có tính hệ thống. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn cầm chừng, chƣa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều nông dân chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy nghề. Nhiều gia đình chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ chỉ tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nào khác.

Vì vậy, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, định hƣớng cho nhân dân trong toàn tỉnh nhận thức đúng vị trí, vai trò của dạy nghề và học nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, và là yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của đào tạo nghề đối với sự phát triển bền vững của gia đình, tổ hợp tác xã, doanh nghiệp …trong toàn tỉnh, từ đó để cán bộ và nhân dân chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề và học nghề. Công tác tuyên truyền cần đƣợc các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Ðể thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề, Tỉnh cần khảo sát nhu cầu ngƣời dân, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển, gắn với các thế mạnh của từng địa phƣơng và nhu cầu về kiến thức khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, khuyến khích sự tham gia của ngƣời lao động nông thôn vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo nghề… Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, ngƣời lao động nông thôn là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung. Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chƣa đầy đủ về việc cần phải đƣợc đào tạo, chƣa có đƣợc tầm nhìn cả hiện tại và tƣơng lai trong việc xác định nghề cần học, học cái gì? học nhƣ thế nào? học ở đâu?... Do vậy, chính quyền các cấp, cũng nhƣ các tổ chức khác còn đóng vai trò định hƣớng, tƣ vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.

Các xã, huyện cần quan tâm đổi mới nội dung tƣ vấn, giúp ngƣời lao động lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và nhu cầu thị trƣờng lao động. Các chƣơng trình, giáo trình dạy nghề đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian đào tạo, phù hợp với đối tƣợng và đặc điểm của các địa phƣơng trong tỉnh.

3.3.2. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề.

Ngày nay yêu cầu của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trƣờng, buộc ngƣời lao động, các hộ kinh doanh, các nhà sản xuất phải tính toán tới hiệu quả sản xuất. Do đó, xuất hiện nhu cầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đặt ra trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong việc đáp ứng nhu cầu dạy nghề và học nghề của lao động nông thôn. Để nâng cao năng lực làm việc, chất lƣợng của lao động nông thôn phải có đƣợc những chiến lƣợc cũng nhƣ các kế hoạch dạy nghề cho nông dân một cách cụ thể dựa trên chiến lƣợc chung về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của quốc gia. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cần tiến hành theo quy trình:

1. Xác định yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ.

2. Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phƣơng, so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phƣơng.

Để xác định dạy cho ngƣời lao động những nội dung gì, các cấp chính quyền địa phƣơng phải lập đƣợc kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở kế hoạch nhân lực sẽ xác định đƣợc kế hoạch đào tạo nội dung gì, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phƣơng và chỉ có làm nhƣ thế mới có thể quản lý đƣợc dạy nghề cho ngƣời lao động nông thôn, làm cho quá trình đào tạo gắn đƣợc với mục tiêu sử dụng.

Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo:

1. Nội dung dạy cho lao động nông thôn cần đƣợc xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng không chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác nhau. Trong mỗi chƣơng trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nông dân có thể lựa chọn theo học toàn chƣơng trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho họ.

2. Việc tham gia xác định chƣơng trình dạy cần có sự tham gia của lao động nông thôn. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của nông dân, các nhà hoạch định nội dung chƣơng trình sẽ biết đƣợc ngƣời lao động nông thôn cần gì, khả năng thu nhận và tƣ vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học.

3. Nội dung dạy cho nông dân phải gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng, của địa phƣơng, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn cũng nhƣ với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải đƣợc cụ thể hóa từng bƣớc trong các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Đề ra thời gian học cho mỗi chƣơng trình và mỗi loại đối tƣợng.Ví dụ: Đối với lao động trẻ, huyện định hƣớng cho họ học những ngành nghề để có thể làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp (CNTT, may mặc, gốm sứ). Đối với những đối tƣợng lao động tuổi cao, hƣớng học nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ tại chỗ (nuôi cá nƣớc ngọt, nấu ăn, trồng rau...). Từ việc phân loại, nắm chắc đối tƣợng học nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm sau đào tạo nghề trên địa bàn. Các chƣơng trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, nếu chƣơng trình khóa học hay chuyên đề có nội dung lớn cần chia nhỏ thành các Module và đƣợc tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, ngƣời học đem những kết quả học đƣợc áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy đƣợc những điều thiếu cần phải đƣợc bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo.

Về quy mô lớp học đào tạo nghề ở nông thôn chỉ nên có từ 25-30 ngƣời là phù hợp, nhằm đảm bảo chất lƣợng dạy và học, cũng nhƣ phát huy khả năng tham gia của ngƣời học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Tài liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phƣơng, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung đƣợc trình bày theo trật tự của một quy trình công việc.

Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố “nông dân” trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bào sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của lao động nông thôn.

Hình thức và phƣơng pháp dạy nghề cho nông dân cần đảm bảo nguyên tắc sau:

1. Học trọn một vụ cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn…), trọn một giai đoạn của dự án, trọn một công việc, trọn một quy trình sản xuất, chế biến.

2. Học bằng thực hành, học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên. Kết hợp “truyền nghề” với đào tạo chính quy.Truyền nghề là hình thức đào tạo vẫn rất phổ biến tại các làng nghề. Nên có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, những ngƣời thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề, mở các lớp đào tạo theo kiểu truyền nghề; hoặc liên kết với các trƣờng dạy nghề để đào tạo theo kiểu bán chính quy.

3. Hoạt động nhóm để phát huy sức mạnh tập thể, nhóm hoạt động không chỉ trong thời gian trên lớp mà duy trì lâu dài trên thực tế: nhóm sở thích, nhóm sản xuất của nông dân.

4. Chƣơng trình học tập mang tính tổng hợp nhiều mặt kiến thức, kỹ năng cơ bản và phuơng pháp đa dạng đảm bảo tính linh động, phù hợp với địa phuơng.

5. Đào tạo những học viên giỏi trở thành huớng dẫn viên, giảng viên cho nông dân và ngƣời lao động ở các ngành nghề khác. Tăng cuờng hình thức “Huấn luyện trực tiếp trên đồng ruộng cho nông dân” và “Huấn luyện trực tiếp tại nơi sản xuất, kinh doanh”.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đặc điểm của dạy nghề cho lao động nông thôn để có kết quả cao là tính thực hành của các bài học, cộng với các phƣơng pháp dạy học cho ngƣời lớn tuổi. Do vậy,đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nông dân ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với ngƣời nông dân.

Về lâu dài, cần xây dựng chƣơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề về kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, mà các chuyên đề này là các bài giảng ở lớp, làng, xã. Phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng pháp khuyến nông, tổ chức lớp học, phƣơng pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tài liệu. Tham quan các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Trƣớc mắt cần cần thực hiện chƣơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân từ các giáo viên tiềm năng nhƣ cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông viên cơ sở, cán bộ Hội nông dân hoặc nông dân giỏi. Khuyến khích đào tạo khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngƣ. Đây là các hình thức đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tƣợng tham gia và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trong đó, rất cần thu hút những ngƣời tham gia đào tạo vào mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm. Bởi chỉ bảo đảm đƣợc “đầu ra” ngƣời học mới thực hành nghề đƣợc đào tạo. Và nhờ đó những ngƣời làm công ăn

lƣơng ở nông thôn có thể phát triển đƣợckinh tế gia đình, giảm cƣờng độ và mức độ làm thuê. Do vậy, việc khuyến khích các hộ nông dân cùng nhau bàn bạc thực hiện dồn điền đổi thửa cho nhau để tạo ra những thửa ruộng, trang trại lớn là hƣớng đi tích cực, giúp cho các hộ nông dân có điều kiện chuyển đổi sang nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn hơn, có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và có nhƣ vậy các sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.3.3. Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy nghề và học nghề nhằm phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Tỉnh Thái Bình cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng mạng lƣới cơ sở dạy nghề cho nông thôn trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang đƣợc dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy cho lao động nông thôn để biết đƣợc cái gì đã đƣợc, cái gì chƣa đƣợc cần bổ sung và hoàn thiện.

Mạng lƣới các cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị, trong khi đó đặc điểm lao động nông thôn vừa là ngƣời lao động vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, cho nên cách bố trí các lớp học thích hợp nhất với lao động nông thôn là gần nơi ở của họ, để sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy, chú trọng phát triển hình thức dạy nghề tại trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở lớp học trên đồng ruộng/ lớp học hiện trƣờng/lớp học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh”.

Xây dựng, qui hoạch phát triển mạng lƣới các CSDN trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2011-2020) phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật theo Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh thái bình hiện nay (Trang 84)