Hiện trạng phân bố dân cư của thành phố Uông Bí năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 56)

TT Phường, xã Diện tích đất tự nhiên km2 Dân số thực tế

thường trú (người) 1 P. Vàng Danh 53,57 16152 2 P. Bắc Sơn 26,97 6480 3 P. Nam Khê 7,30 9808 4 P.Trưng Vương 3,4 8627 5 P. Quang Trung 13,34 21009 6 P. Thanh Sơn 9,1 15370 7 P. Yên Thanh 15,20 8593

8 X. Thượng Yên Công 66,67 5873

9 P. Phương Đông 24,37 13805

10 P. Phương Nam 20,5 13266

11 X. Điền Công 33,36 1950

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế của Uông Bí dựa chủ yếu vào khai thác than. Mỏ than Vàng Danh

được khai thác Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp từ thời thuộc địa. Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than được thành lập tại khu vực Uông Bí

và nằm trong tổng công ty than Uông Bí như Công ty than Hồng Thái, Công ty than Nam Mẫu, Đồng Vông...Sản lượng than khai thác liên tục tăng trưởng. Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của ngành điện miền Bắc XHCN. Từ tháng 5 năm 2002, đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW giai đoạn 1. Từ tháng 1 năm 2006, đã thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng để khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 với 1 tổ máy 330 MW nâng tổng công suất của nhà máy lên 740 MW…

Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 17,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.080 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố còn 1,1% dự kiến đến năm 2020 thành phố phấn đấu thực hiện còn dưới 0.45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt trên 416 tỷ đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 155, 8 kg. Diện tích 3.733 ha, năng suất lúa cả năm là 36,3 tạ/ha, với sản lượng là 1356 tấn.

Số lượng và quy mô đàn gia súc, gia cầm đều tăng nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, mặc dù đã có các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng việc triển khai còn chậm và chưa có hiệu quả.

Giá trị ngành công nghiệp của thành phố ngày một nâng cao,từ năm 2010 đến năm 2015 giá trị công nghiệp tăng 182% .Trong đó, giá trị ngành công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% trong cơ cấu ngành công nghiệp, 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp còn lại thuộc về công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, nước. Ngoài nhà máy nhiệt điện Uông Bí còn có một số cơ sở công nghiệp cơ khí, chế biến khoáng sản phục vụ cho việc khai thác mỏ và chế biến.

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải

Thành phố Uông Bí chia làm 11 đơn vị hành chính bao gồm 9 phường và 2 xã với phân bố các phường xã theo các vùng. Có 5 phường, xã nằm ở vùng trung tâm, hai nằm ở vùng công nghiệp khai thác than và bốn vùng còn lại ở khu vực nông thôn với chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Dân số phân theo phường/xã tại thành phố Uông Bí (2015)

Phường/Xã Dân số

(nguời) Vùng

P. Vàng Danh 16152 Công nghiệp

P. Bắc Sơn 6480 Nông nghiệp

P. Nam Khê 9808 Trung tâm

P.TrưngVương 8627 Trung tâm

P. Quang Trung 21009 Trung tâm

P. Thanh Sơn 15370 Nông nghiệp

P. Yên Thanh 8593 Nông nghiệp

X. Thượng Yên Công 5873 Nông nghiệp

P. Phương Đông 13805 Nông nghiệp

P. Phương Nam 13266 Nông nghiệp

X. Điền Công 1950 Nông nghiệp

TỔNG 120933

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí (2015) Tại thành phố Uông Bí, rác thải sinh hoạt được phát sinh từ 4 nguồn là khu dân cư (là nguồn phát sinh chính, chiếm lượng rác chủ yếu của thành phố); bệnh viện (bệnh viện Nam Thụy Điển, trung tâm ý tế thành phố, các trạm xá phường ....); chợ (chợ Trung tâm Uông Bí, chợ Chiều....), cơ quan, trường học (đại học Hạ Long, đại học Ngoại Thương cơ sở 2, THPT Uông Bí, THPT Hồng Đức....)... Và còn phải kể đến các khu vui chơi giải trí, các địa điểm công cộng cũng là một trong những nguồn phát sinh rác thải khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thành phố cụ thể như sau:

Hình 4.2. Nguồn phát sinh chất thải tại thành phố Uông Bí

Bệnh viện

Cơ quan, trường học

Chợ, cơ sở SX, KD, Khu dân cư

Chất thải sinh hoạt

Dân số thành phố chủ yếu nằm ở vùng trung tâm (chiếm tới hơn 50% số phường xã) với lượng rác thải sinh hoạt lớn. Rác thải ở đây chủ yếu là rác thải hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại rau quả. Còn rác thải vô cơ chủ yếu là các loại túi nilon, bao bì đựng hàng hóa các loại, chai lọ, thủy tinh vỡ...

Trên địa bàn thành phố có khoảng 50% các hộ dân nơi đây sử dụng gas để nấu ăn. Tuy nhiên, các hộ này vẫn sử dụng thêm than để đun nhất là vào mùa đông. Vì vậy, thành phần chất thải rắn thải ra từ việc nấu nướng của người dân là đáng kể.

Theo điều tra thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng rác.

- Rác chợ, dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất

Trên địa bàn thành phố có 2 chợ lớn là chợ Trung tâm Uông Bí, chợ chiều và còn nhiều chợ nhỏ nằm ở các phường, xã cùng với khoảng 200 – 300 cơ sở kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn phục vụ ăn uống. Tất cả đều phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân trong thành phố nên thành phần rác thải tại các chợ này chủ yếu là thành phần hữu cơ dễ phân hủy như các loại rau, củ, quả, xương động vật...và chất vô cơ như các loại bao bìm túi nilon có thành phần plastic...

- Rác thải từ bệnh viện

Rác thải y tế từ bệnh viện chiếm không đáng kể trong tổng lượng rác thải. Nó xuất phát chính từ bệnh viện thành phố là bệnh viện Nam Thụy Điển với loại rác chủ yếu là các loại bông gạc, nẹp, bơm kim tiêm, tổ chức mô bị cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ các bệnh xá, vỏ chai lọ đựng thuốc... Tuy nhiên rác thải y tế là loại rác thải nguy hai nên đã được xử lý bằng phương pháp riêng mà không thu gom tập trung với rác sinh hoạt.

- Rác thải từ các trường học, cơ quan, công ty và nơi công cộng

Thành phố Uông Bí với lượng lớn các trường học, công ty và nơi công cộng tuy nhiên lượng rác thải ra ở đây thì không đáng kể. Ở các khu vực này, rác thải chủ yếu là các loại chất hữu cơ như giấy, bao bì các loại và túi nilon do tính chất khu vực.

4.2.2. Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh

trung chủ yếu nghiên cứu rác thải phát sinh ở hộ gia đình. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình được tiến hành đo đạc trực tiếp. Các số liệu về rác thải sinh hoạt phát sinh tại các bệnh viện, cơ quan trường học, chợ và các tụ điểm công cộng được cung cấp bởi Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí.

4.2.2.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Uông Bí

Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Uông Bí theo thống kê của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí được trình bày dưới Bảng (4.3).

Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí từ 2013 đến 2015 Tháng Năm 2013 (tấn/ngày) Năm 2014 (tấn/ngày) Năm 2015 (tấn/ngày) 1 66,176 67,586 71,681 2 67,025 68,994 74,314 3 67,247 70,126 74,955 4 66,598 70,485 73,298 5 65,992 69,821 73,466 6 66,112 69,165 72,882 7 66,542 70,06 73,154 8 65,168 69,012 72,319 9 66,964 69,541 72,583 10 66,035 69,685 73,224 11 65,235 68,235 73,347 12 66,446 69,125 72,596 Trung bình 65,144 69,541 73,261

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trinh đô thị Uông Bí (2015) Qua thống kê cho thấy, lượng RTSH bình quân của thành phố Uông Bí có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2013, lượng rác thải bình quân là hơn 65 tấn/ngày thì tới năm 2015 đã tăng lên tới trên 73 tấn/ngày. Riêng trong từng năm thì lượng rác bình quân tháng không có khác nhau đáng kể. Lớn nhất hầu như vào các tháng 2, tháng 3 và tháng 4 ở cả 3 năm 2013, 2014 và 2015. Đây là khoảng thời gian mùa đông, xuân thời tiết lạnh, người dân thường sử dụng thêm bếp than để tiết kiệm và thời gian này cũng là khoảng thời gian tết nguyên đán cùng vô số các lễ hội lớn nên nhu cầu trao đổi, tiêu dùng của người dân cũng cao. Điều này khiến cho lượng RTSH phát sinh cũng tăng theo.

Bảng 4.4. Khối lượng RTSH trên địa bàn thành phố Uông Bí theo phân theo các nguồn thải Nguồn gốc phát sinh Thành phần Tỷ lệ (%) Khối lượng (Tấn /ngày)

RTSH từ hộ gia đình Rau quả, củ thừa và hư hỏng, thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ, thủy tinh, chất dẻo 77,12 56,341 Rác thải từ các chợ, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Rau, củ, quả thừa, hư hỏng, thực phẩm

hỏng, nilon... 10,95 8,17

Rác thải từ bệnh viện Bông băng, kim tiêm…. 2,14 1,57

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty và nơi công cộng

Giấy vụn, bút,cành cây ...

4,31 3,16

Các loại rác khác… 5,48 4,02

Tổng 100 73,261

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trinh đô thị Uông Bí (2015) Kết quả Bảng 4.4 cho thấy, rác từ khu dân cư chủ yếu là phát sinh ở các hộ gia đình (chiếm 77,12%). Theo số liệu thống kê, thành phố Uông Bí bao gồm 11 phường xã, dân số toàn thành phố là 120.933 người, do đó rác thải từ nguồn này tương đối lớn. Thành phố Uông Bí cũng là trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, với hơn 50% số phường xã nằm ở khu vực trung tâm đông đúc, tập trung nhiều các chợ và cơ sở sản xuất, kinh doanh do đó đây cũng là các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tương đối lớn (chiếm 10,95 %). Các nguồn còn lại chiềm khối lượng nhỏ, không đáng kể so với tổng lượng rác thải thành phố.

4.2.2.2. Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư

Do nhu cầu sinh hoạt của mỗi người khác nhau cũng như do các tiêu chí (đặc thù nghề ngiệp, thu nhập, trình độ...) khác nhau nên lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình luôn khác nhau và có sự biến động. Vì vậy, để có thể ước tính được lượng RTSH phát sinh trong một ngày chúng ta phải tiến hành cân rác tại các hộ gia đình trên toàn địa bàn TP Uông Bí. Nhưng do thời gian thực hiện khóa luận có hạn nên chỉ tiến hành điều tra tại 3 phường, bao gồm:

- Phường Quang Trung (đại diện cho khu dân cư vùng trung tâm, dân số 21009 người). Đây là trung tâm của thành phố với nhiều cơ quan nhà nước, trường học đồng thời là nơi tập trung của các chợ lớn và cơ sở kinh doanh.

- Phường Vàng Danh (đại diện cho khu dân cư vùng công nghiệp, dân số 16152 người). Là vùng trọng điểm cho ngành công nghiệp khai thác than của thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh, nơi đây có số dân lớn thứ hai của thành phố với hơn 16 nghìn người.

- Phường Phương Nam (đại diện cho khu dân cư vùng nông nghiệp, dân sô 13266 người). Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của địa phương, đa dạng các ngành nghề như trồng lúa, hoa màu, trồng và khai thác đánh bắt thủy hải sản trên diện tích rộng.

Theo kết quả tính toán để đảm bảo tính đại diện, mỗi phường lấy ngẫu nhiên 33 phiếu, phân bố số phiếu đồng đều đồng thời phân rõ ra 3 tiêu chí hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo trên địa bàn 3 phường nghiên cứu (đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu). Lượng chất thải phát sinh được tiến hành bằng phương pháp khối lượng (cân trực tiếp).

Hình (4.3) thể hiện biến động về tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt của 3 phường được nghiên cứu.

Hình 4.3. Hệ số phát sinh rác thải theo từng phường

Theo hình (4.3) Tỷ lệ phát sinh CTR tại các khu vực khảo sát đều có sự biến động lớn. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các phường Phương Nam, Vàng Danh và Quang Trung lần lượt dao động trong khoảng 0,25-0,67 kg/người/ngày

(trung bình 0,46), 0,29-0,80 kg/người/ngày (trung bình 0,64), 0,33- 0,90kg/người/ngày (trung bình 0,67). Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phát sinh CTR giữa các khu vực nghiên cứu. Cụ thể, phường Phương Nam (đại diện cho khu vực nông nghiệp) có tỷ lệ phát sinh CTR nhỏ hơn so với 2 phường còn lại và không có sự khác biệt về tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt giữa 2 phường Vàng Danh (đại diện cho khu vực công nghiệp) và phường Quang Trung (đại diện cho khu vực trung tâm thành phố). Nguyên nhân về sự khác biệt này có thể đến từ phương thức quản lý rác thải tại các hộ gia đình trong mỗi khu vực. Tại khu vực nông thôn CTR hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ rau củ...có thể được đem tận dụng cho chăn nuôi tại hộ gia đình, qua đó làm giảm lượng rác thải. Lượng CTR phát sinh tính trên người theo ngày là không có sự khác nhau đáng kể ở các phường nằm trong khu trung tâm và các phường có hoạt động công nghiệp chủ yếu (0.64 kg/người/ngày đối với khu vực công nghiệp và 0.67 kg/người/ngày đối với khu vực trung tâm) và cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn (phát sinh trung bình 0.46 kg/người/ngày). Điều này có liên quan đến mật độ dân cư cũng như mức độ giàu nghèo. Ở các khu vực công nghiệp phát triển và khu trung tâm dân cứ tập trung đông đúc với mật độ cao. Dân cư ở khu vực này có thu nhập ổn định, sống nhờ vào việc buôn bán tại các chợ và các loại hình dịch vụ, công nghiệp. Dân số các khu vực này đa phần là dân số trẻ việc tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, và các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt gia đình lớn do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày cao hơn nhiều so với các khu vực tập trung ít dân cư như các khu vực sản xuất nông nghiệp.

Từ tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tại 3 phường nghiên cứu ta có thể tính được tỷ lệ phát sinh chất thải rắn trung bình của thành phố là 0,55 (kg/người/ngày). Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011 thì chất tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 1kg/người/ngày (2011), vì vậy với tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong phường như trên vẫn thấp hơn so với giá trị bình quân tại các đô thị nước ta. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Uông Bí cũng thấp hơn so với tỷ lệ phát sinh của thành phố loại 2 (0,72 kg/người/ngày).

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng thu nhập của hộ gia đình cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ phát sinh rác thải. Sự biến động về tỷ lệ phát sinh rác thải tại 3 nhóm hộ Giàu – Trung Bình – Nghèo (phân chia theo tiêu chí đánh giá của thành phố Uông Bí) tại các phường được thể hiện qua hình (4.4),( 4.5),( 4.6). Số liệu đo

đạc được tại từng phường đều cho kết quả tương đồng khi nhận thấy tỷ lệ phát sinh CTR tại hộ nghèo đều ở mức thấp, trong khi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ giàu và trung bình. Xét về tổng thể cả 3 phường nghiên cứu,các hộ thuộc nhóm hộ nghèo có tỷ lệ phát sinh rác thải trung bình là 0,28 kg/người/ngày, thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ giàu và trung bình (tỷ lệ phát thải trung bình lần lượt là 0,64 và 0,61 kg/người/ngày), (hình 4.7).

Hình 4.4. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Phương Nam phường Phương Nam

Hình 4.5. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Quang Trung phường Quang Trung

Hình 4.6. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Vàng Danh phường Vàng Danh

Hình 4.7. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại cả 3 phường nghiên cứu phường nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 56)